Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).
* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống – chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…
– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…
* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cô Hiền là người luôn lưu giữ những nét đẹp của người Hà Nội, nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống:
+ Khi còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa cách ngồi, cách cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn
+ Răn dạy lũ trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.
+ Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế”.
=> Cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội, biểu tượng cho vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hóa Hà Thành.
Đáp án cần chọn là: D
Tôi ngưỡng mộ tác giả Đinh Vũ Ngọc (ĐVN) từ khi nhà thơ Hương Thu (Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đường Việt Nam) đọc bài thơ “MỜI” của ông trong buổi lễ Họp mặt các Chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường các tỉnh phía Nam lần đầu tiên năm 2006. Giọng thơ toát lên sự trẻ trung, khỏe khoắn. Đây là một trong những nét mới ít thấy ở thể thơ Luật Đường. Chưa biết ông trước khó có thể hình dung ra được sự “cổ lai hy” đó chính là ở một tác giả không chuyên nghiệp và đã bước vào lớp người “cổ lai hy”. Khi nhà thơ Thành Nhân, Chủ nhiệm chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường thành phố Cao Lãnh ghé chơi và đọc cho nghe bài thơ “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”, tôi hoàn toàn bị chinh phục và đã khẩn khoản nhờ anh đọc cho tôi chép lại nguyên tác và đây cũng chỉ là bài thơ thứ hai của tác giả ĐVN mà tôi vinh hạnh được đọc. Thế là tôi cứ thế mà nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại cả chục lần vẫn cứ say sưa.
Hãy lắng nghe tác giả mở đề:
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Câu “phá đề” giới thiệu trực khởi về chiếc áo quê hương mang dáng vóc dịu dàng, xinh xắn rất phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Câu “thừa đề” nâng cao lên, dẫn người đọc liên tưởng tới “non sông gấm vóc”. Cách mở đề thành công, mang tính truyền thống thường thấy, chưa sử dụng bất cứ nghệ thuật gì khác biệt. Điều tôi khâm phục chính là sự khéo léo của tác giả trong việc lồng ghép, lựa chọn từ ngữ để diễn tả một cách khái quát hết những ý chính mà bài thơ sẽ nói đến đó là: chiếc áo dài quê hương, phù hợp với vẻ đẹp hình thể kết hợp với nét thùy mị, duyên dáng, nết na, thanh thoát của chị em phụ nữ Việt Nam, không những chỉ mang phong thái cốt cách văn hóa của người Việt Nam mà còn nhắc nhở mỗi người về tình yêu đất nước.
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Cặp câu “thực” cũng là một sự thăng hoa hoa của cảm hứng nghệ thuật. Hai câu giống như hai vết kéo của người thợ may, đã cắt xong hai vạt áo; giống như hai nét sổ của người họa sĩ, vừa chấm phá nét phác thảo bản họa đồ đất nước; giống như những tiết tấu mở đầu hai dòng nhạc hứa hẹn cho những giai điệu du dương. Chỉ hai câu thôi cũng đã thấy biển bạc, rừng vàng, thấy cả dãy Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ hai câu mà thấy hiện lên cả âm thanh, màu sắc. Ta tưởng như nghe tiếng sóng vỗ dạt dào. Ta tưởng như thấy trăm hoa đua nở. Tác giả không ngần ngại việc sử dụng “điệp tự”. Chữ “tà” níu từ câu “phá” được lặp lại hai lần trong cặp “thực” không hề phá vỡ bố cục mà càng làm cho tứ thơ liền lạc, dẫn người đọc phải đọc tiếp, chiêm ngưỡng tiếp. Đọc tới đây ta có cảm giác như đang trong chuyến hành hương tìm về cội nguồn, vừa lắng nghe chăm chú, vừa nhìn theo cánh tay chỉ, vừa khâm phục sự am tường của người hướng dẫn viên du lịch.
