Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 3:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu |
Sử học | Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên,… đặc biệt là bộ sử kí bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục. |
Địa lí | Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,… |
Quân sự | Tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ,… |
Y học | Bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,… |
Triết học | Một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn |
Kĩ thuật | Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy,… |
3)
* Bảng thống kê các thành tựu khoa học - kĩ thuật:
Lĩnh vực | Thành tựu/tác phẩm |
Lịch sử | Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư, … |
Địa lý | Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ. |
Quân sự | Binh thư yếu lược; chế tạo súng thần cơ và đóng các tàu chiến có lầu. |
Chính trị | Thiên Nam dư hạ |
Toán học | Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu). |
tham khảo
Văn học:
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
- Văn học chữ Nôm rất phát triển với nhiều thể loại: thơ, truyện.
+ Nội dung sáng tác: viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát.
+ Nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn..
Bổ sung ý 1: Giai đoạn thế kỉ XVI - XVIII văn học chữ Nôm phát triển mạnh vì đây là thời kì Nho giáo có địa vị cao, thậm chí giữ địa vị độc tôn, chữ Nôm được các triều đại phong kiến khuyến khích sử dụng. (Lê, Mạc,...).
Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.
+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.
+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.
* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:
-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.
* Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.
Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú. v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Văn thơ phát triển đến mức, cuối thế kỉ XIV, Trần Nguyên Đán đã thốt lên :
Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,
Thợ thuyền, thư lại cũng hay tlrơ.
{Thơ văn Lý - Trần)
Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.
* Nghệ thuật
Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới. Trong các thế kỉ X- XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều. Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hổ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá) được xây dựng và trở thành một điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta. Ở phía nam, nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.
Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bỏng cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.
Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
Văn bia Sùng Thiện diên linh (ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp... Làn nước rung rinh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi... lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt... Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong...”
Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v... Các na;hệ nhấn sáng tác nhiều bản nhạc đế tấu hát trong các buổi lễ hội.
Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ờ khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu...
TK
1. Giáo dục
Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
- Nhà Mạc: tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội để tuyển chọn nhân tài.
- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.
- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
* Nhận xét:
- Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
- Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, vẫn học sách Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
Mục 2
2. Văn học
- Nho giáo suy thoái:
+ Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
+ Ở Đàng Trong xuất hiện một số nhà thơ và hội thơ; các nhà nghiên cứu biên soạn, sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,... => Văn học thêm phong phú.
- Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan,...
- Văn học dân gian:
+ Nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
+ Nói lên tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống tự do, thoát khỏi những lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương, phản ánh phong tục tập quán,...
- Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:
- Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
- Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng.
- Thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latinh ghi lại giọng nói của người Việt
Lĩnh vực | Thành tựu |
Văn học | - Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “ Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”... - Văn thơ chữ Nôm xuất hiện: Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập - Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu. |
Nghệ thuật | - Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chương Quy Điền,... - Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành điển hình nghệ thuật xây thành. - Tháp Chăm được xây dựng nhiều và mang phong cách đặc sắc. - Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn, họa tiết độc đáo - Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời và ngày càng phát triển. - Âm nhạc phát triển có nhiều nhạc cụ như cơm sáo, tiêu, đàn cầm, cồng chiêng... - Múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa. |
Đáp án C