Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
1: Trước khi đọc bài này, em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.
* Một vài đặc điểm tiêu hiểu của xứ Huê qua tác phẩm:
- “Cố đô Huế nổi tiếng về cảnh đẹp của các lăng tẩm đền đài với những kiến trúc xưa... Huế có sông Hương núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ vù các di tích lịch sử thời nhà Nguyễn như cửa Ngọ Môn, Kì Đùi, Cung điện, Đại nội”.
* Nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
* Có các làn điệu hò nổi tiếng với nền văn hóa cung đình là sản phẩm tinh thần rất quý báu.
2: Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài văn đế thấy sự đa dạng, phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.
a) Các làn điệu dân ca Huế:
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: nào nức nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thế hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.
- Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc pỉui phách điệu Nam không vui, không buồn.
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
b) Các dụng cụ âm nhạc:
- Đàn tranh, dàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.
- Cặp sanh tiền
Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn. ”
3: Sau khi đọc văn bản trên em biết thêm gì về xứ Huế?
Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm về vùng đất Huế.
+ Nguồn gốc của một số làn điệu ca hát Huế.
+ Vẻ đẹp, phong phú đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, các ngón đàn).
4: Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
a) Ca Huế được hình thành từ đâu?
* Ca huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình (là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi cung đình, tôn miếu nên trang trọng uy nghi)
Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, điệu hò. hát lí...
b) Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng uy nghi?
* Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng uy nghi do bắt nguồn từ hai dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình như đã nói trên.
c) Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thứ tao nhã?
Nghe ca Huế là một thứ tao nhã vì
+ Các làn điệu ca Huế có lúc vui tươi, sôi nổi, có buồn, cảm xúc bâng khuâng.
+ Cách hiểu diễn trang nghiêm duvên dáng về:
- Từ nội dung, hình thức
- ca sĩ đến nhạc công,
- lời ca đến cách trang điểm,
- ăn mặc đều nhã nhặn, lịch sự.
+ Đặc điểm là cảnh đêm trăng nên sông Hương mờ ảo, lắng đọng, thời gian như ngừng lại
(3).Từ ấy chỉ việc cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai của vị quan tướng
-Nhờ vào 2 câu trên
-Chức năng ngữ pháp: Làm phụ ngữ cho từ khen
(4)Từ "thế" chỉ lệnh chia đồ chơi của mẹ
-Nhờ vào câu : Hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi
-Chức năng ngữ pháp : Phụ ngữ của cụm động từ "nghe thấy thế"
Từ "ấy" trỏ việc cưỡi ngựa một mình ,chẳng phải vịnh ai của vị quan tướng.\
Nhờ vào nội dung của văn bản.
Chức năng ngữ pháp : phụ ngữ cho động từ
Từ "thế" trỏ lời người mẹ vừa mới nói .
Nhờ vào nội dung cảu văn bản .
Chức năng ngữ pháp : dùng để trỏ hoạt động , làm phụ ngữ cho cụm từ:" vừa nghe thấy"
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
Đoạn văn trên miêu tả điều gì?
1Miêu tả tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ.
2Miêu tả người chơi đàn.
3Miêu tả tâm trạng của người nghe đàn.
4Miêu tả các loại nhạc cụ.
a + b + d)
- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
(Tú Mỡ)
Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.
- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
(Tú Mỡ)
Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần
=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,
Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá
+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :
+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ
+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng chưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Nghệ thuật : điệp từ " nghe "
Tác dụng : biểu hiện sinh động nỗi xúc động trào dâng và như sợi giây vô hình níu giữcho âmthanh tiếng gà lắng vào chiều sâu tâm linh, ngân rung nơi nỗi nhớ, xôn xao gọi về kỷ niệm êm đềm, đầmấmđãqua.Đó là một tuổi thơ mang bao nỗi niềm, đầy thân phận:thiếu mẹ, vắng cha, sống vớibà.
Câu chuyện “Đeo lục lạc cho mèo”
Một gia đình chuột đang sống trong sợ hãi khi con mèo cứ săn chúng cả ngày lẫn đêm. Mệt mỏi vì lo sợ cho cuộc sống mỗi giây, chúng đã quyết định cố gắng và nghĩ ra một kế hoạch. Sau một thời gian, một trong những con chuột trẻ đã đưa ra một ý tưởng thông minh.
Con chuột đề nghị rằng chúng sẽ buộc một cái chuông quanh cổ của con mèo, nên có thể nghe thấy khi con mèo đến gần, khi đó có thể trốn con mèo. Tất cả chuột đều đồng ý, ngoại trừ con chuột lâu đời nhất, khôn ngoan nhất. Các con chuột già cho rằng đó là một kế hoạch tốt về mặt lý thuyết, nhưng "ai sẽ là người đi đeo chuông cho mèo?"
- Bài học: Thực hiện thì lúc nào cũng quan trọng hơn ý tưởng
Ý tưởng là rất cần thiết để giải quyết vấn đề, nhưng cần thiết hơn là biết cách thực hiện. Khi bạn tưởng tượng ra một ý tưởng cho công việc hay cái gì khác, phải luôn luôn biết cách thực hiện trước khi đưa ra ý kiến. Nếu không có cách nào tốt để thực hiện ý tưởng đó, thì phải xin lời khuyên, đừng bao giờ khoe khoang ý tưởng của bạn cho đến khi thực sự sẵn sàng cho lúc bắt đầu.
Kết bài: Đó là buổi khai giảng đáng nhớ nhất của em trong 6 lần dự lễ khai giảng. Ngày khai giảng lần thứ 6 nó thực sự là một buổi khai giảng đầy kỉ niệm, kỉ niệm của em khi mới bước chân vào 1 ngôi trường mới. Nơi mà em sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.
E thay đổi 1 xưng hô và cái 6 lần dự lễ khai giảng đi nhé thay đổi theo bài của em. Chúc em học tốt!
Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt.
Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruông, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có 1 đường gân lá nằm ở giữa, 2 bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài. Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả 1 buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng,sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.
Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cai tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột…Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất.
Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem rấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người giả và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quí thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân giã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là 1 trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.
Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò…lá chuối khô có thể dùng lầm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon. Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mồng 1, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê
Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông 1 lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gẫy.
Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng. Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ởđời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sông nông thôn, với đất nước, dân tộc ta. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
.......................................
Bạn tham khảo rồi tự viết tiếp nha!
Đáp án: B