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Một “vạt áo” nhỏ nhoi, sao như lột tả cả miền Nam thân thiết. Những cánh rừng miền Đông bát ngát; những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn; những bãi biển phương Nam hiền hòa, ấm nắng; những dòng sông chở nặng phù sa; những đồng lúa bao la xanh ngắt đương thì con gái… đang vươn ra đón ngọn gió lành. Kỳ diệu hơn là “vòng eo” thắt đáy lưng ong, niềm tự hào của vẻ đẹp phụ nữ phương Đông truyền thống lại được tác giả nhuần nhị ẩn dụ vào dải đất miền Trung điệp trùng đồi núi và nổi tiếng với những eo vịnh biển đẹp tầm cỡ quốc tế, những khu du lịch sầm uất, mỗi năm níu gót hàng triệu bước chân du khách. Nghệ thuật đối ở cả hai cặp “thực” và “luận” đều rất nhuần nhuyễn. Tác giả hình như không chỉ là nhà thơ! Tác giả là họa sĩ, là kiến trúc sư? Tác giả là nhà khoa học viễn tưởng hay là một nghệ nhân điêu khắc? Không thể nào? Phải có sự phối hợp nghệ thuật hài hòa lắm giữa các bộ môn ấy mới có thể có được sự quan sát tinh tường dường ấy, sự miêu tả tinh tế dường ấy.
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đành rằng rất thích, thích đến mê đắm bài thơ này, tôi vẫn mạnh dạn chân thành phát biểu quan điểm riêng của mình là: cặp câu “kết” chưa cân xứng với tầm cỡ của bài thơ. Tác giả đã có sự khám phá khi phát hiện và lựa Hà Nội làm điểm nhấn cho “vạt trước của chiếc áo”. Tuy nhiên, “trái tim Hà Nội” có lẽ vẫn đắt hơn là “nhịp tim”. Các cụm từ “nhô gò ngực” và “thơm thịt da” dẫu rất hình tượng nhưng lại quá cụ thể đã làm giảm tính tế nhị và đánh mất chất thơ. Cụm từ “Hương lúa ba miền” thật đắt đã góp phần làm mờ nhạt bớt hạn chế nhỏ vừa kể trên.
Trong những năm gần đây, giới yêu thích thơ luật Đường đã có sân chơi riêng, có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn, đặc biệt là từ khi Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đưởng Việt Nam ra đời và liên tục cho ra mắt các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy vậy, vẫn còn không ít người cho rằng đó là hình thức cổ điển, ngoại lai, gò bó, kém sáng tạo thì việc sáng tác, phát hiện và giới thiệu những bài thơ hay ở thể thơ này càng trở nên là một trong những việc đáng làm. Có thể những suy nghĩ của tôi chưa thật sự xác đáng, song tự đáy lòng tôi vừa rất kính trọng vừa nể phục tác giả ĐVN. Qua bài thơ của mình ông đã cho thấy “bình xưa” chưa hẳn đã xưa. Đặc biệt sự tìm tòi, ý tưởng sáng tạo đã vượt lên hẳn những bài thơ luật Đường đương thời. Tính trí tuệ được toát ra từ mỗi từ, mỗi chữ, mỗi câu. Đúng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ hay nhất về chiếc áo dài Việt Nam mà tôi đã từng đọc! Chúc tác giả ĐVN khỏe mạnh, sống lâu và say mê sáng tác để ngày càng có thêm nhiều tác phẩm hay gửi đến bạn yêu thơ cả nước.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đinh Vũ Ngọc
Các đồng chí đã quen thuộc với hình ảnh của những nữ quân nhân với các bộ quân phục trông mạnh mẽ, gọn gàng thể hiện nét đẹp chính quy. Nhưng chúng tôi cũng muốn thể hiện mình thướt tha trong bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đến với hội thi hôm nay, các nữ quân nhân đơn vị rất phấn khởi và tự tin trong tà áo làm nên nét đẹp quê hương mình…
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam .
"Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay"
BíchLan
Chiếc áo dài và chiếc nón là trang phục làm nổi bật và tăng thêm nét duyên dáng, e ấp, dịu dàng, trang nhã, đài các, kiêu sa ... của người phụ nữ Việt. Áo dài như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ . Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực
Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều thanh lịch cho người phụ nữ.
Đã hàng thế kỉ trôi qua, trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt,
Văn hóa áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều tiếp biến, giao lưu và có đời sống lịch sử qua nhiều triều đại. Mỗi triều đại, chiếc áo dài phản ánh một sự phát triển mới về cảm quan thẩm mỹ của một đất nước đa dân tộc. Mỗi dân tộc người trên đất Việt có thể sáng tạo mãi trên chiếc áo dài của mình mà không hề lẫn lộn với các tộc người khác. Sự sáng tạo thể hiện không chỉ ở các kiểu cách, các màu sắc mà còn ở các tiết họa, kết cấu trang trí trên áo dài. Mỗi bước tiến của văn hóa, văn minh, chiếc áo dài của mỗi tộc người càng gắn liền với bản sắc dân tộc - hiện đại hơn
Chiếc áo dài là thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. Chiếc áo dài Việt đã từng được trần bông để mặc trong lúc hàn giá, đã từng được may bằng lụa mỏng để mặc trong những ngày nóng nực. Mùa Xuân, mùa Thu, chiếc áo dài Việt có thể được may bằng những chất liệu phù hợp với thời tiết.
Đời sống thẩm mỹ phong phú của chiếc áo dài Việt biểu hiện tập trung ở sự thể hiện khác nhau của cái đẹp. Áo dài có thể biểu hiện trong cái đẹp kiêu sa, lộng lẫy, choáng ngợp, lại cũng có thể biểu hiện trong cái đẹp dịu dàng đoan trang thùy mị, trong cái đẹp giản dị, thường nhật. Áo dài Việt có thể đẹp khi mang lại sự ấm áp trong mùa Đông, mát mẻ trong mùa hè, dịu dàng trong mùa Xuân, kiều diễm trong mùa Thu. Những gam màu, những kiểu dáng vô tận được thể hiện thông qua chiếc áo dài Việt không chỉ tạo nguồn cảm xúc thẩm mỹ bất tận cho các nhà sáng tạo mà còn làm rung động hàng triệu trái tim về sự xuất hiện của nó trong những tình huống nhất định của cuộc sống.
Cảm xúc về chiếc áo dài Việt Nam cũng đã làm nên những ca khúc bất từ, đi vào thơ ca, phảng phất được cái riêng, cái giản dị của cuộc sống:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
Do tính đa dạng kỳ diệu trong đời sống thẩm mỹ của xã hội, chiếc áo dài có thể là hình ảnh tạo dựng về cái đẹp của người phụ nữ khi sử dụng nó. Khoác chiếc áo dài lên mình, bước ra đường phố, đến nơi công sở người phụ nữ đã tự cảm thấy mình đẹp hơn và đối diện cũng như hòa chung vào với cái đẹp khác của xã hội. Người phụ nữ mặc chiếc áo dài để nâng cao giá trị của mình và hy vọng được
Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.
Phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh là một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, nơi anh đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để “chộp” được một cảnh thật ưng ý. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: “trước mặt tôi là bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới… toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp… Tôi tưởng thấy chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh về chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mỹ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời.
Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lý, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Phùng đã từng có “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”, anh đã từng chiêm nghiệm “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích… toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lý của sự toàn thiện”. Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn và độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau. Phùng đã từng là người lính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyền biển mênh mông, anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con lão đàn ông đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện, ở đó có chánh án Đẩu, bạn chiến đấu cũ của anh. Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lý. Bề ngoài đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hy sinh của bà là tình thương vô bờ với những đứa con: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có những người đàn ông ở thuyền để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa… phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…”. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”; “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn…”. Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
Tư tưởng nghệ thuật đó của Nguyễn Minh Châu thấm sâu trong hầu hết các nhân vật của truyện ngắn: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Tác giả chỉ gọi là “người đàn bà” một cách phiếm định. Tuy không có tên tuổi cụ thể, chỉ là một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. Trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”, bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. “Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài” – một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hy sinh.
Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã biến “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền: “lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Trong đời vẫn có những kẻ như thế, nói như Nam Cao trước kia, chỉ để thoả mãn lòng ích kỷ, chúng tự cho mình cái quyền được hành hạ mọi người. Lão đàn ông “chân chữ bát”, “mái tóc tổ quạ”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”, vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình.
Trong một gia đình mà bố mẹ có chuyện lục đục, đáng thương nhất là những đứa trẻ. Chúng bị đẩy vào tình thế thật khó xử: biết đứng về phía ai, biết làm thế nào để trọn đạo làm con? Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân thường đạo lý. Chắc trong lòng cô bé tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ mẹ; chỉ vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố… Cô bé lúc ấy là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển: nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, nó “tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo vệ mẹ của nó, nhưng hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
Vốn là người lính chiến từng vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Mới đầu, chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, Phùng hết sức “kinh ngạc”, anh “há mồm ra mà nhìn”, rồi sau như một phản xạ tự nhiên, anh “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Hành động ấy nói được nhiều điều. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Ở tác phẩm này, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người, thì với Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp “trời cho” của thuyền biển sớm mai. Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờ chứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền “thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man và vô lý. Tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ. Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này cũng rất đáng chú ý. Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo; những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình; những lời của Đẩu ở toà án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành… Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề- tư tưởng của truyện ngắn.
Có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là cảm hứng về nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người” (Bakhtin). Theo mạch cảm hứng ấy, năm 1982 Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn Bức tranh; trong ý nghĩ tự phán xét, nhân vật hoạ sĩ đã vẽ một bức chân dung tự hoạ nhằm thể hiện “khuôn mặt bên trong của chính mình”. Đáng lưu ý là, nếu trong truyện Bức tranh, Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn nghệ thuật vào thế giới nội tâm thì trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu lại hướng cái nhìn nghệ thuật ra thế giới bên ngoài, ra cuộc sống đời thường. Nếu truyện Bức tranh là sự tự nhận thức, tự phê phán của con người dưới ánh sáng của lương tâm, đạo đức, thì truyện Chiếc thuyền ngoài xa là sự nhận thức và phê phán cái xấu, cái ác trong cuộc sống thường ngày. Cả hai tác phẩm đều được viết dưới sự chỉ đạo của quan điểm nghệ thuật: chỉ ra mặt xấu, mặt tối để góp phần hoàn thiện nhân cách con người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, thật đúng như Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
1. Nhân vật Phùng thể hiện quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
a. Phùng là người yêu nghề, có trách nhiệm với nghề
- Anh đã phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào.
- Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm anh mới chụp được bức ảnh ưng ý.
à Phùng không đơn giản, qua loa với công việc mà anh luôn hết lòng vì công việc.
b. Phùng là một nghệ sĩ tài năng:
- Anh đã phát hiện bức tranh thiên nhiên giàu giá trị nghệ thuật:
+ Trước mặt Phùng là một khung cảnh thiên nhiên như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.
+ “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào”.
+ “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.
+ Khung cảnh được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới giữa hai chiếc gọng vó giống hệt “cánh một con dơi”, đẹp từ đường nét đến ánh sáng.
à Phùng là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát bằng đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần.
c. Phùng là người nghệ sĩ thật sự rung cảm trước cái đẹp:
- Cái đẹp đã làm Phùng xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình.
+ Anh liên tưởng tới câu nói của ai đó “ bản thân cái đẹp chính là đạo đức” .
+ Và tưởng chính mình vừa khám phá “cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".
à Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, khi cảm nhận cái đẹp hài hoà, lãng mạn giữa thiên nhiên và cuộc đời. Trong hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” giữa biển trời mờ sương, Phùng đã cảm nhận cái đẹp toàn bích và thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Từ đây, ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.
d. Nhân vật Phùng thể hiện quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
- Qua việc khám phá bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” của Phùng, tác giả muốn đề ra một quan niệm về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống; người nghệ sĩ phải có tài năng, có sự lao động miệt mài và phải có sự xúc động trước cái đẹp thì mới sáng tạo được những tác phẩm có giá trị.
