K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2023

Địa hình của Việt Nam thường được miêu tả là "núi già trẻ" vì nước ta có sự đa dạng về địa hình với sự kết hợp giữa những khu vực núi non đồi núi (núi già) và những khu vực phẳng lầy bãi (trẻ). Đây là một sự pha trộn độc đáo của các yếu tố địa chất và địa tạo, tạo ra một địa hình đa dạng và phong cảnh thiên nhiên đẹp ở Việt Nam.

- Núi già: Các vùng núi già tập trung chủ yếu ở phía bắc và phía tây bắc nước ta, như dãy Hoàng Liên Sơn (nơi có đỉnh Fansipan - núi cao nhất Đông Dương), dãy Trường Sơn, và dãy núi phía Tây. Những vùng núi này thường cao và đồi núi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác lâm sản và du lịch.

- Đồng bằng và trẻ: Các khu vực phẳng như Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long và một số vùng đồng bằng nhỏ khác có địa hình phẳng, thích hợp cho nông nghiệp và định cư. Vùng trẻ bao gồm các đồng bằng ven biển và hồ, cũng như các hệ thống sông và kênh mạch.

-> Sự kết hợp giữa núi già và đồng bằng đã tạo nên một đặc điểm địa hình đa dạng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến nền kinh tế và văn hóa của đất nước. Núi già cung cấp tài nguyên quý báu như gỗ, nước, và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, trong khi đồng bằng và vùng trẻ thích hợp cho nông nghiệp và định cư.

14 tháng 5 2021
Dài lắm ko rảnh

1) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì: 


+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao). 


+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội. 

 
13 tháng 4 2018

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, bởi vì:

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

- Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tâv Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.

10 tháng 5 2021

thx

13 tháng 10 2019

- Vì đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. Ngay ở đồng bằng châu thổ ta cũng bắt gặp các đồi núi sót nhô cao trên mặt đồng bằng (núi Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, sầm Sơn, Bà Đen, Bảy Núi,...).

- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao tự nhiên theo địa hình (đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới núi hung bình, đai ôn đới núi cao,...).

- Đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội. Vùng đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái,... nhưng đồi núi cũng có nhiều khó khăn ưu ngại về đầu tư phát triển kinh tế, về giao thông vận tải,... Do vậy miền đồi núi nước ta vẫn còn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống vất vả hơn so với các vùng khác.

2 tháng 8 2018

Miền núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng:

- Núi cao: có độ cao tuyệt đôi trên 2000 m như: đỉnh Phan-xi-păng (trên dãy Hoàng Liên Sơn) cao 3143 m, Tây Côn Lĩnh (2419 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Ngọc Linh (2598 m),...

- Núi trung bình: có độ cao tuyệt đối trung bình từ 1000 đến 2000 m như: Chí Linh (129 m), Phu Pha Phong (1587 m), Pa Luông (1880 m), Tản Viên .(1287 m),...

- Núi thấp: có độ cao tuyệt đối dưới 1000 m (chiếm nhiều) như: Chư Pha (922 m), Bà Rá (736 m), Chứa Chan (839 m),...

- Sơn nguyên: Đồng Văn, Hà Giang,...

- Cao nguyên: đá vôi ở Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La, Tà Phình, Sín Chảy), badan ở Tây Nguyên (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).

- Đồi: có nhiều ở trung du (vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng) như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,...

- Bán bình nguyên (nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng): thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.

- Địa hình cácxtơ: Thung - động cácxtơ (rìa núi Bắc Sơn), núi cácxtơ (Pu Tha Ca ở Hà Giang), sơn nguyên cácxtơ (Quản Bạ - Đồng Văn), hang động cácxtơ (động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình, động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn,...).

- Thung lũng và lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê,...

a) - Đặc điểm chung :

+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Cấu trúc địa hình khá đa dạng : Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

+ Chịu tác động mạnh mẽ của con người.

b) - Nguyên nhân : Đây là dạng địa hình chiếm tổng 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta, tạo thành hình cánh cung hướng ra biển lớn và chứa nhiều tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội.

9 tháng 2 2023

– Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc trong giai đoạn Cổ kiến tạo
– Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên , các vùng núi bị bào mòn phá huỷ bởi ngoại lực , tạo nên những bề mặt san bằng cổ thấp và thoải – Đến giai đoạn Tân kiến tạo , vận động tạo núi đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau : núi , đồi , đồng bằng , thềm lục địa . Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển theo hướng Tây Bắc – Đông nam .

11 tháng 3 2023

cảm ơn bạn nhưng câu trả lời hơi lệch đề rồi ạ, phần này mới phần sơ qua thôi chứ chưa chi tiết lắm.  

13 tháng 3 2022

Refer

Địa hình. Việt Nam  một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nướcđịa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích.

Địa hình. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích.

13 tháng 3 2022

THAM  KHẢO

 

Địa hình. Việt Nam  một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nướcđịa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích.

Địa hình. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích.