Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Số từ trong bài thơ trên là: Một, hai, ba, bốn, năm
- Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh. Là số từ biểu thị số lượng sự vật (một, hai, ba) đứng trước danh từ.
- Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm. Là số từ biểu thị thứ tự (bốn, năm) đứng sau danh từ
- Ý nghĩa: các số từ trên có ý nghĩa diễn tả thời gian dài trong một đêm không ngủ của tác giả Hồ Chí Minh, đó là sự thao thức trằn trọc lo cho cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
Các dấu chấm lửng trên dòng thơ như nơi trú ngụ của tâm hồn, như làm cho đêm tối trong chốn tù ngục dài lê thê, nói lên tâm trạng thao thức của nhà thơ một đêm dài trong ngục tối. Chữ “trằn trọc, băn khoăn” dịch từ chữ “triển chuyển, bồi hồi” trong câu thơ chữ Hán, có nghĩa là thao thức, băn khoăn, bồn chồn lo nghĩ không yên dạ. Thời gian cứ trôi đi từ canh này qua canh khác mà nhà thơ vẫn thao thứ
Dấu chấm lửng được sử dụng 3 lần trong bài thơ có tác dụng tạo nên một khoảng lặng nhằm làm giãn nhịp cho câu thơ. Các dấu chấm lửng còn có tác dụng tô đậm vào bước đi chậm chạp của thời gian từ đó cho người đọc thấy được sự thao thức ko ngủ được của Bác trong một đêm dài đằng đẵng...
Chân, Tay, Tai, Miệng và tôi - Mắt, từ xưa vẫn sống chung hoà thuận với nhau, không bao giờ tranh cãi hay tị nạnh điều gì. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ và sống có ích. Nhưng có một chuyện xảy ra làm tôi vô cùng ân hận.
Là cô gái duy nhất trong nhà, tôi cũng hay đỏm dáng với hàng mi cong nên được nhiều người khen ngợi. Nhưng phải hiểu công việc tôi làm mới thấy hết được nỗi vất vả- Tôi thường được gọi là cửa sổ tâm hồn, là nơi con người thu nhận mọi hình ảnh của thế giới. Một ngày, ngoài những giây phút ngắn ngủi được nghỉ ngơi, tôi lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Có nhiều lúc tôi cảm thấy căng thẳng. Tôi vốn là cô bé mỏng manh, dễ bị tổn thương nên khi có hạt bụi nhỏ bay vào cũng làm tôi đau. Có vật gì cứng rơi vào thì ngay lập tức tôi bị ốm. Tôi tự nhủ công việc của mình thật nặng nhọc. Mà không chỉ tôi, cậu Tay, cậu Chân cũng vậy. Ngày nào hai cậu cũng hoạt động hết công suất. Công việc cứ nối tiếp công việc, đến cuối ngày hai cậu mỏi nhừ. Với những người làm công sở thì Tay và Chân đỡ vất vả. Nhưng với những ai lao động lam lũ suốt ngày không quản nắng mưa như bác nông dân, chú thợ xây hay chị lao công thì hai cậu cứ quần quật từ mờ sáng đến tối mịt luôn. Thỉnh thoảng tối tối, chúng tôi có đến thăm nhau nhưng mới nói được mấy câu, Mắt tôi đã muốn khép lại, hai cậu Tay, Chân cũng muốn duỗi ra chẳng buồn trò chuyện. Hàng xóm của chúng tôi là bác Tai điềm tĩnh. Cả ngày bác không nói câu gì, chỉ chăm chú vào công việc. Bởi công việc của bác cũng rất vất vả. Tuy không hoạt động nhiều như tôi, mất sức như cậu Tay, cậu Chân nhưng có khi bác đau hết mình mẩy vì phải nghe những lời lẽ không hay, thô tục... Những lúc nhu thế bác mệt mỏi, nằm nghỉ ở nhà không thiết tha nghe hát nữa...
Bỗng một ngày tôi nhận thấy, chúng tôi làm việc quá nhiều mà lão Miệng thì quá an nhàn. Suốt ngày lão chỉ chơi thong dong, chờ chúng tôi làm việc, đến giờ cơm lão lại là người hưởng thụ. Cực nhọc là thế mà chúng tôi đâu được biết đến thứ ngon của lạ nào, đâu biết cái gì ngọt bùi ngon lành. Tất cả mọi thứ làm ra lão hưởng hết. Tôi tức giận lắm, rủ cậu Tay cậu Chân, bác Tai đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa, lão tự làm tự sống Lão Miệng bất ngờ lắm. Nói xong chúng tôi bỏ ra về, để lại mình lão thơ thẩn như vẫn không tin vào những điều chúng tôi vừa tuyên bố.
