Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 8
- Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 1
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước-->giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón--.tạo thành chân bơi để đẩy nước.
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) -->khi bơi vừa thở, vừa quan sát.
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -->bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -->thuận lợi cho việc di chuyển.
* Giống:
Đều được cấu tạo từ các tế bào. Đều gồm vỏ và trụ giữa(Vỏ có biểu bì và thịt vỏ). Trụ giữa đều có các bó mạch và ruột; 1 vòng bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ.
* Khác: (Mình kẻ bảng cho dễ so sánh nha ;P)
Thân non | Rễ (Miền hút) |
Mạch rây ở ngoài, Mạch gỗ ở trong | Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp xem kẽ |
Thịt vỏ chứa chất diệp lục | Thịt vỏ không có chất diệp lục |
Không có các lông hút | Có các lông hút |
Giống : - Đều có cấu tạo từ tế bào
- Đều gồm các bộ phận : vỏ ơr ngoài và trụ giữa ở trong
- Vỏ gồm : Biểu bì và thịt vỏ
- Trụ giữa gồm : bó mạch và ruột
Khác : Rễ ( miền hút ) : - Biểu bì có lông hút
- thịt vỏ không có diệp lục
- Bó mạch có mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ
Thân non : - Biểu bì không có lông hút
- Thịt vỏ có diệp lục
-Bó mạch có mạch rây và nằm ở ngoài và mạch gỗ ở trong
Câu 1:
Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
Câu 2:
Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3:
a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P04 - 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5
Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.
b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn.
Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:
ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
Chức năng của phân tử ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.
Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não (nơi chứa thân của nơron) lên tới 2300- 2500 cm2. Hơn 2/3 bề mặt của não nằm trong các khe và rãnh. Vỏ não chỉ dày khoảng 2 -3 mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.
Các rãnh chia mỗi nửa bán cầu đại não thành các thùy. Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh; Rãnh thái dương ngăn cách thúy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương. Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
Dưới vỏ não là chất trắng, trong chứa các nhân nền( nhân dưới vỏ).
- Đại não gồm: bán cầu não trái và bán cầu não phải.
- Bề mặt của mỗi bán cầu có nhiều khúc cuộn do các khe và rãnh tạo thành.
- Mỗi bán cầu đại não có 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương.
* Cấu tạo ngoài
* Cấu tạo trong
- Chất xám:
- Chất trắng:
ở ngoài làm thành vỏ não dày 2- 3 mm, gồm 6 lớp tế bào
ở trong là các đường dẫn truyền
- Hình vẽ có trong SGK sinh học lớp 8 ý
Còn về hình dạng cấu tạo ngoài của đại não là: – Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa – Bề mặt của đại não đc phủ bởi 1 chất xám làm thành vỏ não – Bề mặt của đại não có rất nhiều nếp gấp, đó là các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt vỏ não, nơi chứa thân nơron lên tới 2300–>2500cm^2 – Hơn 2/3 diện tích bề mặt của não nằm trong các rãnh và khe. – Vỏ não chỉ dày khoảng từ 2-3 mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp – Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy. – Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh – Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương – Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não – Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân mềm – Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não và nối 2 nửa đại não vs nhau – Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não vs các phần dưới của não và vs tủy sống – Hầu hết các đường này đều bắt chéo nhau hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống
Trả lời:
- Da khô, có vảy sừng bao bọc
=> Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
- Có cổ dài
=> Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt
=> Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên tai
=> Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
- Thân dài, đuôi rất dài
=> Động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân 5 ngón có vuốt
=> Tham gia di chuyển trên cạn
Cấu tạo ngoài :
Da khô có vảy sừng bao bọc
Mat có mi tai có màng nhỉ
Co dài linh hoạt
Co 4 chi mỗi chi 5 ngón có vuốt
Thân và đuôi dài
Y nghĩa :
Thích nghi với đời sống ở cạn
Co tập tính bò sát thân đuôi xuống đất
Là động vật biến nhiệt
Đẻ trứng thụ tinh trong
Trung có vỏ dai và nhiều noãn hoàng
Hạt trần | Hạt kín |
Không có hoa. Cơ quan sinh sản là nón | Có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa, quả |
Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở | Hạt nằm trong quả(Trước đó là noãn nằm trong bầu) |
Cơ quan sinh dưỡng: ít đa dạng | Cơ quan sinh dương phát triển đa dạng |
Mạch dẫn phát triển chưa hoàn thiện | Mạch dẫn phát triển hoàn thiện |
=> Ít tiến hoa hơn | => Tiến hóa hơn |
* Trong các đặc điểm phân biệt trên, đặc điểm có hoa của thực vật hạt kín là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất
Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm phân biệt là:
+ Cơ quan sinh dưỡng:
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
+ Cơ quan sinh sản:
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.
A)Gọi alà số tb sinh dục đực sơ khai tacó a.2n =360
Số tb tham gia tt là a(.2^n).4
Gọi x là số tinh trùng dk thụ tinh = Số hợp tử ta có x/(a.(2^n).4)= 12.5%
Theo đề x.2n =2880<=> a.(2^n).4.12.5%.2n=2880 <=>360.0.5.2^n=2880 <=> 2^n=16<=> n=4 =>2n = 8 ruồi giấm
Ta có a.2n=360=> a =45 tb
Số tb sinh tinh a.2^n =720 tb
Câu b đề sai rùi pn
Đáp án C