K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2017

Địa hình thấp, bằng phẳng và trên bề mặt có nhiều kênh rạch là đặc điểm địa hình của đồng bằng Sông Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 33)

=> Chọn đáp án C

6 tháng 2 2016

Thôi câu này em chịu thua 

6 tháng 2 2016

a) Kể tên 

- 2 vườn quốc gia ở Bắc Trung Bộ : Bến Én(Thanh Hóa), Vũ Quang (Hà Tĩnh)

- 2 thắng cảnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ : Sa Pa, Hồ Thác Bà

- 2 nguồn nước khoáng ở Duyên hải miền Nam Trung Bộ : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận)

- 2 lễ hội truyền thống ở Đồng Bằng sông Cửu Long : Bà Chúa Xứ (An Giang), Ooc Om Bóc ( Sóc Trăng)

b) Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long

- Thế mạnh tự nhiên : 

   + Thuận lợi cho việc khai thác (tài nguyên thủy sản, môi trường khai thác )

   + Thuận lợi cho việc nuôi trồng ( diện tích mặt nước, môi trường nuôi trồng, con giống....)

- Thế mạnh kinh tế - xã hội :

   + Thuận lợi về lao động, thị trường (diễn giải )

   + Thuận lợi về cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác

29 tháng 5 2022

D

29 tháng 5 2022

d

5 tháng 4 2021

     Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta?

      A. Tây Nguyên 

      B. Duyên hải Nam Trung Bộ 

      C. Đồng bằng sông Cửu Long

      D. Đồng bằng sông Hồng

 

5 tháng 4 2021

     Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta?

      A. Tây Nguyên 

      B. Duyên hải Nam Trung Bộ 

      C. Đồng bằng sông Cửu Long

      D. Đồng bằng sông Hồng

31 tháng 7 2017

HƯỚNG DẪN

- Địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là địa hình đồng bằng châu thổ.

+ Địa hình có nhiều vùng trũng, dải đất cao, cồn cát, thềm sông, thềm biển...

+ Địa hình được hình thành do các sông bồi đắp phù sa tạo nên.

- Địa hình dải đồng bằng ven biển miền Trung là địa hình đồng bằng ven biển.

+ Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ; thường có ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

+ Địa hình được hình thành với vai trò chủ yếu của biển: trầm tích biển lắng vào các đứt gãy kéo dài dọc ven biển tạo thành đồng bằng; một số nơi có sự bồi đắp của phù sa sông, nhưng không lớn.

4 tháng 2 2016

a) Giống nhau :

- Đều là đồng bằng châu thổ rộng lớn.

- Hai đồng bằng này đều được tạo thành và phát triển do phù sa  sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-  Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất

- Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

b) Khác nhau :

- Đồng bằng sông Hồng :

  + Diện tích 15.000km vuông

  + Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ nên.

  + Có hình dạng tam giác cân, đỉnh là Việt trì và đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình.

  +  Địa hình cao ở rìa phía tây  và tây bắc, thấp  dần ra biển.

  + Có đê sông ngăn lũ vững chắc ( dài trên 2.7000km), chia cắt bề mặt đồng bằng thành nhiều ô, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 đến 7m

  + Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.

- Đồng bằng sông Cửu Long :

  + Diện tích : 40.000km vuông

  + Do phù sa hệ thống sông MeKong bồi tụ nên.

  + Có dạng hình thang.

  + Địa hình thấp và bằng phẳng hơn, có độ cao trung bình 2-3m so với mực nước biển.

  + Bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

  + Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tự giác Long Xuyên.... là những nơi chưa được bồi lấp xong.

4 tháng 2 2016

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng  lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

30 tháng 4 2019

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long do vùng Đồng bằng Duyên hải miền Trung có mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn, hầu như chỉ có các con sông nhỏ đổ ra biển.

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

18 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tác động của khí hậu đến chế độ nước của sông ngòi nước ta

- Mùa lũ và mùa cạn của sông trùng với mùa mưa và mùa khô của khí hậư: sông ngòi miền Bắc và Nam có thời gian mùa lũ từ tháng V - X và thời gian mùa cạn từ tháng XI - IV; sông ngòi miền Trung có mùa lũ từ tháng IX - I, mùa cạn từ tháng II - VIII.

- Đỉnh lũ của sông ngòi trùng với đỉnh mưa. Đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam, nên đỉnh lũ của sông ngòi cũng lùi dần từ bắc vào nam.

- Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường: năm lũ sớm, năm lũ muộn; năm nước sông cạn ít, năm cạn nhiều; năm lũ kéo dài, năm lũ rút ngắn... tùy thuộc vào chế độ mưa.

b) Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm lũ của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và các sông Duyên hải miền Trung?

- Lũ của sông Hồng lên nhanh và rút chậm: Do sông có hình nan quạt, diện tích lưu vực rộng, tập trung chủ yếu ở miền núi nên lũ tập trung rất nhanh. Phân hạ lưu chảy quanh co trong đồng bằng có nhiều ô trũng, cửa sông nhỏ và ít nên lũ rút chậm.

- Lũ của sông Cửu Long lên chậm, rút chậm và tương đối điều hòa: Do sông có hình lông chim, được điều tiết với Biển Hồ (ở Campuchia) nên lũ tương đối điều hòa. Sông có độ dốc nhỏ, chảy trong địa hình đồng bằng thấp trũng, có tổng lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào, bị tác động mạnh của thủy triều nên lũ kéo dài.

- Các sông Duyên hải miền Trung lũ lên đột ngột, rút chậm: Do sông ngắn, lưu vực sông hẹp, chảy ở trong địa hình hẹp ngang và dốc, cửa sông nhỏ, phần hạ lưu chảy qua nhiều ô trũng của đồng bằng, nên lũ thường lên đột ngột và rút chậm.