Từ hôm đó, chúng tôi không làm gì nữa. Tôi chỉ ngồi chơi mà không hoạt động. Cậu Tay, cậu Chân cũng không buồn làm việc. Bác Tai ngày cũng như đêm chỉ nằm yên trên giường nghe nhạc mà bác thích.... Cứ như thế được một hôm, hai hôm rồi ba hôm chúng tôi bỗng thấy mỏi mệt rã rời. Ai cũng thấy trong người không được khoẻ, như muốn lăn đùng ra ốm vậy. Tôi không còn làm điệu hay duyên dáng nữa, ngày hay đêm đều thấy lờ đờ không rõ. Hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mả không ngủ được. Cậu Tay, cậu Chân không hoạt bát nhanh nhẹn, chạy nhảy như thường ngày mà lừ đừ không buồn cất mình lên. Bác Tai đến lúc này cũng không nghe hò hát nữa bởi nghe gì cũng không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Chúng tôi ở trong hoàn cảnh éo le ấy suốt một tuần. Đến ngày thứ bảy, chúng tôi thấy không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa, phải chấm dứt ngay nếu không cả bọn sẽ chết. Tôi tìm đến cậu Tay, cậu Chân, bác Tai bàn cách. Tôi nhận ra là mình đã sai. Chính tôi là kẻ đã gây ra chuyện này, tự dưng bắt bẻ lão Miệng. Tôi không biết rằng lão cũng có công việc của mình, tuy đơn giản là nhai thôi nhưng quan trọng không kém công việc của chúng tôi. Không có lão chúng tôi không thể có năng lượng để làm việc. Thế là cả bọn chạy vội đến nhà lão Miệng. Lão cũng như chúng tôi, nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang không buồn nhếch mép. Thấy chúng tôi đến, lão mừng lắm. Có lẽ lão đợi chúng tôi từ lâu lắm rồi. Hai cậu Tay và Chân vội vàng tìm thức ăn cho lão. Lão ăn xong, dần dần tỉnh lại Chúng tôi cũng thấy sảng khoái trong người, sung sướng như sắp bị tử thân mang đi nhưng vì còn luyến tiếc trần gian mà được ở lại. Mọi người lại thân thiện với nhau, sống hòa hợp như ngày nào. Riêng tôi vì xấu hổ với bác Tai, cậu Tay cậu Chân và nhất là với lão Miệng mà từ đó trở đi càng chăm chỉ làm việc hơn.
Qua chuyện này tôi thấy mình lớn hơn và bớt đỏm dáng. Cũng từ chuyện này tôi tự rút ra cho mình bài học. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại được một mình mà phải nương tựa vào nhau mà sống. Không ai là thừa hay vô ích cả, tùy theo năng lực bản thân mà họ làm những công việc thích hợp. Nếu hiểu nhau, biết đoàn kết bên nhau, tôn trọng nhau thì công sức của mọi người sẽ được góp lại thành sức mạnh to lớn.
Câu chuyên của cô Mắt tôi là như vậy đấy. Các bạn đừng bao giờ như tôi nhé.Vì ích kỉ, các bạn sẽ chẳng bao giờ được thanh thản mà đôi khi còn làm cho người xung quanh bị tổn thương nữa.
Chân, Tay, Tai, Miệng và tôi - Mắt, từ xưa vẫn sống chung hoà thuận với nhau, không bao giờ tranh cãi hay tị nạnh điều gì. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ và sống có ích. Nhưng có một chuyện xảy ra làm tôi vô cùng ân hận.
Là cô gái duy nhất trong nhà, tôi cũng hay đỏm dáng với hàng mi cong nên được nhiều người khen ngợi. Nhưng phải hiểu công việc tôi làm mới thấy hết được nỗi vất vả- Tôi thường được gọi là cửa sổ tâm hồn, là nơi con người thu nhận mọi hình ảnh của thế giới. Một ngày, ngoài những giây phút ngắn ngủi được nghỉ ngơi, tôi lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Có nhiều lúc tôi cảm thấy căng thẳng. Tôi vốn là cô bé mỏng manh, dễ bị tổn thương nên khi có hạt bụi nhỏ bay vào cũng làm tôi đau. Có vật gì cứng rơi vào thì ngay lập tức tôi bị ốm. Tôi tự nhủ công việc của mình thật nặng nhọc. Mà không chỉ tôi, cậu Tay, cậu Chân cũng vậy. Ngày nào hai cậu cũng hoạt động hết công suất. Công việc cứ nối tiếp công việc, đến cuối ngày hai cậu mỏi nhừ. Với những người làm công sở thì Tay và Chân đỡ vất vả. Nhưng với những ai lao động lam lũ suốt ngày không quản nắng mưa như bác nông dân, chú thợ xây hay chị lao công thì hai cậu cứ quần quật từ mờ sáng đến tối mịt luôn. Thỉnh thoảng tối tối, chúng tôi có đến thăm nhau nhưng mới nói được mấy câu, Mắt tôi đã muốn khép lại, hai cậu Tay, Chân cũng muốn duỗi ra chẳng buồn trò chuyện. Hàng xóm của chúng tôi là bác Tai điềm tĩnh. Cả ngày bác không nói câu gì, chỉ chăm chú vào công việc. Bởi công việc của bác cũng rất vất vả. Tuy không hoạt động nhiều như tôi, mất sức như cậu Tay, cậu Chân nhưng có khi bác đau hết mình mẩy vì phải nghe những lời lẽ không hay, thô tục... Những lúc nhu thế bác mệt mỏi, nằm nghỉ ở nhà không thiết tha nghe hát nữa...
