K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2017

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.

Câu 1: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dânB. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung layC. Đem lại ruộng đất cho nông dânD. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèoCâu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVII?A.Phủ chúa quanh năm hội hè yến tiệcB....
Đọc tiếp

Câu 1: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?

A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân

B. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay

C. Đem lại ruộng đất cho nông dân

D. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVII?

A.Phủ chúa quanh năm hội hè yến tiệc

B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm

C. Chính quyền Lê trung hung kiểm soát mọi việc

D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân

Câu 3: Vị thủ lĩnh nào có tên là “quận Hẻo” trong cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A.Hoàng Công Chất              B. Nguyễn Hữu Cầu               C. Lê Duy Mật                  D. Nguyễn Danh Phương

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

A.Khởi nghĩa Lê Duy Mật

B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Câu 5: Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào?

A.từ Bình Định đến Quảng Ngãi

B. từ Quảng Nam đến Bình Thuận

C. từ Quảng Nam đến Bình Định

D. từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

Câu 6: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt

B. Thiết lập vương triều mới “Tây Sơn” tiến bộ hơn chính quyền Lê Trịnh, Nguyễn

C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc

D. Xóa bỏ sự chia cắt hai Đàng, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước

Câu 7: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điều gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (thời Trần)?

A.Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt

B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc

C. Rút lui chiến lược chớp thời cơ để tiến hành phản công

D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa nông dân  nào đã diễn ra ở Đàng Trong vào nửa sau thế kỉ XVIII?

A. Khởi nghĩa Lam Sơn                                                        B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

C. Khởi nghĩa Chàng Lía                                                      D. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

Câu 10: Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất:

A. Khởi nghĩa nông dân                                                       B. Cuộc giải phóng dân tộc

C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm                             D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến

Câu 11: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn phải hòa hoãn với quân Trịnh?

A. Kéo dài thời gian, chuẩn bị lực lượng đánh chúa Trịnh

B. Bảo toàn lực lượng, chuẩn bị lương thực

C. Quân Tây Sơn chưa chống được quân Trịnh

D. Để tập trung lực lượng đánh chúa Nguyễn

Câu 12. Nguyễn Huệ trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm vì cớ gì ?

A. Đặt ra nhiều thứ thuế vô lí và nặng nề

B. Lộng quyền, kiêu căng, có mưu đồ riêng

C. Tham lam, vơ vét, bóc lột nhân dân tàn bạo

D. Cấu kết với quân Thanh để chúng xâm lược nước ta

Câu 13. Quang Trung cho lập viện Sùng Chính nhằm mục đích gì?

A. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

B. Dịch sách chữ Nôm ra chữ Hán.

C. Khuyến khích học chữ Hán.

D. Khuyến khích học chữ Nôm

Câu 14: Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

A. Nắm quyền hành tối cao.

B. Chỉ là chiếc bóng mờ trong cung cấm

C. Bị san sẻ một phần quyền lợi cho chúa Trịnh.

D. Mất quyền vào tay chúa Nguyễn.

Câu 15: Sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng suốt các thế kỉ XVI-XVIII chủ yếu là do:

A. Cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Minh.

B. Cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Lê.

C. Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều đình phong kiến.

D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 16: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?

A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người nông dân.

B. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

C. Đem lại ruộng đất cho nông dân.

D. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo.

Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII?

A. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc.

B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.

C. Nhà Lê trung hưng chính quyền kiểm soát mọi việc.

D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân.

Câu 18: Nội dung của câu thơ thể hiện điều gì?

"Đường trời mở rộng thênh thênh

Ta đây cũng một triều đình kém ai"

A. Âm mưu phản lại Tây Sơn của Nguyễn Hữu Chỉnh.

B. Âm mưu lật đổ nhà Lê của chúa Trịnh

C. Khát vọng xây dựng một triều đình mới của Nguyễn Huệ.

D. Mong muốn phù Lê diệt Trịnh của anh em Tây Sơn.

Câu 19: Trận đánh nào là trận đánh cuối cùng làm nên thắng lợi của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống Thanh  năm 1788-1789 ?

A. Rạch Gầm-Xoài Mút.                                             B. Hải Dương.

C. Lạng Giang (Bắc Giang)                              D. Ngọc Hồi- Đống Đa.

Câu 20: Nhiệm vu cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất được đất nước là gì ?

A. Khôi phục kinh tế, ổn định xã hội

B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.

C. Xây dựng kinh tế vững mạnh.

D. Phát triển quan hệ buôn bán với các nước

Câu 21: Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ?

A. Chữ Hán.                B. Chữ quốc ngữ.                       C. Chữ Nôm.                       D. Chữ Nho.

Câu 22: Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước ?

A. Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc.

