Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba kim loại trên.
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
2. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và cùng được nun nóng tới 100oC vào một cốc nước lạnh. Hãy so sánh nhiệt lượng do các miếng kim loại kia truyền cho nước.
A. Nhiệt lượng của ba miếng truyền cho nước bằng nhau.
B. Nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì truyền cho nước cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ của miếng đồng truyền cho nước cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
Chọn A
Vì khi thả ba miếng kim loại cùng khối lượng vào cốc nước nóng thì nhiệt độ của cốc nước cao hơn sẽ truyền sang ba miếng kim loại và cuối cùng khi nhiệt độ của ba miếng bằng nhau thì quá trình truyền nhiệt sẽ dừng lại.
Chọn B
Vì nhiệt lượng do 3 miếng kim loại tỏa ra là: Qtỏa = m. c.Δt mà chúng có cùng khối lượng và nhiệt độ như nhau nên nhiệt dung riêng của kim loại nào lớn hơn thì nhiệt lượng của nó tỏa ra lớn hơn. Cnhôm > cđồng > cchì nên Qnhôm > Qđồng > Qchì.
A
Ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Nhiệt lượng của các miếng đồng, nhôm, chì thu vào tỉ lệ với nhiệt dung riêng mỗi chất nên c nhôm lớn nhất nên Q n lớn nhất, c chì bé nhất nên Q c bé nhất và ta có: Q n > Q đ > Q c
Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nhôm thu nhiệt nhiều nhất, miếng chì thu nhiệt ít nhất vì nhiệt dung riêng của nhôm lớn nhất, của chì bé nhất. Nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại ừên là bằng nhau.
Đáp án D
Ta có: Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại. => Nhiệt độ cuối cùng của ba miếng bằng nhau.
Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
⇒ Đáp án A