Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ sơ đồ
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố
- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).
- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
a) Các ngành thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, đường mía, chè, cà phê, rượu, bia, nước ngọt)
- Chế biến sản phẩm chăn nuôi ( sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt)
- Chế biến thủy, hải sản (nước mắm, tôm, cá..)
b) Các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú ( từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản)
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước)
- Lao động dồi dào, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cương, chính sách phát triển
a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta giai đoạn 2000-2007 (giá so sánh 1994, đơn vị : nghìn tỉ đồng)
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Giá trị sản xuất công nghiệp | 49,4 | 97,7 | 135,2 |
Nhận xét :
- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần
- Ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp ( chiếm 23,7% năm 2007)
b) Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến
Các trung tâm công nghiệp chế biên phân bố rộng khắp cả nước nhưng không đều giữa các vùng, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung
HƯỚNG DẪN
a) Vai trò của ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm
- Thông qua hoạt động chế biến, các sản phẩm nông nghiệp - thuỷ sản vừa có chất lượng cao, lại vừa dễ bảo quản, thuận tiện cho việc chuyên chở.
- Xây dựng ngành công nghiệp này đòi hỏi vốn đầu tư ít hơn nhiều so với các ngành công nghiệp nặng, vốn quay vòng lại nhanh hơn. Việc thu hồi vốn diễn ra sau một thời gian ngắn làm tăng tốc độ tích luỹ cho nền kinh tế.
- Tạo nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn.
b) Chứng minh nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông nghiệp và thuỷ sản tương đối phong phú. Nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn về cây trồng (lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả) và vật nuôi (gia súc lớn, gia súc nhỏ, gia cầm, thuỷ sản) đã được hình thành, tạo cơ sở thuận lợi, đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ thường xuyên, ổn định cho công nghiệp chế biến.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả trong nước và ngoài nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được đầu tư phát triển.
- Nguồn lao động dồi dào.
- Chính sách phát triển (công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta).
Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành những năm gần đây của vùng Đông Nam Bộ ở nước ta tăng nhanh chủ yếu do hình thành và phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Đông Nam Bộ là vùng có ưu thế phát triển dầu khí hơn hẳn các vùng khác trong cả nước => Chọn đáp án A