Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau nên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
- Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn, nhiệt độ luôn luôn cao làm cho vùng này có khí áp thấp. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35" của cả hai bán cầu tạo thành các khu khí áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho vùng Xích đạo. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong. Đồng thời không khí của khu vực có khí áp cao này cũng chuyển động về các vĩ tuyến 60° của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp tạo nên gió tây ôn đới. Gió đông cực thổi từ các khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90° Bắc và Nam về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam). Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit).
- Các sông lớn ở Bắc Á : Ô-bi, I-nê-nit-xây, Lê-na.
- Hướng chảy : từ nam lên bắc.
- Đặc điểm thủy chế : về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây lũ băng lớn
miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.
_ Chủ yếu là 2 đới khí hậu : Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.
+ Kiểu khí hậu gió mùa: Mùa đông có gió thổi từ nội địa thổi ra , không khí khô và lạnh. Mưa không đáng kể. Mùa hè thì nóng ẩm và mưa nhiều.
+ Kiểu khí hậu lục địa: Rất khô hạn, lượng mưa thấp, độ ẩm thấp. Phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80o0Đ: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt đới, đới khí hậu nhiệt đới.
Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
- Từ đông sang tây dọc theo vĩ tuyến 40°B, các cảnh quan lần lượt là: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, núi cao, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải. - Nguyên nhân: Do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng gần bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp. + Càng vào sâu nội địa, khí hậu khô hơn do lượng mưa giảm, hình thành thảo nguyên. + Vào khu vực trung tâm, lượng mưa càng ít hình thành hoang mạc và bán hoang mạc. + Ở vùng núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao nên có cảnh quan núi cao. + Ở vùng ven Địa Trung Hải, do mưa vào thu đông nên cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải.
- Các dãy núi lớn: Cooc-đi-e, A-pa-lat, An-đet (châu Mĩ), Xcan-đi-na-vi, An-pơ (châu Âu); At-lát, Đrê-ken-bec (châu Phi), Cap-ca, Hin-đu-cuc, Thiên Sơn, Côn Luân, An-tai, Xai-an, Hi-ma-la-a, U-ran (Châu Á); Đông Ô-xtray-li-a (châu Đại Dương).
- Các sơn nguyên lớn: Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi (châu Phi), A-ráp, I-ran, Đê-can, Tây Tạng, Trung Xi-bia (châu Á), Tây Ô-xtray-li-a (châu Đại Dương), Bre-xin (châu Mĩ).
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng trung tâm (Bắc Mĩ), A-ma-dôn, La Pla-ta (Nam Mĩ), Đông Âu (châu Âu), Công-gô (châu Phi), đồng bằng Ấn - Hằng, Mê Công, Hoa Bắc, Tây Xi-bia (châu Á), đồng bằng trung tâm (châu Đại dương).
- Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau trên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
- Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt độ do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn, nhiệt độ luôn luôn cao làm cho vùng này có áp thấp. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35o của cả hai bán cầu tạo thành khu áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho vùng Xích đạo. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên gió có tên Tín phong. Đồng thời không khí của khu vực có khí hậu áp cao này chuyển động về các vĩ tuyến 60o của hai bán cầu, nơi có khi áp thấp tạo nên gió tây ôn đới. Gió đông cực thổi từ khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90o Bắc và Nam về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam). Do trái đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit).