Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh chủ yếu do
phục hồi, phát triển của sản xuất và tiêu dùng (sgk Địa lí 12 trang 139) , nhạp khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu quá trình công nghiệp
=> Chọn đáp án A
Nhân tố chủ yếu có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta là do thành tựu của công cuộc Đổi mới. Đường lối Đổi mới khăng định xu thế phát triển nền kinh tế - xã hội là Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế
=> Chọn đáp án C
* Trong những hoạt động kinh tế đối ngoại hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được coi là hoạt động chủ chốt nhất là vì
những cơ sở sau đây:
Như đã biết trong hoạt động kinh tế đối ngoại gồm 5 loại hoạt động chính đó là hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu,
hoạt động đầu tư quốc tế hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế thì:
- Hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế thực chất mới được phát triển mạnh ở nước ta từ 1988 đến nay vì trước đó chủ yếu phát
triển với Liên Xô cũ trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Sau 1998 thì nhờ chính sách mở cửa với luật đầu tư nước ngoài được ban
hành nên hoạt động này đã phát triển rộng hơn với nhiều nước tư bản như Anh, Nhật, Pháp... nhưng thực chất hoạt động này mới
chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh. Mặc dù hiệu quả của hoạt động đầu tư quốc tế cao nhưng không ổn
định vì đối tác đầu tư chưa phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy mà hoạt động đầu tư quốc tế chưa
thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.
- Hoạt động hợp tác lao động quốc tế cũng chỉ mới bắt đầu ở nước ta từ thập kỷ 80 nhưng sau 10 năm hoạt động hợp tác lao
động với các nước Châu Âu và các nước Bắc Phi xuất hiện nhiều tiêu cực lớn biểu hiện là trình độ tay nghề của người lao động Việt
Nam còn thấp, ý thức lao động chưa cao, trình độ dân trí còn thấp. Mặc dù ngày nay ta đã khôi phục hoạt động hợp tác lao động
quốc tế nhưng quy mô nhỏ và chủ yếu mới giải quyết được việc làm cho 1 số lao động dư thừa... cho nên hoạt động này cũng chưa
được coi là hoạt động chủ chốt.
- Hoạt động du lịch quốc tế thực chất mới được phát triển từ 10 năm nay nhờ vào chính sách mở cửa, nhưng vì cơ sở vật
chất hạ tầng của cả nước còn nghèo nàn lạc hậu trình độ quản lý còn thấp... ® hiệu quả của hoạt động này chưa cao vì thế du lịch
quốc tế cũng chưa thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.
- Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu khác với các hoạt động kinh tế đối ngoại trên là:
+ Hoạt động này có lịch sử từ lâu đời: ngay từ thế kỷ 16, 17 đã có nhiều tầu buôn nước ngoài từ ấn Độ, Trung Hoa, Hà Lan
đến buôn bán với nước ta ở cửa biển Hội an như vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta đã xuất hiện từ đó.
+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu liên tục được phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
mặc dù trong thời kỳ này chủ yếu ta nhập khẩu các hàng tiêu dùng lương thực thực phẩm và các thiết bị quân sự nhưng quá trình
nhập khẩu đó đã biểu hiện sự phát triển ở hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.
+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu càng được phát triển mạnh trong những năm gần đây và liên tục được đổi mới mà
biểu hiện là giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng, cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối thị trường xuất nhập khẩu ngày càng
rộng mở ra toàn thế giới. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ngày càng tiến bộ mà cụ thể là quyền hoạt động ngoại thương xuất nhập
khẩu đã được nhà nước mở rộng® cấp tư nhân.
+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta ngày nay không những đã đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế cả nước
mà còn tạo cơ hội cho dân tộc ta, nhân dân ta tiếp thu được những tinh hoa văn minh của thế giới để tiến tới hội nhập nhanh... vì vậy
ta khẳng định rằng hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu phải là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại
* So sánh giống và khác nhau giữa kinh tế đối ngoại với ngành thương nghiệp.
- Giống nhau:
+ Cả 2 hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp đều là những hoạt động có tính chất quan hệ hợp tác buôn bán giữa
nước ta với nước ngoài vì trong kinh tế đối ngoại thì có hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, trong thương nghiệp có ngành
ngoại thương.
+ Cả 2 hoạt động này đều là những hoạt động kinh tế xã hội quan trọng không thể thiếu được đối với nền kinh tế của mỗi
nước.
+ Cả 2 hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh tỉ lệ thuận với trình độ phát triển sản xuất và nền văn minh của mỗi
quốc gia.
- Khác nhau:
+ Phạm vi hoạt động của hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp rất khác nhau biểu hiện là thương nghiệp chỉ giới
hạn trong lĩnh vực buôn bán, còn kinh tế đối ngoại thì ngoài phạm vi buôn bán còn nhiều hoạt động khác như hợp tác đầu tư quốc
tế, hợp tác lao động quốc tế du lịch quốc tế...
+ Trước kia thương nghiệp hoạt động buôn bán rộng hơn so với kinh tế đối ngoại vì phạm vi của nó gồm cả nội thương và
ngoại thương nhưng kinh tế đối ngoại chỉ giới hạn trong lĩnh vực buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Thương nghiệp đã từ lâu được coi là một ngành kinh tế quan trọng chính đó là ngành thương mại còn kinh tế đối ngoại
chưa được coi là một ngành mà chỉ mới được gọi là những hoạt động kinh tế đối ngoại.
Đáp án: C
Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì vào năm 1995 nên các mặt hàng của nước ta được xuất khẩu sang nhiều nước, đặc biệt là các nước khu vực Bắc Mỹ như Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô,..
Đáp án cần chọn là: C
Năm 1995, Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ, quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia được đẩy mạnh hơn. Đây là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta.
=> Tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh
Hướng dẫn: SGK/137-179, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: B