Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ ngữ không phù hợp | Từ ngữ thay thế |
---|---|
Vĩ đại | Nổi tiếng |
Kiệt tác | Tác phẩm hay |
Thân xác | Thể xác |
Chẳng là gì cả | Không là gì |
Anh chàng | Nhân vật |
Cũng thế thôi mà | Cũng vậy |
Tên hàng thịt | anh hàng thịt |
b, “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”; câu đặt biệt bộc lộ cảm xúc (khác với những câu khác- tự sự)
Câu văn cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết trước đối tượng nghị luận
Những điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận:
- Chính xác đối tượng văn nghị luận, đúng phong cách
- Tránh dùng từ khuôn sáo, dùng ngôn ngữ nói
- Nên dùng từ ngữ gợi cảm, giàu hình tượng, phải hết sức thận trọng
- Sử dụng phép tu từ vựng hợp lí
a, Trong đoạn văn, người viết dùng nhiều câu kể.
+ Kiểu câu này truyền đạt nội dung thông báo mang tính tự sự, tản mạn, cung cấp thông tin cho người đọc về kiến thức, đối tượng
a, Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận: tâm hồn mang nỗi buồn nhân thế, sầu vạn kỉ, sầu vũ trụ
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tìm nhận dọc đường đi của mình dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những thứ mà thời đại đem lại.
Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…
- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:
+ Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
+ Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ
Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:
- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi
- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn
- Sửa lỗi dùng từ:
+ Nhàn rỗi → thư thái
+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ
+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý
+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao