Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
a, Dùng sai từ dự đoán. Dự đoán là đoán tình hình, sự kiện ở tương lai. Trong trường hợp này nên dùng đoán, phỏng đoán.
b, im lặng ==> vắng lặng (từ im lặng dùng không phù hợp, từ này thường dùng để chỉ hoạt động của con người.)
Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
c, Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất hạnh phúc.
Con người sau các cuộc cách mạng nhận thức, cách mạng nông nghiệp từ hàng vạn năm về trước, cho đến cuộc cách mạng công nghiệp mới diễn ra cách đây khoảng 500 năm đã ngày càng chứng tỏ vị trí bá chủ của mình đối với hành tinh. Từ một động vật nằm ở giữa chuỗi thức ăn, chúng ta đã có bước nhảy vọt lên đứng đầu chuỗi và có những tác động mạnh mẽ đến môi trường xung quanh. Nếu như trước đây chúng ta tác động chủ yếu đến động thực vật những thứ cung cấp nguồn thực phẩm cho chúng ta hàng ngày, thì đến ngày hôm nay việc công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với sự ra đời của hàng loạt sản phẩm nhân tạo ngày càng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trên tất cả các khía cạnh nguồn đất, nước, không khí và đa dạng sinh học. Trong số đó xả rác bừa bãi là một hành động tưởng nhỏ nhưng lại có sức ảnh hưởng kinh khủng tới môi trường.
Hình như đối với cư dân của một số quốc gia trong đó có Việt Nam, việc xả rác bừa bãi nó không phải là một hành động có chủ ý mà thực tế nó đã trở thành một thói quen ăn sâu vào trong máu, bằng một nguyên do nào đó người ta cho rằng vứt một cái rác ra môi trường rộng lớn như Trái Đất thì nó chẳng đáng là bao, vài hôm sau, vài tháng sau, kiểu gì cái rác ấy nó chẳng biến mất. Nhưng biến mất bằng cách nào thì họ không cần biết, cũng chẳng thèm quan tâm! Đôi lúc tôi thấy thật khó hiểu khi người ta sẵn sàng vứt một chai nước đã uống hết ngay ra đường, trong khi trước mặt họ đã có sẵn một thùng rác xanh lè, đang há miệng mời chào bằng câu từ vừa thân thương vừa mệnh lệnh "hãy bỏ rác vào thùng" hoặc khẩn khoản hơn chút thì là "xin cho tôi rác" chẳng hạn. Nhưng thật đáng buồn dù có ngọt ngào, có khẩn khoản hơn nữa thì cũng chẳng thể lay động được trái tim sắt đá của một bộ phận con người ngày nay. Những người thích vứt rác ngay khi họ đã tận dụng triệt để nó, chứ chẳng muốn cần thêm một giây một phút nào nữa. Rác bẩn, phải không? Tôi xin khẳng định là không, bởi nó vừa mới rời khỏi miệng của quý vị vài giây trước đó thôi, có ai dám tự nói miệng tôi giống cái thùng rác, nên cần phải giục ngay cái thứ vừa chạm vào một cách nhanh chóng không? Không kể đến ngoài đường hay công viên, có thể thùng rác để hơi xa, nhưng có những chỗ như quán ăn thậm chí sọt rác đặt ngay dưới bàn ăn, chỉ đợi thực khách vứt những thứ dư thừa vào sao cho thuận tiện nhất. Nhưng không! Người ta lại chẳng thích thế, cuối buổi làm lúc nào cũng thấy những cô cậu nhân viên làm thêm cũng phải còng lưng để quét từng cái vỏ tôm, cái giấy ăn nhàu nhĩnh, cái xương gà, cái vỏ ốc được vứt tung tóe dưới mặt đất. Còn sọt rác ư? Thậm chí anh chủ còn muốn đem bán cho bà đồng nát để thu lại ít vốn liếng. Ngoài đường phố, công viên, quán ăn, thì những khu đất trống và ven sông, ven biển cũng trở thành chỗ vứt rác lý tưởng của rất nhiều người. Lần này họ không vứt vài ba cái giấy ăn hay vỏ ốc mà họ vứt hẳn cả hàng bao, hàng túi mặc cho cái biển gỗ trơ trọi ghi dòng chữ rõ ràng "cấm xả rác". Chung quy lại việc xả rác, vứt rác bừa bãi đối với người mình đã trở thành một thói quen khó bỏ, trở thành một trò tiện tay, thậm chí đôi lúc cái sự vứt rác nó còn trở thành cuộc tranh cãi nảy lửa giữa những bà hàng xóm với nhau, khi bà này lén lút nửa đêm đem rác sang để ở cổng nhà bà kia chẳng hạn. Thật không ngoa khi nói rằng xả rác bừa bãi đã trở thành một thứ "văn hóa" tệ hại của người Việt Nam.
Nguyên nhân cho thứ văn hóa ấy chủ yếu đến từ chính ý thức của mỗi con người, không phải họ không biết đọc, không phải họ không tìm thấy thùng rác, mà căn bản rằng họ không thích, hoặc không quen với việc bỏ rác vào thùng, hoặc giả sử họ thấy việc ấy văn minh quá, không hợp với người mình chẳng hạn. Một điều nữa là nước ta cơ sở vật chất đến ngày hôm nay cũng chưa thực sự hoàn thiện, thùng rác được phân bố khá ít, phải đi bộ một khoảng cách xa mới có thùng rác. Không kể đến việc lâu lâu lại có kẻ giữa đêm đi ăn trộm cả thùng rác, không biết đem về nhà đựng rác hay là đem bán sắt vụn, đó vẫn còn là một ẩn số. Cuối cùng là pháp luật nước ta vẫn còn chưa có những đạo luật nghiêm khắc để xử lý đối với hành vi xả rác bừa bãi, việc vứt rác đúng nơi quy định hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và đạo đức của từng cá nhân. Thế nên "văn hóa" bạ đâu vứt đấy vẫn là chuyện hiển nhiên xảy ra ở Việt Nam ta.
Và cái "văn hóa" kinh khủng ấy đã đem đến cho môi trường những tác động thật ghê gớm. Người vứt rác luôn nghĩ rằng, mình chỉ tiện tay vứt một mảnh giấy nhỏ, một cái chai nhỏ, thế nhưng đâu bao giờ nghĩ rằng thế giới này nếu có 7 tỷ rưỡi con người cũng vứt như họ thì tôi dám chắc chỉ trong 1 tháng, Trái Đất sẽ không còn chỗ cho con người ở, bởi đống tháng cao như núi đang tràn lan khắp nơi, và chúng ta chính thức ngồi trên đống rác là có thật. Chưa kể bạn xả một chiếc túi ni lông ra đất, thì phải mất đến 500 năm để nó phân hủy hoàn toàn, việc túi ni lông hay bất cứ vật liệu plastic nào tồn tại trong đất cũng gây cản trở sự sinh sôi và phát triển của cây xanh. Mà cây xanh vốn cho chúng ta khí ô xi để hít thở, tiêu thụ giúp chúng ta khí các-bô-níc, chúng ta sẽ chết nếu thiếu oxy, như vậy có phải là việc xả rác cũng đồng nghĩa với việc bạn tự giết chết mình và đồng loại hay sao sao. Không chỉ vậy lượng rác thải chìm trong đất cũng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình trồng trọt, sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Những rác rưởi thải ra sông, suối, hồ, biển trở thành thứ giết chết các sinh vật sống dưới nước, một là vì chúng ăn nhầm, hai là vì nguồn nước ô nhiễm và chúng không thể sống nổi khi bị nhiễm độc. Không chỉ vậy chính con người chúng ta cũng phải gánh chịu hậu quả gián tiếp khi ăn thủy hải sản được đánh bắt từ nguồn nước ô nhiễm. Việc xả rác không đúng nơi quy định, cạnh bờ sông, bên ngoài khu dân cư, lâu dần những rác thải không được xử lý đúng cách sẽ trở thành một đống phế thải bốc mùi, thu hút ruồi bọ và các loài gặm nhấm như chuột, chúng sinh sôi nảy nở và trở thành những vật chủ trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Còn mùi hôi thối sẽ trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, gây khó chịu khi hít phải. Các khí độc qua đường hô hấp vào phổi con