Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là vô cảm
– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
b. Thực trạng của bệnh vô cảm
– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)
– Biểu hiện:
+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình
+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường
c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm
– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.
– Thị trường phát triển, thực dụng.
– Do phụ huynh nuông chiều con cái...
– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người
– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống
– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.
– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.
– Thiếu tình yêu thương trái tim.
d. Hậu quả của bệnh vô cảm
– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.
– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.
e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm
– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.
– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.
– Mở lòng với những người xung quanh.
3. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.
- Bài học rút ra cho bản thân.
1. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là vô cảm
– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
b. Thực trạng của bệnh vô cảm
– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)
– Biểu hiện:
+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình
+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường
c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm
– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.
– Thị trường phát triển, thực dụng.
– Do phụ huynh nuông chiều con cái...
– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người
– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống
– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.
– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.
– Thiếu tình yêu thương trái tim.
d. Hậu quả của bệnh vô cảm
– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.
– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.
e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm
– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.
– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.
– Mở lòng với những người xung quanh.
3. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.
- Bài học rút ra cho bản thân.
1. Mở bài
- ″Bệnh thành tích″ khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- ″Bệnh thành tích″ đã trở căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa, gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.
2. Thân bài
- Giải thích thế nào là ″bệnh thành tích″?
+ Là nhờ sự nỗ lực để đạt được thành công.
+ Bệnh thành tích là bệnh chạy theo thành công mà không biết mình có thật sự xứng đáng với thành công đó không.
- Nguyên nhân của bệnh thành tích:
+ Nguyên nhân là do cạnh tranh nhau, ganh tị.
+ Thích chạy theo bề nổi, lối sống ảo, sống không thật luôn thích được tán dương được người khác nể trọng ngưỡng mộ, thán phục mình trong khi mình chưa thật sự đáng.
+ Tạo thành thích ảo để thăng quan tiến chức hoặc đạt được mục đích nào đó mưu lợi cho cá nhân.
- Biểu hiện của "bệnh thành tích".
+ Trong giáo dục.
+ Ở từng cá nhân.
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Trong lĩnh vực công nghiệp:
+ Trong lĩnh vực xây dựng:
- Tác hại của “bệnh thành tích”.
+ ″Bệnh thành tích″ dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn ...
+ ″Bệnh thành tích″ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.
+ Gây ra nhiều bệnh gian dối ăn không nói có trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.
- Biện pháp
+ Cần có biện pháp giáo dục tuyên truyền để tránh bệnh thành tích, đặc biệt là thành tích trong học tập. Chỉ rõ cho các bạn học sinh, sinh viên thấy rõ tác hại của bệnh thành tích sẽ chỉ mang lại những hậu quả xấu mà thôi.
+ Tuyên truyền cho lãnh đạo các địa phương tránh xa bệnh thành tích nếu phạm lỗi nên bị xử lý nghiêm minh làm gương.
3. Kết bài
- Một đất nước phát triển được cần phải có những nhân tài thật sự, vì vậy bệnh thành tích cần được đẩy lùi vĩnh viễn để chúng ta có thể xây dựng được một đất nước giàu mạnh thật sự.
- Thế hệ trẻ là mầm non, là trụ cột tương lai đất nước. Vì vậy, ngay từ hôm nay hãy giáo dục cho các em những đức tính tốt để sống sao có xứng đáng không nên chạy theo thói giả sống thành tích ảo.
a. Mở bài
- "Bệnh thành tích" khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh trầm kha đã có từ lâu đời.
- "Bệnh thành tích" gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước.
b. Thân bài
- Giải thích thế nào là "bệnh thành tích"?
+ Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt.
+ Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.
- Nguyên nhân của "bệnh thành tích".
+ "Bệnh thành tích" bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt ... để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.
+ Do bản thân háo danh, tư lợi.
+ Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình.
+ Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phồng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân.
- Biểu hiện của "bệnh thành tích".
+ Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau. Vì thành tích có liên quan đến quyền lợi vật chất, tinh thần ... nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc ngụy tạo ra thành tích để được cất nhắc, được lên lương. Từ đó coi nhẹ chất lượng giảng dạy, học tập, chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là "ảo".
+ Ở từng cá nhân: "Bệnh thành tích" thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc. Học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn nhân "học giả bẳng giả", "học giả bằng thật", mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì rỗng tuếch ... có rất nhiều trong xã hội ngày nay.
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Bệnh thành tích lan tràn đến mức báo động. Từ việc xóa đói giảm nghèo đến việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi ... hay việc thực hiện chính sách xã hội khác. (Dẫn chứng).
+ Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty ... làm ăn không có hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm Nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi; thậm chí còn được khen thưởng hoặc trao tặng huân chương ...
+ Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều công trình quan trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích, bị "rút ruột", gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hướng đến đời sống nhân dân. (Dẫn chứng).
- Tác hại của "bệnh thành tích".
+ "Bệnh thành tích" dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn ...
+ "Bệnh thành tích" ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.
- Những biệp pháp khắc phục "bệnh thành tích".
+ Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh ảo tưởng về mình, tránh thói "tốt khoe, xấu che".
+ Xã hội cần kiên quyết nói "không" với "bệnh thành tích" bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài.
+ Cần có mức độ xử lí kĩ luật thích đáng đối với những kẻ cố tình mắc "bệnh thành tích", gây hậu quả nghiêm trọng.
c. Kết bài
- Chúng ta phải nhận thức rõ rằng "bệnh thành tích" là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ "bệnh thành tích" và phải trung thực với chính mình.
- Trong hoàn cảnh mở cửa giao lưu, hội nhập với toàn cầu, căn bệnh này không thể tồn tại. Mỗi công nhân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc thì mới có thể thành công trong sự nghiệp.
- Phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực.
Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thế nhưng cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được.
Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.
Ra tù, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến, bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ. Từ một người lương thiện, Chí bị biến thành quỷ dữ.
Trở về làng Vũ Đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé ấy, Chí Phèo không thể hiền lành, nhẫn nhục như trước nữa. Hắn đã nắm được quy luật của sự sinh tồn: những kẻ cùng đinh càng hiền lành càng bị ức hiếp đến không thể ngóc đầu lên được. Phải dữ dằn, lì lợm, tàn ác mới mong tồn tại. Hắn đã mượn men rượu để tạo ra những cái đó. Hắn chìm ngập trong những cơn say triền miên và làm những việc như rạch mặt ăn vạ, đâm chém người cũng trong cơn say. Chí Phèo đã bị bá Kiến – kẻ thù của hắn biến thành con dao trong tay đồ tể.
Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa: Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt thú dữ của hắn, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn.
Sự tha hóa của Chí Phèo một mặt tố cáo sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã không cho con người được làm người, mặt khác thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận người nông dân trước Cách mạng.
Đi sâu vào bi kịch tinh thần của nông dân, Nam Cao nhận ra vẻ đẹp ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn họ. Chí Phèo bị bạo lực đen tối hủy diệt nhân phẩm nhưng trong đầu óc hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khát khao được làm người. Cái độc đáo của Nam Cao chính là ở chỗ tác giả đã để cho nhân vật Chí Phèo chênh vênh giữa hai bờ Thiện – Ác. Đằng sau bộ mặt dở người dở thú là nỗi đớn đau, vật vã của một kẻ sinh ra là người mà bị cự tuyệt quyền làm người. Trong cơn say, Chí Phèo cất tiếng chửi trời, chửi đời… Tiếng chửi của hắn như một thông điệp phát đi cầu mong có sự đáp lại nhưng cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm chửi nhau với hắn. Rút cục, chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu. Người ta coi hắn chẳng khác gì một con chó dại.
Những lúc tỉnh rượu, nỗi lo sợ xa xôi và sự cô đơn tràn ngập lòng hắn. Hắn thèm được làm hòa với mọi người biết bao! Mối tình bất chợt với Thị Nở có thể nói là món quà nhân ái mà Nam Cao ban tặng cho Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở đã hồi sinh Chí Phèo, đánh thức lương tri và khát vọng làm người của hắn. Lần đầu tiên trong đời, hắn sợ cô đơn và hắn muốn khóc khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, những âm thanh quen thuộc của cuộc sống vọng đến tai hắn và ngân vang trong lòng hắn, khiến hắn càng thèm được làm một con người bình thường như bao người khác và khấp khởi hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.
Nhưng cánh cửa cuộc đời vừa mới hé mở đã bị đóng sập lại trước mặt Chí Phèo. Bà cô Thị Nở – đại diện cho dân làng Vũ Đại – đã dứt khoát không chấp nhận Chí Phèo. Từ hi vọng, Chí Phèo rơi xuống vực thẳm tuyệt vọng. Lần đầu tiên trong đời hắn ý thức sâu sắc về số phận bất hạnh của mình. Hắn lại đem rượu ra uống để mong cơn say làm vơi bớt khổ đau, tủi nhục nhưng khốn nỗi càng uống hắn càng tỉnh. Hắn thực sự muốn làm người nhưng cả làng Vũ Đại tẩy chay hắn, không ai coi hắn là người. Hắn cũng không thể tiếp tục làm quỷ dữ bởi đã ý thức sâu sắc về bi kịch đời mình.
Để giành lại sự sống cho tâm hồn, Chí Phèo buộc phải từ bỏ thể xác. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của một người lương thiện. Cái chết vật vã, đau đớn và câu hỏi cuối củng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện ? còn làm day dứt và ám ảnh lương tâm người đọc cho đến tận ngày nay.
Đó cũng là câu hỏi lớn của Nam Cao: Làm thế nào để con người được sống đích thực là con người trong cái xã hội tàn bạo ấy?
Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng
Ca dao là tiếng hát cất lên từ cõi lòng những người bình dân. Trong đó, có không ít những câu ca thể hiện nỗi lòng của những người phụ nữ. Họ là những người bị coi thường trong chế độ xã hội phụ quyền với tư tưởng"trọng nam khinh nữ". Qua những bài ca dao than thân về thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ, phần nào tôi hiểu được nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng. Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định "tam tòng" quá nghiêm khắc của Nho giáo "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con). Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình.Nhưng bây giờ thì không phụ nữ được đi học,quyết định đc bản thân....................(tự nghĩ típ nhá)
Tham Khảo
Cuộc sống vốn công bằng, không thiên vị một ai. Cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn của bạn. Bởi thế, xây dựng một thái độ sống tích cực là một điều rất cần thiết để bạn nhận rõ bản thân và nắm bắt cơ hội thành công. Thay đổi nhỏ nhất về cách nhìn có thể biến đổi cả một cuộc đời. Điều chỉnh thái độ dù chỉ một chút thôi cũng có thể thay đổi cả thế giới của bạn. Hãy sống lạc quan, yêu đời, tự tin. Sống có ước mơ, lí tưởng, hoài bão và luôn kiên trì thực hiện ước mơ. Hãy hướng đến những giá trị tốt đẹp, nhân văn để khẳng định giá trị bản thân, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Chẳng có gì là xấu hay tốt, cũng chẳng có gì là thất bại hay thành công, nó như thế nào là do chính bạn nhìn nhận nó. Trong cái xấu có chứa những cái tốt cần phải gìn giữ; trong thất bại cũng có mầm mống của thành công. Đừng bi quan, oán trách hay thù ghét bất cứ điều gì, hãy nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực và tự hoàn thiện bản thân để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp như bạn mong muốn. Thật đáng trách cho những ai luôn bi quan, chán nản, bỏ cuộc trước khó khăn. Họ quá yếu đuối và dễ bị những trở ngại khuất phục, sống phụ thuộc vào hoàn cảnh mà không hề có ý chí vượt lên.
Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.
a. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
b. Thân bài
1. Giải thích bệnh vô cảm là gì?
Chẳng hạn: "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
2. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Trong gia đình - Ngoài xã hội - Nhất là giới trẻ
Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.
Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình ...
3. Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh:
- Do không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.
- Không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém.
- Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí.
- Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.
- Do phụ huynh nuông chiều con cái ...
- Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.
4. Hậu quả
- Ảnh hưởng của nó tới việc phát triển nhân cách, phát triển của xã hội ... nó có sức tàn phá ghê gớm.
- Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn cả người xung quanh. Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn.
- Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm "lệch chuẩn" hay "loạn chuẩn" đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ ....
Nói đến truyền thống "Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta.
Có thể đi sâu vào phân tích như "Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người vẫn yêu quí, quan tâm đến người khác..." có thể tìm đọc trên báo hoặc internet.
Và đưa ra ý kiến của mình đây là những hành động đáng noi gương.
5. Nêu biện pháp giải quyết vấn đề trên.
Từ các nguyên nhân ở trên, các bạn có thể tự mình nêu ra một số biện pháp giải quyết. Ví dụ: cần tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng ý thức, gia đình và nhà trường cùng chung tay xây dựng nhân cách cho thanh thiếu niên, ...
c. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình.
- Bài học rút ra cho bản thân.