K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2018

Cách giải thích thứ nhất: dừng ở việc nêu đặc tính bên ngoài của sự vật, cách giải thích trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính

Cách giải thích thứ hai: thể hiện đặc tính bên trong của sự vật, phải tìm ra thông qua nghiên cứu khoa học

→ Cách giải thích thứ hai đòi hỏi phải có trình độ, chuyên môn mới hiểu thấu đáo được

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH   Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một...
Đọc tiếp

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

4.Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”

 

Bài 3.Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.  (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)

Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về nhận định trên.

 

Bài 4.Cho đoạn văn sau : “ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một.)

a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?

b. Hãy giải nghĩa: “di dưỡng tinh thần”

c.Vận dụng kiến thức về xưng hô trong hội thoại để lý giải vì sao nhân dân ta gọi Người là “Bác”.

d.Công việc học tập rất căng thẳng, người học sinh cần phải “di dưỡng tinh thần” ra sao? (Trình bày câu trả lời bằng đoạn văn nghị luận có độ dài 2/3 trang giấy thi)

 

Bài 5.Cho đoạn văn:“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình(2). Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích(2). Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”(3).

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Giải nghĩa từ “siêu phàm”?

c. Dùng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao tác giả dùng cách diễn đạt: “có lẽ” trong câu (1)

d.Phân tích phép tu từ được dùng trong câu “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”

e. Viết một bài văn ngắn  (độ dài tối đa 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.

 

Bài 6. …Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)

1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?

2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?

3) Trong câu “Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?

4) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

0
11 tháng 11 2021

Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.

Tham khảo:

Câu 3:

Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ

Khác : 

- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều

- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ

+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường

+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.

Câu 4:

Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ  nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 2....
Đọc tiếp

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau

a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

2. Xác định vị trí của dòng thơ : “Con hỏi:…” ở mỗi phần

(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng”

3.Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.Sự giống nhau va sự khác nhau của những cuộc chơi đó nói lên điều gì?

4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh: mây, trăng, sóng, bờ biển).

5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.

6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

 

 

2
12 tháng 12 2017

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

20 tháng 11 2019

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

1.Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ. 2.Mùa xuân của thiên nhiên , đất nước được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức...
Đọc tiếp

1.Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.

2.Mùa xuân của thiên nhiên , đất nước được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?

Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?

3. Phân tích đoạn thơ: “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” (Chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả).Đoạn thơ ấy cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?

4.Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca.Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ… đã được sử dụng như nào để tạo được nhạc điệu ấy?

5.Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.

 

1
24 tháng 9 2017

1. Tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được triển khai theo mạch cảm xúc và suy nghĩ như sau:

Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mạch cảm xúc và tư tưởng của tác giả dẫn đến mùa xuân của đất nước, cửa cách mạng và sau cùng là mùa xuân nho Iihỏ của mỗi con người trong mùa xuán lớn của đât nước. Nói một cách khác, cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước trong lao động và chiến đấu, nghĩ về đất nước vất vả gian lao nhưng vần đi lên phía trước, nhà thơ nêu lên ước nguyện làm một Mùa xuán nho nhỏ dâng cho đời, góp vào mùa xuân lớn của đât nước.

Bài thơ có thể chia làm hai phần:

1) Ba khổ thơ dầu: Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất nước.

- Với màu sắc của hoa và âm thanh tiếng chim hót (khổ một).

- Về mùa xuân của cuộc sống chiến đấu và sản xui: đá> chả: thơ (khổ hai).

- Nhận ra thế đi lên không gì ngăn cản nổi cua đả: nóớc trong quá khứ và hiện tại (khổ ba).

Ba khổ còn lại: Mỏi cá nhân phái đóng góp phần mình vào mùa xuân chung ấy. Nhà thơ tự nguyện đóng góp một phần khiêm tốn một nốt trầm vào bản nhạc mùa xuân chung của đất nước.

2. Khổ thơ đầu với sáu dòng thơ đã mở ra khung cảnh mùa xuân. Với nhịp điệu ngắn gọn, lời thơ hàm súc, chấm phá được cảnh sắc thiên nhiên:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời!

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng..."

“Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc". Tại sao lại là “dòng sông xanh” mà không phải là “dòng sông trong mút” Vàm cỏ Đông của Hoài Vũ hay “dòng sông đỏ nặng phù sa” của Nguyễn Đình Thi? Phải chăng màu xanh của dòng sông và sắc tím của bông hoa hòa hợp làm nên một cảm giác dịu mát lạ thường và đặc biệt là rất Huế. Chỉ với đôi nét điển hình đặc sắc đó của đất kinh đô thơ mộng đà đủ để nhà thơ dựng lên một khôụg gian mùa xuân Không gian ấy phóng khoáng, bay bổng, nhưng đằm thắm dịu dàng, tươi mát và đầy chất thơ. Tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện - một loài chim quen thuộc thường xuât hiện vào mùa xuân - càng làm cho không gian ấy thêin náo nức lạ thường. Tấm lòng của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tưửng như hiện rõ ra mồn một:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng...”

Tiếng chim nao nức được nhà thơ hình tượng hóa thật đẹp và thật gợi cảm. Giọt gì mà long lanh rơiĩ Tiếng chim hay mùa xuân đang nhỏ giọt? Ảm thanh vốn chỉ được nghe thấy, ở đây nhà thơ cảm nhận được, Iihìn thấỷ được “long lanh rơi” và đặc biệt hơn nửa là tiếp xúc được: “Tôi đưa tay tôi hứng”. “Hứng” là một động tác thể hiện sự trán trọng, nâng niu của nhà thơ đối với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúc lắng đọng kết tinh của trời và sông, của chim và hoa.

Qua đoạn thơ mở đầu này trong khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân

tới.

3. Từ cảm xúc dạt dào trên, nhà thơ đã tâm niệm về mình:

“Ta Làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến".

Ta ở đây là nhà thơ mà cũng có thể là mọi ngưở; B:r. cáu :hơ phải chăng là một lời ước nguyện. Ta làm con chim, ta làm cành hoa, icri một nốt nhạc trầm nhập vào bản hòa ca, mang niềm vui đến cho CIỘC đời Ước nguyện ây sao mà nhỏ bé và khiêm tốn! Trong cái lớn lao c-a cả một mùa xuân đẹp, nhà thơ chỉ tự nguyện làm một tiếng chim hòa :rone giọng hát của muôn loài chim, một cành hoa lẫn trong nương sảc cùa muôn hoa, một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng ngườ: Nghĩa là ta là người góp phần mang đến niềm vui cho đời. Chỉ là một nố: trầm thôi nhưng là một nốt trầm có khả năng gây xao xuyến lòng người Bôn câu thơ là một lời bày tỏ khát vọng muôn sông hữu ích cho đời.

Nốt trầm xao xuyến ấy cũng là tiếng hát lí tưởng cao cả của một con người muốn cống hiến sức mình cho nhân dân đất nước.

“Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc...”

Nhà thơ muôn mình là một “mùa xuân nho nhỏ” hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của mọi người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu đapg chớm bạc. Điệp từ “dù là” như một lời khẳng định, hay tự nhủ lòng mình kiên định dù phải đối mặt với tuổi già hay là bệnh tật. Nghĩa là dù trong bât cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc có ích cho xã hội. “Lặng lẽ dâng cho đời" là như vậy.

Cao quý xiết bao tâm lòng của nhà thơ!

Đó cũng chính là cách hiểu về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” của bài thơ.

4. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật phù hợp.

Trước tiên là thể thơ. Ông dùng thể thơ ngũ ngôn, một thể thơ gần gũi với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, vốn có âm hưởng dìu dặt, nhẹ nhàng, tha thiết, ở đây, Thanh Hải lại khéo dùng lối gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo thành sự liền mạch cảm xúc cho cả bài thơ.

Nhà thơ cũng đả dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, nhũng hình ảnh tự nhiên và giản dị giàu ý nghĩa tượng trưng khái quát để nói lên ước nguyện thiết tha của mình. “Ta làm con c/iirti hót. Ta làn cành hoa”. Nên nhớ từ đầu bài thơ òng đã phác họa hình ảnh mùa xuẩn cũng bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Sự lặp lại. có nâng cao đổi mới của hệ thông hình ảnh cũng là nét đặc sắc đáng chú ý cùa bài thơ.