B. Nhà nước quan tâm đến giáo dục và thi cử.

C. Cho thấy văn học chữ Nho bị bài trừ.

D. Thể hiện sự tự chủ, tự tôn của dân tộc.

Câu 23 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn là gì?

A. Vua Quang Trung mất sớm.

B. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

C. Nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 24: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa

A. Sầm Nghi Đống                  B. Hứa Thế Hanh                    C. Tôn Sĩ Nghị             D. Càn Long

Câu 25: Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?

A. Thăng Long                    B. Phú Xuân                             C. Bình Định                                D. Thanh Hóa

Câu 26: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích giáo dục phát triển?

A. Ban hành Chiếu khuyến học                                 B. Ban hành chiếu Khuyến nông

C. Xóa nạn mù chữ                                         D. Ban hành Chiếu lập học

Câu 27: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ Việt - Trung dưới thời trị vì của Quang Trung là?

A.Đối đầu gay gắt       với nhà Thanh               B. Mềm dẻo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền

C.Mâu thuẫn sâu sắc với nhà Thanh               D.Tuyệt giao hoàn toàn với nhà Thanh

Câu 28: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh

C. Đó là 1 con sông lớn và rộng

D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.

Câu 29: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì?

A.Bắc Bình Vương                  B.Bình Định Vương                 C.Trung ương Hoàng đế            D.Quang Trung

Câu 30:Quang Trung chú trọng xây dựng quân đội mạnh là vì:

A.Thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn còn mạnh

B.Muốn mở rộng lãnh thổ đất nước

C.Nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa

D. Chống lại âm mưu xâm lược của nhà Thanh

Câu 31. Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận địa đánh quân xâm lược Xiêm là:

A. Sông Bạch Đằng                                                       B. Sông Như Nguyệt
C. Rạch Gầm-Xoài Mút                                               D. Chi Lăng –Xương Giang.

Câu 32: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nước ta phải chống các thế lực ngoại xâm nào?

A. Quân Minh, quân Thanh                           B. Quân Tống, quân Thanh

C. Quân Mông Nguyên                                               D. Quân Xiêm, Thanh

Câu 33: Vua Quang Trung đưa ra Chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?

A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn dân lưu vong

B. Giải quyết tình trạng đói  kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại

C. Giải quyết nạm cướp ruộng đất của quan lại và địa chủ

D. Giải quyết nạn mất mùa đói kém  và việc làm cho nhân dân

Câu 34: Ai là người được vua Quang Trung lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm?

A.Nguyễn Bỉnh khiêm              B. Nguyễn Thiếp                 C. Nguyễn Hữu Cầu                     D. Ngô Thì Nhậm

Câu 35: “Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị binh lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?

A.Vị trí của giáo dục, nhân tài trong việc xây dựng đất nước

B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục của toàn dân

C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học

D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học

Câu 36: Những chính sách xây dựng đất nước dưới thời vua Quang Trung có tác dụng gì quan trọng nhất đối với lịch sử dân tộc?

A.Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ

B. Bước đầu ổn định đất nước

C. Đánh bại hoàn toàn quân Xâm lược Xiêm

D. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế-chính trị

 Câu 37: “Mà nay áo vải, cờ đào

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình” là câu thơ của ai>

A. Công chúa Ngọc Hân         B. Nguyễn Nhạc               C. Nguyễn Lữ                     D.Nguyễn Hữu Chỉnh

Câu 38: Nguyên nhân quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là gì?

A.Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp, thuộc quốc của Xiêm

B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm trước sức ép của chúa Nguyễn

C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép của quân Tây Sơn

D. Quân Tây Sơn cử sứ giả sang giao hảo với nhà Xiêm

Câu 39: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

A.Tây Sơn thượng đạo                                              B. Tây Sơn hạ đạo

C. Phú Xuân                                                                D. Thăng Long

Câu 40: Điểm dặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?

A.Được sử ủng hộ của triều đình nhà Thanh

B. Được sự ửng hộ của văn thân, sĩ phu

C. Được sự ủng hộ của người Pháp

D. Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân

Câu 41: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam?

A.Thường nổ ra vào cuối các triều đại

B.Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với nhà nước phong kiến

C. Xu hướng phong kiến hóa sau khi giành thắng lợi

D. Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại

Câu 42: Lấy của nhà giùa chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?

A.Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương             B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất                    D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Câu 43: Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?

A.Do sự suy yếu của chính quyền trung ương

B. Do người dân chuyển hướng sang làm nghề thủ công

C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa

D. Do nông dân phiêu tán vào Đàng Trong

Câu 44:Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A.Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài

B. Đều bị đàn áp

C. Thiếu sự liên kết với nhau

D. Đã lật đổ đươc chính quyền chúa Trịnh

Câu 45: Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?

A.Tạo điều kiện cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài

B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh

C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta

D. Thể hiện quy luật có áp bức, có đấu tranh

1
16 tháng 4 2021

1. B
    → Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.
2. C
    → Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII vua Lê chỉ là bù nhìn, thực quyền trong tay chúa Trịnh.
3. D
    → Nguyễn Danh Phương, tục gọi là quận Hẻo, trước làm thủ hạ của các thủ lĩnh Tế và Bồng khởi nghĩa ở Sơn Tây.
4. B
    → Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài
5. B
    →  Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
6. D
    → Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
7. A
    → Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách "vườn không nhà trống", chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
8. C
10. A
    →  Khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra với mục tiêu chống lại chế độ phong kiến, giành quyền lợi cho nhân dân, do giai cấp nông dân lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa trong địa bàn nhỏ hẹp phong trào đã phát triển nhanh chóng, sức mạnh của phong trào nông dân đã đánh bại các thế lực phong kiến, phá vỡ xu hướng cát cứ, tạo tiền đề cho sự thống nhất về mặt nhà nước.
11. D
    →  Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh quân Nguyễn, dồn sức tấn công vào Gia Định.
12. D
13. A
    →  Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.
14. B
    →  Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp, vua Lê chỉ là bù nhìn, người nắm thực quyền là chúa Trịnh.
15. D
    →  Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, do sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến trong nước nên nhân cơ hội đó các thế lực từ bên ngoài lăm le xâm lược Đại Việt.
16. B
    →  Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.
17. C
    →  Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII vua Lê chỉ là bù nhìn, thhuwcj quyền trong tay chúa Trịnh.
18. A
19. D
20. A
    →  Sau khi đánh đuổi được ngoại xâm, đất nước cũng đã được thống nhất thì nhiệm vụ cấp bách của nhà Tây Sơn là ổn định và khôi phục lại đất nước về mọi mặt sau một thời gian dài liên miên chiến tranh.
21. C
22. D
    →  Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước thay cho chữ Hán thể hiện sự tự chủ của dân tộc vì chữ Nho là chữ sáng tạo của người Việt.
23. C
24. A
25. B
26. D
27. B
    →  Khi xây dựng vương triều mới, Quang Trung chủ trương xây dựng một mối quan hệ hòa hỏa với nhà Thanh, mềm dẻo chấp nhận triều cống nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
28. B
29. D
30. C
    →  Mặc dù quân Thanh đã bị đánh tan nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước vẫn còn bị đe dọa. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột của Lê Chiêu Thống lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Phía nam, sau thất bại ở Rạch Gầm- Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định. Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh
31. C
    →  So sánh lực lượng, biết không thể nào đánh thẳng vào Sa Đéc hay Trà Tân được, Nguyễn Huệ liền đi xem xét địa hình, thăm dò lòng dân ở đây và tìm hiểu điểm mạnh, yếu của đối phương. Cuối cùng, ông quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, cách Mỹ Tho khoảng 12 km, làm trận địa quyết chiến.
32. D
33. A
34. B
35. A
    →  Câu nói trên thể hiện quan điểm đề cao vị trí của giáo dục và lựa chọn nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước của vua Quang Trung. Việc mở rộng hệ thống giáo dục và khoa cử là quốc sách hàng đầu để tạo nên quốc gia hùng mạnh
36. B
37. A
38. C
39. A
40. D
    →  Là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng phong trào Tây Sơn còn nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động như thợ thủ công, thương nhân, kể cả các hào mục địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số như Chăm, Bana.
41. D
    →  Thường nổ ra vào cuối các triều đại khi mà đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, giai cấp thống trị không làm tròn được trách nhiệm của mình, mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình, địa chủ phong kiến phát triển gay gắt. Lãnh đạo và lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. Xu hướng phát triển là phong kiến hóa - thiết lập một vương triều phong kiến mới. Hầu hết đều thất bại (chỉ trừ phong trào nông dân Tây Sơn đã giành thắng lợi và thiết lập được vương triều Tây Sơn). Vậy D không phải điểm tương đồng của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại.

 

42. D
  →  Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân nêu khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
43. A
  →  Trên danh nghĩa, ruộng đất trên cả nước thuộc sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua sẽ lấy nó ban cấp cho quan lại, nông dân. Tuy nhiên đến thế kỉ XVIII, chính quyền trung ương suy yếu, không còn khả năng kiểm soát tình hình, quan lại địa chủ nhân cơ hội đó lấn chiếm ruộng đất của nông dân.
44. D
  →  Mục đích là lật đổ nền thống trị của vua Lê, chúa Trịnh. Lực lượng tham gia là nông dân. Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài từ vùng miền núi phía Bắc đến vùng Thanh- Nghệ. Cuối cùng, đều bị đàn áp nhưng làm lung lay nền thống trị của họ Trịnh. Thắt bại do giữa các phong trào thiếu sự liên kết để tạo thành một phong trào thống nhất trên quy mô lớn
45. A
  → Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh. Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

26 tháng 12 2016

Biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân, nông nô, nô tì. Từ đó hiểu và nêu lên được cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thế kỉ XIV. Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.

