K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2018
 
  Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau. Bao gồm quần xã và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc điểm

- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể được điều chỉnh ở mức cân bằng phù hợp với điều kiện môi trường sống khi mức sinh sản bằng mức tử vong cộng với phát tán.

- Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng lí thuyết do:Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn và điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...).

- Gồm các đặc trưng về phân loại loài và phân bố cá thể trong không gian.

- Các mỗi quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) và các mỗi quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh…)

- Có 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Các kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) và hệ sinh thái nhân tạo.

- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là sử dụng vừa phải, không khai thác quá mức đồng thời cải tạo tài nguyên thiên nhiên và tìm thay thế các nguồn tài nguyên khác.

17 tháng 6 2017

Bài 4: Giair nhanh thôi

Quần thể 1: Nếu cân bằng thì p2 q2 = \left ( \frac{2pq}{2} \right )^2 =>1 x 0 =\left ( \frac{0}{2}\right )^2 => quần thể cân bằng.

Quần thể 2: Nếu cân bằng thì p2 q2 = \left ( \frac{2pq}{2} \right )^2 =>0 x 0 ≠ \left ( \frac{1}{2}\right )^2 => quần thể không cân bằng.

Quần thể 3: Nếu cân bằng thì p2 q2 = \left ( \frac{2pq}{2} \right )^2 =>0 x 1 = \left ( \frac{0}{2}\right )^2 => quần thể cân bằng.

Quần thể 4: Nếu cân bằng thì p2 q2 = \left ( \frac{2pq}{2} \right )^2 =>0,2 x 0,3 = \left ( \frac{0.5}{2}\right )^2=> quần thể không cân bằng.

17 tháng 6 2017

Dài v~

Bài 1: Giải:

Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau (Với n=3)

Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là:

Aa =\left ( \frac{1}{2} \right )^n = \left ( \frac{1}{2} \right )^3= 0,125

Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là:

AA = aa = \frac{1- \left ( \frac{1}{2}\right )^n}{2}= \frac{1- \left ( \frac{1}{2}\right )^3}{2}= = 0,4375

Bài 1.Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ănBài 2. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.Bài 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.Bài 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.B. Năng suất của...
Đọc tiếp

Bài 1.Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn

Bài 2. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.

Bài 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.

Bài 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.

B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Mức độ dinh dưỡng ở tìm bậc và toàn bộ quần xã.

D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Bài 5: Mã di truyền có các đặc điểm gì ?

Bài 6:Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.

Bài 7:

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là

A. tháo xoắn phân tử ADN.

B. bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN.

C. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

D. cả A, B, C.

20
4 tháng 7 2016

Bài 1:

- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.

Ví dụ: cỏ —> thỏ—»cáo

- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.

Có hai loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cây ngô -» sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —» diều hâu.

Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.

Ví dụ: Lá, cành cây khô —» mối -» nhện —> thằn lằn.

4 tháng 7 2016

Bài 2 :

- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ):

+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.

+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất.

- Vi dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):

+  Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả.

+  Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun.

+  Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...

-  Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):

+  Sinh vật sản xuất: cây lúa.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp. chuột.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.

+  Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất.

10 tháng 5 2016

-Quan hệ sinh thái giữa các cá thể khác loài: chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng và nơi ở. Đặc điểm của các mối quan hệ này là hỗ trợ hoăc đối địch. Quan hệ hỗ trợ có quan hệ cộng sinh như hải quỳ và tôm kí cư; quan hệ hợp tác như nhạn biển và cò; quan hệ hội sinh như sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến.
-Quan hệ đối địch bao gồm quan hệ cạnh tranh về nơi ở và thức ăn như quan hệ cỏ dại với cây trồng, quan hệ giữa vật ăn thịt với con mồi như chó sói và thỏ, quan hệ kí sinh và vật chủ như quan hệ chấy rận với động vật và người.
 Các mối quan hệ này đã có tác động lớn trong việc hình thành các chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã, các bậc dinh dưỡng trong quần xã. Chúng thể hiện rõ trong diễn thế sinh thái. Khi nhân tố sinh thái của môi trường thay đổi dẫn đến kết quả là loài nào thích nghi được, cạnh tranh được thì loài ấy tồn tại, loài kia không thích ứng được thì bị đào thải, dẫn tới quần xã sinh vật này thay thế quần xã sinh vật khác.

23 tháng 7 2019

Đáp án C

1. Quần xã càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn. à sai

2. Ở các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài ưu thế. à đúng

3. Loài chủ chốt thường là sinh vật ăn thịt đầu bảng. à đúng

4. Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó. à đúng

5. Mức đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt và mức độ thay đổi của môi trường vô sinh. à đúng

27 tháng 4 2017
Trả lời:

Bảng 35.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật

Nhân tố sinh thái (đơn vị)

Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái

Dụng cụ đo

Nhiệt độ môi trường

(°C)

Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và trao đổi năng lượng, khả năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Nhiệt kế.

Ánh sáng (lux)

Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật.

Máy đo cường độ, thành phần quang phổ của ánh sáng.


26 tháng 4 2017

Nhân tố sinh thái (đơn vị)

Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái

Dụng cụ đo

Nhiệt độ môi trường

(°C)

Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và trao đổi năng lượng, khả năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Nhiệt kế.

Ánh sáng (lux)

Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật.

Máy đo cường độ, thành phần quang phổ của ánh sáng.