Nhìn chung, Mùa xuân nho nhỏ được cấu tứ chặt chẽ với giọng điệu thể hiện đáng trân trọng, cảm xúc chân thành tha thiêt của tác giả Theo sát nội dung của từng đoạn, giọng điệu bài thơ có sự bién hóa phù hợp đoạn đầu vui tươi say mê, trầm lắng, nghiêm trang ở đoạn giữa và sỏi nối thiết tha ở đoạn khép lại.

5. Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của con người, du tuũi đang xuân hay khi đầu chớm bạc.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho dời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc...

Điệp từ dù là như một lời khẳng định, tự nhũ lòng mình kiên định, dù phải đối mặt với tuổi già hay bệnh tật. Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc hữu ích cho xã hội.

Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ này. Và ý nghĩa của nhan đề bài thơ cũng là như vậy.


>> Tham khảo <<

24 tháng 9 2017

Ngày trước thì thẳng tay sao chép, bây giờ thì thêm chữ "Tham khảo" cho đỡ bị gạch đá! :)

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

4.Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”

1
7 tháng 9 2021

mỘT BẾP LỬA CHỜN VỜN XƯƠNG SỚM

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. 

 Đúng ra mọi chuyện sẽ không có gì nếu như hôm nay em không tìm anh Nói anh nghe vài chuyện không vui mà em bận tâm một cách trốn tránh Đành rằng anh biết tìm về anh những lúc một ai đó làm em đau Anh bất chấp mở rộng đôi tay đừng khóc và nói anh nghe xem nào Người ta mắng em có phải không hay người ta có một người khác Em đang cay đắng nhiều lắm phải không bởi vì người ta thật sự...
Đọc tiếp

 
Đúng ra mọi chuyện sẽ không có gì nếu như hôm nay em không tìm anh 
Nói anh nghe vài chuyện không vui mà em bận tâm một cách trốn tránh 
Đành rằng anh biết tìm về anh những lúc một ai đó làm em đau 
Anh bất chấp mở rộng đôi tay đừng khóc và nói anh nghe xem nào 
Người ta mắng em có phải không hay người ta có một người khác 
Em đang cay đắng nhiều lắm phải không bởi vì người ta thật sự lười nhác 
Lười quan tâm lười chăm sóc lười suy nghĩ cảm giác của em 
Lười nhắn tin với em mỗi đêm và lười đưa tay lau nước mắt em 
Người ta không tin em đúng không người ta chữi mắng em đúng không 
Yên tâm đi em vì anh vẫn tin mặc dù em gạt anh rất nhiều lần 
Anh chưa từng buồn chưa từng trách chưa từng căm ghét từ ngày mất nhau 
Luôn có cái cớ anh tạo cho em xem như là anh tiện tay cất vào 
Một nữa khoảng trống nơi ngực trái có một cái tên anh giữ đằng sau 
Và đây là cách anh chọn để yêu chắc chắn là khác bất cứ thằng nào 
Khi ai kia luôn lười nhác và làm tan nát niềm vui của em 
Anh vẫn siêng năng làm những việc ấy bằng cả cuộc sống anh gửi cho đêm. 


Giả sử em không buông tay anh giả sử em không chọn người ấy 
Giả sử anh bất chấp hết tất cả không để em đi sẽ không như vậy 
Anh có thể lười theo cách của anh không cần lau cho em nước mắt 
Vì anh biết chắc nếu đó là anh niềm đau của em sẽ là số khuất 
Vì anh đang lười yêu một người khác lười đổi chác trên những niềm đau 
Lười quan tâm anh sống ra sao anh chỉ siêng năng nghĩ cách tìm nhau 
Giữa muôn ngàn người không thất lạc nhưng chỉ một người đã tạo vách ngăn 
Không phải là một đâu là 4 vách căn phòng trở nên chết lặng rồi. 