26 tháng 12 2016

bỏ đi

13 tháng 5 2016

Câu 1: + Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là: 

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là cái bóng mờ trong cung cấm. Quan lại đục khoét nhân dân.

-Ruộng đất bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra, công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

-Những năm 40 thế kỉ XVIII,nông dân chết đói, phiêu tán khắp nơi. Cuộc sống đó đã thúc đẩy nông dân bùng lên khởi nghĩa.

+ Một vài cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng(1737) nổ ra ở Sơn Tây.

-Khởi nghĩa Lê Duy Mộc(1738-1770) hoạt động từ Thanh Hóa đến Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cần(1741-1751) xuất phát từ Đồ Sơn lên Kinh Bắc với khẩu hiệu "lấy của giàu chia dân nghèo".

-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất(1739-1761) hoạt động ở đồng bằng sau chuyển lên Tây Bắc được nhân dân hết lòng ủng hộ.

+Ưu điểm các cuộc khởi nghĩa: Tuy các phong trào thất bại nhưng đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

+ Khuyết điểm các cuộc khởi nghĩa: Diễn ra không cùng một lúc, không phát huy được sức mạnh dân tộc.

- Vậy thì chúng ta nên cố gắng tổ chức các cuộc tấn công mang tính đoàn kết hơn,tập hợp lực lượng và đành tan quân xâm lược.

Câu 2: 

- Sau chiến thắng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428)-Lê Thái Tổ.

-Khôi phục quốc hiệu là Đại Việt.

-Đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên cách: Hàn lâm viện,Quốc sử viện,Ngự sử đài....

-Thời Lê Thánh Tông cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt: đô ti,thừa ti,hiến ti.

-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.

21 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)  hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.

 

Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.

21 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

 

Những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài như:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)  hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.

chúc bạn học tốt nha.

Câu 9. Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?A. Thế kỉ XIV  B. Thế kỉ XV  C. Thế kỉ XVI D.  Thế kỉ XVIICâu 10. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?A. Vua quan, quý tộc.   B. Tướng lĩnh quân đội.C. Thương nhân, quý tộc. D. Quý tộc, tăng lữ.Câu 11. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâuA. Ấn Độ và các nước phương Đông. B....
Đọc tiếp

Câu 9. Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV  B. Thế kỉ XV  C. Thế kỉ XVI D.  Thế kỉ XVII


Câu 10. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
A. Vua quan, quý tộc.   B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Thương nhân, quý tộc. D. Quý tộc, tăng lữ.


Câu 11. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu
A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
C. Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Các nước phương Tây.


Câu 12. Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?
A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan


Câu 13. Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?
A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan


Câu 14. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?
A. Sự sự đổ của chế độ phong kiến.
B. Sự hình thành của các thành thị trung đại.
C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông.
D. Vốn và nhân công làm thuê.


Câu 15. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:
A. tư sản và tiểu tư sản. B. tư sản và nông dân.
C. tư sản và vô sản. D. tư sản và công nhân.


Câu 16. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn. B. Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản.
C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp. D. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết
ruộng đất.

0
22 tháng 3 2022

Bảng niên biểu các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Địa điểm

1737

Nguyễn Dương Hưng

Sơn Tây

1738 -1770

Lê Duy Mật

Thanh Hoá - Nghệ An

1740-1751

Nguyễn Danh Phương

Vĩnh Phúc

1741-1751

Nguyễn Hữu Cầu

Hải Phòng

1739-1769

Hoàng Công Chất

Sơn Nam, Tây Bắc

 

3 tháng 10 2017

Lời giải:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đảng Ngoài nổ ra mạnh mẽ trong thế kỉ XVIII mang ý nghĩa quan trọng:

- Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh.

- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Đáp án cần chọn là: A

3 tháng 4 2022

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng, Nguyễn Danh Phương , Nguyễn Hữu Cầu,...

Nhận xét:

- Đều chống chính quyền Lê-Trịnh.

- Thu hút người dân tham gia, nhất là nông dân.

- Diễn ra lẻ tẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự lãnh đạo thống nhất .

-...

3 tháng 4 2022

Tham khảo:

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.

18 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

diễn biến dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

kết quả dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

chúc bạn học tốt nha.