2. Nhân vật Phùng thể hiện cách nhìn về cuộc sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
a. Phùng là người có tấm lòng nhân hậu:
- Chưa thoả thuê ngắm bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” thì ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào nơi Phùng đứng.
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, đánh vợ như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Chứng kiến cảnh ấy, Phùng đã “kinh ngạc đến mức (…) há mồm ra mà nhìn” rồi sau đó thì “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác (con lão đàn ông) đã kịp tới để che chở cho người mẹ .
- Đến lần thứ hai, bản chất người lính ở người nghệ sĩ được thể hiện. Anh xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác … Hành động của Phùng cho thấy anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác.
àHoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự toàn thiện” mà nó là những ngang trái, xấu xa, những bi kịch còn tồn tại trong cuộc sống.
b. Phùng luôn ý thức để hoàn thiện nhân cách:
- Tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa”, cảnh người đàn ông đáng vợ và khi lắng nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án (vì tình thương con, vì ý thức phải sống cho con, vì mong nuôi con cho đến khi khôn lớn mà chị chấp nhận gánh lấy cái khổ), Phùng nhận thức rất nhiều điều qua các cảnh ấy.
+ Đằng sau bức ảnh như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” là những điều nghịch lý trong cuộc sống đời thường với biết bao số phận, bao mảnh đời éo le.
+ Để Phùng chứng kiến hành động vũ phu của người chồng, Nguyễn Minh Châu muốn phê phán tình trạng bạo lực trong gia đình, một mảng tối của xã hội đương đại.
+ Phùng đã hiểu về người đàn bà hàng chài kia: Ẩn bên trong sự xấu xí, nhẫn nhục là vẻ đẹp tình mẫu tử đầy vị tha, là khát khao hạnh phúc bình dị đời thường của người phụ nữ còn đói nghèo, lạc hậu.
+ Nỗi trăn trở của Phùng trong nhiều năm dài về hình ảnh người đàn bà hàng chài cứ hiện ra sau mỗi lần anh ngắm bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” chính là quá trình tự ý thức của Phùng để hoàn thiện nhân cách của mình.
=> Truyện không chỉ giàu giá trị nhân đạo mà còn mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
mày đừng so sánh tao với nó\n_vì nó là chó còn tao là người\n_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó\n_vì cả mày và nó đều chó như nhau
Phần I
Câu 1:
Văn bản tập trung vào vấn đề nghị luận bàn về niềm tin vào bản thân, nỗ lực phấn đấu không bỏ cuộc để vượt qua những khó khăn, thác ghềnh bằng tự lực để chinh phục thành công.
Câu 2:
Biện pháp ẩn dụ:"thác ghềnh, chông gai trên đường" vì tác giả so sánh những chướng ngại vật trên đường đi hàng ngày của mỗi người cũng giống như những khó khăn, gian nan trên đường đời mỗi người phải trải qua để thành công.
Câu 3:
Tác giả đưa hai dẫn chứng về Walt Disney và Helen Keller là để làm dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề cần nghị luận của mình đó là đã có những tấm gương gặp muôn vàn khó khăn trắc trở trong cuộc sống nhưng họ không buông xuôi hay dựa dẫm vào người khác mà biết cách đứng dậy sau vấp ngã và thành công.
Câu 4:
Em đồng ý với quan điểm:"Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ là học từ người khác". Những người đi trước và câu chuyện xoay quanh sự thành bại của họ chính là những bài học quý báu cho người sau. Những con người đi trước và thành công sau 1 quá trình gian nan đó chính là những bằng chứng sống để người đời sau tin tưởng vào mình dù có trải qua bao thác ghềnh, chông gai.