Nín khóc đi em đừng đau khổ vì ai mà khóc ngay trước mặt anh 
Sao lúc chia tay anh em không khóc mà chỉ im lặng bước đi thật nhanh 
Sao không níu kéo giống như lúc này lúc người ta không cần em nữa 
Lúc giá trị của em bằng không những thứ em nói nó xem là thừa 
Thật sự anh lười phải suy nghĩ nhưng thừa biết cái kết như vậy 
Em trao chỉ một lại muốn nhận 10 thì quá khả năng mà anh nhìn thấy đấy 
Anh cười là mình khờ vẫn tiếp tục vai diễn của anh 
Trong khi nam chính em thay nhiều lần nhưng anh vẫn lười và ngại thữ vai 
Anh chỉ muốn cười với những bài rap lười chấp nhận lại một tình yêu 
Vẫn siêng năng với những ca từ mà chỉ mình anh mới có thể feel 
Vào những đêm em tìm anh một cách tâm trạng em không hề vui 
Là anh biết chắc những thứ về anh em đã vội chôn nhưng chưa hề vùi 
Her em đừng xin lỗi về tất cả với anh đã là một thói quen 
Từng câu từng chữ trong “có anh đây” chính xác là điều mà anh hứa hẹn 
Vì anh cẩu thả trong nhiều thứ nhưng lại chăm chút viết từng câu 
Chỉ để em biết trong quá khứ anh vẫn còn giữ lại chút niềm đau này

yêu nhok tự kỉ

7
21 tháng 8 2016

Hình như danh sách nhạc của mk pn đều nắm rõ hết ak? Hình như pn hơi bị...ak?

21 tháng 8 2016

cái này là cái j thế bnoho

1.Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật. 2.Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào? 3.Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch , tác giả cần tạo được tình huống. Trong...
Đọc tiếp

1.Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.

2.Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?

3.Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch , tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì?Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?

4.Qua đoạn trích em hiểu như thế nào về tính cách của giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương?

5.Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?

5
27 tháng 4 2017

1:

Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người có tư tưởng tiến bộ, muốn thay đổi mạnh mẻ phương thức quản lí, tổ chức và lề lối hoạt động sản xuất với những kẻ bảo thủ, xu nịnh, mượn danh bảo vệ truyền thống ở xí nghiệp Thắng Lợi.

Trong giai đoạn khó khăn của đất nước, để phát triển sản xuất cần phải thay đổi các nguyên tắc, quy chế, các phương thức sản xuất cũ, lạc hậu, tức là cần phải thay đổi tư duy. Đổi mới trỏ thành yêu cầu có tính tất yếu trong thơi kì này của đất nước. Cuộc đấu tranh giữa hai phái cũ và mới thật gay gắt nhưng chiến thắng sẽ thuộc về những con người mơi.

Ở hai cảnh trước, Lưu Quang Vũ đã hé mở tình huống mâu thuẫn, tính cách của nhân vật chính. Đến cảnh ha này là cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu liên giữa hai tuyên nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.

27 tháng 4 2017

2:

Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Tôi và chúng ta là mâu thuẫn giữa suy nghĩ và cách làm ăn mới vơi suy nghĩ và cách làm ăn cũ kĩ, lỗi thời. Đây là một vấn đề đã diễn ra ơ mọi nơi, mọi lúc, nó có ý nghĩa lớn lao. Không thể cứ khư khư giữ lấy các nguyên tắc, cơ chế cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc; có như thê mơi kích thích được lòng nhiệt tinh, sự đóng góp công sức của mọi người vào sự nghiệp chung. Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái "chúng ta" được tạo thành từ những cái "tôi" cụ thể. Vì thế, cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người. Đặt trong tình hình đất nươc ta những năm bấy giờ, vỡ kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết xuất phát từ thực tế cuộc sống, xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏiLần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏi

Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có khéo  lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đạo, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được . Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dượng lực lưỡng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

Câu a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về vấn đề gì?

Câu b. Vua Quang Trung đã đánh giá cao Ngô Thì Nhậm những ưu điểm gì ?

Câu c. Câu nghi vấn nằm ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

Câu d. Qua lời nói trên, em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn 10 câu. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán.

 

0