người, tích tụ và gây những bệnh tiềm ẩn hoặc các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phổi,... Rác rưởi bị vứt bừa bới vô tình lọt xuống cống thoát nước lâu ngày trở thành những đám ùn tắc lớn, gây ngập lụt đường xá mỗi khi mùa mưa đến, khiến giao thông bị trì trệ, ách tắc. Ngoài ra việc rác rưởi bị vứt bừa bãi khắp nơi cũng làm mất mỹ quan môi trường sống, gây những ấn tượng xấu với khách du lịch nước ngoài về Việt Nam, làm giảm ấn tượng tốt đẹp mà nước ta đã cất công xây dựng với quốc tế. Việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh cũng gây ra những khoản tổn thất vào ngân sách nhà nước, khi phải tiến hành thu gom xử lý, vệ sinh sông hồ, thông cống,... Không chỉ vậy nó còn là một thói quen xấu, biểu hiện sự kém văn minh, thiếu ý thức của con người, hành động vứt rác bừa bãi của cha mẹ trở thành tấm gương xấu cho tầng lớp thiếu nhi.
Đối với vấn nạn xả rác bừa bãi của hàng triệu con người từ thành thị đến nông thôn, thì cách duy nhất là nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc xả rác, bằng những bài tuyên truyền đánh trực tiếp vào lợi ích của mỗi cá nhân. Để mỗi một người đều có thể hiểu được hành vi xả rác của mình ngày hôm nay sẽ mang lại cho bản thân và con cái những nguy hại gì. Những khẩu hiệu tuyên truyền cần được thực hiện thường xuyên tại các khu vực công cộng, nhiều người qua lại, đặc biệt là trong nhà trường, các cơ quan tổ chức, hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, sao cho nguồn thông tin có thể vươn tới mọi miền đất nước, ai cũng có thể tiếp cận và thấu hiểu. Bên cạnh đó việc tổ chức các chương trình tình nguyện thu gom rác cũng cần được thực hiện hiện thường xuyên hơn với các chủ đề và khẩu hiệu khác nhau, thực hiện thu gom, dọn dẹp khu vực bờ biển, bờ sông, các khu dân cư, xung quanh trường học, cơ quan,... nói chung sống ở đâu thì làm ở đó. Cuối cùng là ngoài để người dân tự ý thức thì nhà nước cũng cần quản lý và đưa ra những quy định, những hình thức phạt cảnh cáo, răn đe, thích hợp để xử lý các trường hợp xả rác bừa bãi, gây hại cho môi trường và bộ mặt xã hội.
Tóm lại, việc bảo vệ môi trường cho đến hôm nay nó không còn là nhiệm vụ của riêng một tổ chức, một cá nhân, hay một quốc gia riêng lẻ nào nữa mà là của toàn thế giới. Mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh, không chỉ là để bảo vệ bản thân chúng ta mà còn là bảo vệ, duy trì sức sống cho hành tinh mãi về sau. Hãy để cho con cháu chúng ta được hưởng một cuộc sống tốt đẹp, một môi trường xanh sạch, đừng để chúng phải căng mình đối mặt với hàng loạt vấn đề nguy hại đến từ hành động vô ý thức của cha anh.
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
mỘT BẾP LỬA CHỜN VỜN XƯƠNG SỚM
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân.
a, Về khuya, đường phố rất vắng lặng/ yên tĩnh.