Bỗng một ngày tôi nhận thấy, chúng tôi làm việc quá nhiều mà lão Miệng thì quá an nhàn. Suốt ngày lão chỉ chơi thong dong, chờ chúng tôi làm việc, đến giờ cơm lão lại là người hưởng thụ. Cực nhọc là thế mà chúng tôi đâu được biết đến thứ ngon của lạ nào, đâu biết cái gì ngọt bùi ngon lành. Tất cả mọi thứ làm ra lão hưởng hết. Tôi tức giận lắm, rủ cậu Tay cậu Chân, bác Tai đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa, lão tự làm tự sống Lão Miệng bất ngờ lắm. Nói xong chúng tôi bỏ ra về, để lại mình lão thơ thẩn như vẫn không tin vào những điều chúng tôi vừa tuyên bố.
Từ hôm đó, chúng tôi không làm gì nữa. Tôi chỉ ngồi chơi mà không hoạt động. Cậu Tay, cậu Chân cũng không buồn làm việc. Bác Tai ngày cũng như đêm chỉ nằm yên trên giường nghe nhạc mà bác thích.... Cứ như thế được một hôm, hai hôm rồi ba hôm chúng tôi bỗng thấy mỏi mệt rã rời. Ai cũng thấy trong người không được khoẻ, như muốn lăn đùng ra ốm vậy. Tôi không còn làm điệu hay duyên dáng nữa, ngày hay đêm đều thấy lờ đờ không rõ. Hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mả không ngủ được. Cậu Tay, cậu Chân không hoạt bát nhanh nhẹn, chạy nhảy như thường ngày mà lừ đừ không buồn cất mình lên. Bác Tai đến lúc này cũng không nghe hò hát nữa bởi nghe gì cũng không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Chúng tôi ở trong hoàn cảnh éo le ấy suốt một tuần. Đến ngày thứ bảy, chúng tôi thấy không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa, phải chấm dứt ngay nếu không cả bọn sẽ chết. Tôi tìm đến cậu Tay, cậu Chân, bác Tai bàn cách. Tôi nhận ra là mình đã sai. Chính tôi là kẻ đã gây ra chuyện này, tự dưng bắt bẻ lão Miệng. Tôi không biết rằng lão cũng có công việc của mình, tuy đơn giản là nhai thôi nhưng quan trọng không kém công việc của chúng tôi. Không có lão chúng tôi không thể có năng lượng để làm việc. Thế là cả bọn chạy vội đến nhà lão Miệng. Lão cũng như chúng tôi, nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang không buồn nhếch mép. Thấy chúng tôi
đến, lão mừng lắm. Có lẽ lão đợi chúng tôi từ lâu lắm rồi. Hai cậu Tay và Chân vội vàng tìm thức ăn cho lão. Lão ăn xong, dần dần tỉnh lại Chúng tôi cũng thấy sảng khoái trong người, sung sướng như sắp bị tử thân mang đi nhưng vì còn luyến tiếc trần gian mà được ở lại. Mọi người lại thân thiện với nhau, sống hòa hợp như ngày nào. Riêng tôi vì xấu hổ với bác Tai, cậu Tay cậu Chân và nhất là với lão Miệng mà từ đó trở đi càng chăm chỉ làm việc hơn.
Qua chuyện này tôi thấy mình lớn hơn và bớt đỏm dáng. Cũng từ chuyện này tôi tự rút ra cho mình bài học. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại được một mình mà phải nương tựa vào nhau mà sống. Không ai là thừa hay vô ích cả, tùy theo năng lực bản thân mà họ làm những công việc thích hợp. Nếu hiểu nhau, biết đoàn kết bên nhau, tôn trọng nhau thì công sức của mọi người sẽ được góp lại thành sức mạnh to lớn.
Câu chuyên của cô Mắt tôi là như vậy đấy. Các bạn đừng bao giờ như tôi nhé.Vì ích kỉ, các bạn sẽ chẳng bao giờ được thanh thản mà đôi khi còn làm cho người xung quanh bị tổn thương nữa.
Các số từ trong bài thơ:
- Câu 1: một, hai, ba
- Câu 2: bốn, năm
- Câu 4: năm
- Dựa vào vị trí của số từ (đứng trước hay đứng sau danh từ chính canh và cánh)
→ Chỉ số lượng: thường trước danh từ chính
+ Chỉ thứ tự: các số từ ở dòng 3 (đứng sau danh từ chính)