Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Gồm hai nhóm đất chính là feralit và phù sa B. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim
C. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt D. Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới
Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới miền biểu hiện rõ rệt
B. Nhiệt độ trung bình tháng dưới 20°C
C. Mùa hạ nóng
D. Độ ẩm thay đổi tùy nơi
HƯỚNG DẪN
Độ cao địa hình núi đã dẫn đến nhiệt độ giảm theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi, từ đó ở nước ta có 3 đai cao ở những độ cao khác nhau có đặc điểm sinh vật khác nhau.
- Đai nhiệt đới gió mùa
+ Ớ miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:
• Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng đồi núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
• Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.
• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi
+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
+ Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
- Nguyên nhân tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao: do sự thay đổi khí hậu theo độ cao.
- Thiên nhiên thay đổi theo độ cao biểu hiện rõ ở: thổ nhưỡng và sinh vật
ở miền Bắc thấp hơn ở Miền Nam?
Ø Đặc điểm khí hậu
- Tính chất nhiệt đới ẩm:
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương
- Nhiệt độ trung bình năm cao: > 20oC, tổng giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/n
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm
- Độ ẩm tương đối cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương
- Tính chất gió mùa
Ø Gió mùa mùa đông:
- Gió mùa ĐB:
- Nguồn gốc là khối KK lạnh xuất phát từ cao áp Xibia vào nước ta hoạt động từ tháng 11 – 4
- Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, gió mùa ĐB càng xuống phía nam càng yếu và kết thúc ở dãy
- Bạch Mã. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
- Gió tín phong ở phía nam: Nguồn gốc từ trung tâm cao áp trên Thái bình dương thổi về xích đạo,
- hướng ĐB. Phạm vị hoạt động từ Đà nẵng trở vào Nam.
Ø Gió mùa mùa hè:
- Đầu mùa luồng gió từ Bắc ÂĐD thổi vào: hướng TN gặp dãy Trường Sơn và dãy núi biên
- giới Việt – Lào gây mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ, tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng ở
- phía đông. Gió phơn khô nóng tác động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc
- Giữa và cuối mùa hạ luồng gió từ cao áp chí tuyến Nam BC thổi lên theo hướng TN , gió
- này nóng, ẩm gây mưa nhiều trong cả nước.
Ø Đặc điểm đất đai
Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên
Việt Nam.
Có 3 nhóm đất chính:
Nhóm đất feralit ở miền đồi núi thấp, chiếm 65%, nghèo mùn, nhiếu sét. feralit màu đỏ vàng chứa nhiều Fe, Al -> bị đá ong hoá -> ko có giá trị về KT.
feralit hình thành trên đá badan, đá vôi: màu đỏ thẫm, đỏ vàng -> có giá trị trồng cây CN.
Đất mùn núi cao, chiếm 11% diện tích đất, chứa nhiều mùn. Đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Ø Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam là do:
- Sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình, địa hình phía Nam thấp hơn và bằng phẳng hơn so với địa hình phía bắc, ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.
- Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa.
- Ảnh hưởng của gió mùa lên 2 miền Nam Bắc khác nhau
a) Đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa
- Độ cao trung bình : Ở miền bắc dưới 600-700m, ở miền nam 900-1000m
- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ nét, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25 độ C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi : từ khô đến ẩm ướt.
- Trong đai này có 2 nhóm đất :
+ Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất cả nước, bao gòm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...
+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan và đá vôi
b) Giải thích độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam : Do miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam
Câu 1: Trả lời:
Hoạt động của gió mùa ở nước ta
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
HƯỚNG DẪN
a) Biểu hiện
- Đai nhiệt đới gió mùa (độ cao trung bình 600 - 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam):
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.
+ Thực vật phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.
+ Động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (từ 600 – 700m lên đến 2600m ở miền Bắc, từ 900 – 1000m lên đến 2600m ở miền Nam):
+ Từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo…
+ Ở độ cao trên 1600 - 1700m rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi (có độ cao từ 2600m trở lên, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn); có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
b) Giải thích
- Sự phân hóa sinh vật thành ba đai cao khác nhau do tác động trực tiếp của khí hậu; ngoài ra do tác động của độ cao địa hình thông qua khí hậu.
+ Khí hậu: sự thay đổi tương quan nhiệt ẩm theo độ cao đã tạo ra ba đai với khí hậu khác nhau. Đai nhiệt đới chân núi biểu hiện rõ rệt khí hậu nhiệt đới, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C); độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô đến ẩm ướt. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Khí hậu ở đai ôn đới gió mùa trên núi có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.
+ Địa hình đồi núi phân hóa thành ba đai cao với khí hậu khác nhau, từ đó có sự khác nhau về sinh vật.
Hướng dẫn: SGK/51-52, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: B