1 tháng 11 2016

- A1 với B3

- A2 với B2

- A3 với B4

- A4 với B1,B2

3 tháng 11 2016

thanks

14 tháng 12 2015

Quần thể là tập hợp các sinh vật cùng loài nên mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong quần thể là mối quan hệ cùng loài, gồm có:

-        Quan hệ hỗ trợ cùng loài: các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như kiếm thức ăn, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù, sinh sản… Ví dụ: hiện tượng mọc liền rễ ở cây thông, tre mọc thành bụi giúp chống chịu gió bão, bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn,…. gọi là hiệu quả nhóm. Quan hệ hỗ trợ cùng loài giúp cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản cảu các cá thể trong quần thể.

-        Quan hệ đối kháng (cạnh tranh) cùng loài: khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho tất cả các cá thể dẫn đến hiện tượng các cá thể cạnh tranh nhau về nơi ở, nguồn thức ăn, bạn kết đôi trong mùa sinh sản,…Ví dụ: các cây trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng, nguồn dinh dưỡng à hiện tượng tự tỉa thưa. Các con vật cạnh tranh nhau về thức ăn, tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sản à đánh nhau, dọa nạt nhau, ăn thịt nhau,… Quan hệ cạnh tranh cùng loài giúp duy trì số lượng và mật độ cá thể trong quần thể một cách phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài.

Quần xã là tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã bao gồm cả mối quan hệ cùng loài và mối quan hệ khác loài:

-        Quan hệ hỗ trợ khác loài: là quan hệ mang lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài:

+ quan hệ cộng sinh: VD: nấm, vi khuẩn, tảo cộng sinh trong địa y, vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu,..

+ quan hệ hợp tác: chim sáo và trâu rừng,..

+  quan hệ hội sinh: rêu sống bám trên thân cây cổ thụ, phong lam sống bám trên cây rừng,..

-        Quan hệ đối kháng khác loài: là quan hệ mà ít nhất một bên hại, bên kia có thể có lợi, có hại hoặc không ảnh hưởng gì.

+ quan hệ cạnh tranh: cỏ và lúa cạnh tranh nhau ánh sáng, nước, dinh dưỡng, hổ và báo cạnh tranh nhau con mồi,..

+ quan hệ ức chế-cảm nhiễm: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá,

+quan hệ kí sinh: dây tơ hồng kí sinh trên cây nhãn, giun kí sinh trong ruột người.

+ quan hệ vật ăn thịt-con mồi: hổ - linh dương,..

14 tháng 12 2015

sai ko dung quy dinh

 

4 tháng 2 2019

Đáp án cần chọn là: D

Các nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể là (1) (2) (3) (4)

Các nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể là (5)

27 tháng 4 2017

Bài 4. Hãy điền tiếp vào bảng 35.2 những đặc điểm của thực vật do tác động của ánh sáng và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.

Bảng 35.2. Tác động của ánh sáng tới thực vật

Tác động của ánh sáng

Đặc điểm cùa thực vật

Ý nghĩa sinh thái của đặc điểm

Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc

....

...

Ánh sáng yếu. ở dưới bóng cây khác

...

...

Ánh sáng chiếu nhiều về một phía của cây

...

...

Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hổ ao

...

...

Trả lời:

Tác động của ánh sáng

Biến đổi của thực vật

Ý nghĩa của sự biến dổi đó

Ánh sáng mạnh ở nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc

Cây ưa sáng. Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng. Lá cậy nhỏ, màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất. Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

Cây thích nghi theo hưởng giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, lá cây không bị đốt nóng quá mức và mất nước.

Ánh sáng yếu ở dưới bóng cây khác

Cây ưa bóng ở dưới tán các cây khác. Thân nhỏ. Lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển. Các lá xếp xen kẽ nhau và nẳm ngang so với mặt đất.

Cây ưa bóng có khả năng quang hợp dưới ánh sáng yếu, khi đó cường độ hô hấp cùa cây yếu.

Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp.

Ánh sáng chiếu nhiều về một phía cùa củy

Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng.

Tán lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng.

Tác động cua ánh sáng

Biến đổi của thực vật

Ý nghĩa của sự biến đổi đó

Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hồ ao

Lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở hai mặt lá.

Tăng cường khả năng thu nhận ánh sáng cho quang hợp.

26 tháng 4 2017

Trả lời:

Tác động của ánh sáng

Biến đổi của thực vật

Ý nghĩa của sự biến dổi đó

Ánh sáng mạnh ở nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc

Cây ưa sáng. Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng. Lá cậy nhỏ, màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất. Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

Cây thích nghi theo hưởng giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, lá cây không bị đốt nóng quá mức và mất nước.

Ánh sáng yếu ở dưới bóng cây khác

Cây ưa bóng ở dưới tán các cây khác. Thân nhỏ. Lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển. Các lá xếp xen kẽ nhau và nẳm ngang so với mặt đất.

Cây ưa bóng có khả năng quang hợp dưới ánh sáng yếu, khi đó cường độ hô hấp cùa cây yếu.

Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp.

Ánh sáng chiếu nhiều về một phía cùa củy

Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng.

Tán lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng.

Tác động cua ánh sáng

Biến đổi của thực vật

Ý nghĩa của sự biến đổi đó

Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hồ ao

Lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở hai mặt lá.

Tăng cường khả năng thu nhận ánh sáng cho quang hợp.