Phần II
Có một câu chuyện ngụ ngôn mà hồi bé chúng ta hay được nghe kể về cuộc đua của rùa và thỏ, con thỏ nhanh nhẹn nhưng lại tự phụ, xem thường đối thủ,tuy con rùa chậm chạp nhưng lại nỗ lực không ngừng, kết quả ai cũng biết, con rùa đã thắng con thỏ. Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của con rùa, nó không đầu hàng trước những thất bại. Rõ ràng, con thỏ có năng lực nhưng ý chí lại không tốt bằng con rùa, nó vẫn có thể về đến được vách đích nhưng con rùa vẫn chiến thắng nó,đó cũng là sự biểu trưng cho quyết tâm và ý chí của con rùa . Cũng có người từng nói “ Không phải đời người quá khó khăn, mà là do bạn nỗ lực chưa đủ”. Từ câu chuyện trên và câu nói trên, chúng ta có thể thấy được ý chí đóng 1 vai trò cực kì quan trọng trong mỗi bước tiến đến con đường thành công của mỗi con người.
Sức mạnh, trí tuệ hay thiên phú chỉ góp phần nào cho sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại, nhưng hơn thế nữa quyết định chủ yếu là ở ý chí. Vậy ý chí hay sự quyết tâm là gì mà nó lại đóng góp không nhỏ vào chính cuộc đời chúng ta? Ý chí, nghị lực là ý thức, tính tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn nén sức lực, trí tuệ để đạt được tiêu chí, mục đích. Ý chí cũng là phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có nỗ lực khắc phục khó khăn.Ngay từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống, bạn được giao một công việc trong nhiều ngày, nhưng bạn đã cố gắng, tập trung để hoàn thành trước thời hạn và nhận thêm một việc làm mới, từ đó năng suất làm việc, hiệu quả công việc và sự tin tưởng từ người giao việc cũng từ đó tăng theo. Chỉ từ một sự quyết tâm nhỏ ấy thôi mà cũng kéo theo được vô cùng nhiều giá trị và lợi ích không chỉ đối với bản than mà còn đối với những người xung quanh chúng ta. Ý chí như thôi thúc bản thân mỗi chúng ta, như tiếp thêm cho ta phần nào sức mạnh để ngày càng tới gần hơn mục tiêu đã đề ra. Câu chuyện được minh chứng bởi Thomas Edison – nhà phát minh tài ba của thế kỉ XX, hơn 10.000 lần thất bại để đem được ánh sáng đến với nhân loại, nếu không có ông thì dường như việc bóng đèn xuất hiện với thế giới sẽ bị đẩy lùi đi mười mấy năm, rõ ràng, chính ý chí quyết tâm của Edison đã khiến con đường của nền văn minh hiện đại của con người trở nên ngắn lại.
Ý chí giúp chúng ta toàn sức tập trung vào mục tiêu bằng cách ngăn cản các suy nghĩ không liên quan khác xảy đến. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiểu quả. Chủ tịch Hồ chí đã nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu nói này càng như khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sức mạnh ý chỉ và quyết tâm, đáng sợ nhất không phải là những người có tài năng thiên bẩm mà là những người có nghị lực vươn lên. Ý chí rèn luyện bản thân sự quyết đoán và nhạy bén trong mọi vấn đề cuộc sống từ đó thúc đẩy hành trình của bản thân trở nên tinh gọn. Nghị lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được giá trị cốt lõi của nó. Trái ngược với những người có ý chí là những người thờ ơ, không đủ quyết tâm, nhụt trí trước những thử thách cuộc sống. Giới trẻ bây giờ không ít người chưa làm đã vội bỏ cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người như thế thật đáng chê trách. Là học sinh, chúng ta cần khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách .Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.
Nhìn chung, một lần nữa cần phải khẳng định lại giá trị của câu nói “ Ý chí tốt làm con đường ngắn lại”. Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí rất mạnh mẽ.Vậy nên việc rèn luyện và giữ vững một ý chí kiên cường luôn là điều tất yếu trên chặng đường của cuộc đời
Đáp án cần chọn là: C