Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi . Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi!thật là đẹp.Tất cả thật là đẹp.
Đoạn văn tả mùa xuân:
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.
Trạng ngữ : Trong vườn
Câu đặc biệt : Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.
Cái đẹp của đất trời.
Cứ vang mãi trong đời
Một mùa thu lãng mạn
Ta lạc vào chốn đây
Thì thầm với cỏ cây
Ôi sao mà đẹp quá
Sắc lá vàng cứ rơi
Càng làm thêm rung động.
Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng?
Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng vì:
- Nhân hóa giúp cho các sự vật trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết, dễ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ.
- So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn, giúp cho người có thêm cái nhìn mới mẻ hơn về sự việc.
Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm
Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn ra được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm
"tuy có chỗ gần với các thể kí , kí sự ở yếu tố miêu tả . ghi chép những hình ảnh , sự việc mà nhà văn quan sát , chứng kiến nhưng tùy bút thiên về biểu cảm , chú trọng thể hiện cảm xúc tình cảm suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống "
Tác Dụng của liên kết: CHo chúng ta hiểu về các thể kí và nhấn mạnh về đặc điểm và tác dụng của nó.
- Hai khổ thơ cuối đã đáp ứng được yêu cầu trên.
- Lý giải: Ở hai khổ thơ cuối tác giả đã sử dụng hình ảnh thể hiện sự liên tưởng bất ngờ, thú vị. Màn sương biết ôm lấy dáng mẹ, chiếc áo choàng màu đỏ mẹ mặc lại giống như một đốm nắng đang trôi giữa không gian, mẹ bước chân về nhà thì giọt nắng hồng lại hiện lên trong nụ cười của mẹ. Những câu thơ ngoài hình ảnh độc đáo, liên tưởng thú vị còn là tình cảm yêu thương chân thành của tác giả dành cho mẹ của mình.
+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
Câu 1: Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
- Phần 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ
- Phần 2 (tiếp… điếu mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ
- Phần 3 (còn lại) Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than
Câu 2:
a, - Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
Câu 3:
a, Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá
- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ
Đáp án: D