K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2017

Học sinh đọc kỹ văn bản từ chỗ “Đọc sách không cốt lấy nhiều” cho đến hết. Suy nghĩ và phân tích theo các ý chính sau :

- Theo tác giả bài viết cần lựa chọn sách để đọc như thế nào, mối quan hệ giữa loại sách thông thường, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình và loại sách tài liệu cơ bản, chuyên sâu ra sao ?

- Lời bàn thật cụ thể của tác giả về cách đọc sách (thái độ, tinh thần, phương pháp khi đọc).

10 tháng 1 2023

a) Cách chọn sách:

- Không cốt lấy nhiều, chọn cho tinh, cho kĩ.

- Nên hướng vào 2 loại:

+ Sách phổ thông: cuốn đọc phổ thông và đại học - đọc đủ.

+ Sách chuyên môn: chọn, đọc suốt đời.

b) Cách đọc:

- Đọc chuyên sâu: ít mà lấy, trầm ngâm suy nghĩ, tích luỹ dần dần.

- Đọc không chuyên sâu: qua loa - lên án gay gắt.

10 tháng 1 2023

*Bài này hôm trước mình mới học không biết có đúng k

7 tháng 11 2018

- Ý nghĩa của việc đọc sách

 • Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn- con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

 • Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

⇒ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.

- Phương pháp đọc sách.

 • Đọc cho kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến thuộc lòng.

 • Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

 • Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

 • Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

 • Đọc sách còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức kiên trì, nhẫn nại.

 

4 tháng 7 2018

Theo tác giả, đọc sách có hiệu quả cần có những phương pháp đọc hợp lí, đúng đắn:

- Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngâm“ trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.

- Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.

⇒ Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách. Cũng theo tác giả, đọc sách không phải chỉ đơn giản là đọc để lấy tri thức. Đọc sách còn là cách để rèn luyện tâm tính, học cách làm người.

NK
14 tháng 1 2021

Em tham khảo phần thân bài nhé:

1. Giải thích

- Sách là gì?

- Phân loại sách.

2. Vai trò của việc đọc sách

- Cung cấp tri thức.

- Là phương tiện giao tiếp.

- Giúp con người trở nên văn minh hơn. Sách cũng là một phương tiện giúp cho mối quan hệ giữa người với người được xích lại gần nhau hơn.

- Giúp chúng ta chạm tay vào ước mơ và khát khao của bản thân.

- Đưa ra hệ quả của việc con người không đọc sách.

3. Cách đọc sách hiệu quả

- Phải biết chọ sách có nội dung phù hợp và đáp ứng được với mục đích của người đọc.

- Cách đọc sách cũng phải có hiệu quả. Không nên đọc tràn lan, đọc phải biết được chỗ nào hay chỗ chưa hay, cần có tư duy phản biện. Ghi nhớ được từ khóa, từ hay trong đó. Cần nhớ được nội dung bao quát của quyển sách đó.

* Cần liên hệ với bản thân em trong việc nhận thức được vai trò của việc đọc sách và cách đọc sách của em đã hiểu quả hay chưa.

Chúc em học tập tốt!

 

Bởi vì trong cuộc sống việc áp dụng kiến thức vào trong cuộc sống là rất quan trọng,con người muốn có hiểu biết đều thông qua sách vở,tuy nhiên cũng có một số loại sách chưa thật sự có ích với con người,những quyển sách ấy chưa thật sự đáng để sử dụng.Nên khi lữa chọn các loại sách bạn cần tìm hiểu kĩ về nội dung có ích cho bản thân để có thể tiếp cận với kiến thức một cách nhanh,hiệu quả và phù hợp nhất.

27 tháng 1 2021

Vì 2 lý do chính- Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi nuốt sống, không kịp tiêu hóa, không kịp nghiền ngẫm.

- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, làm lãng phí thời gian, sức lực vào những quyển sách vô thưởng vô phạt.

 

17 tháng 4 2017

Sách là kho tàng kinh nghiệm, trí tuệ của nhân loại, đọc sách là con đường chân chính mở rộng hiểu biết của con người nhưng không phải ai cũng hiểu và có được cách đọc sách đúng đắn. Việc đọc sách muốn hiệu quả cần phải biết cách chọn sách: sách thường thức và sách chuyên môn. Khi đọc, không phải chỉ lướt qua cho xong lượt mà cần có sự rèn luyện, có kế hoạch và phương pháp đọc thích hợp. Đọc sách không cần đọc nhiều, cốt đọc cho tinh, đọc cho kĩ, không đọc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống.

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Vân đồ nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

- Vấn đề nghị luận của bài viết là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Nội dung văn bản được triển khai qua các luận điểm sau đây:

+ Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ợ Học vấn... phút hiện thế giới mới").

+ Các khó khăn, mồi nguy hại dỗ gặp của việc đọc sách trong tinh hình hiện nay ở Lịch sử... tự tiêu hao lực lượng").

+ Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả (phần còn lại).

Câu hỏi 2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?

- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sông của con người. Sách là kho tàng tri thức, kinh nghiệm, thành tựu của con người về nhiều mặt, được tích luỳ trong suốt quá trình phát triển lịch sử; là di sản tinh thần quý báu của loài người.

- Đọc sách là con đường tốt nhất (tuy không phải là duy nhất) để con người trau dồi học vấn, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tri thức. Đọc sách có ý nghĩa lđn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Đọc sách là cách tích lũy, tiếp thu, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nhân loại; là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để con người lao động, học tập, sáng tạo, khám phá và chinh phục thế giới.

Câu hỏi 3. Muốn tích luỳ học vân, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?

- Trong tình hình hiện nay, sách in ra ngày càng nhiều, do đó việc đọc sách cũng ngày càng không dỗ. Con người dễ bối rối trước lượng sách khổng lồ và quỹ thời gian không nhiều dành cho đọc sách. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng ít nhất hai nguy hại thường gặp:

+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống", không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

+ Sách nhiều dỗ khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực ở những cuốn không thật có ích.

- Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc. Lựa chọn bằng cách:

+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.

+ Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyền môn, chuyên sâu của minh.

+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cùng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gùi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định đúng đắn rằng: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác", vì thế "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.

Câu hỏi 4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.

Tác giả bài viết khi bàn về phương pháp đọc sách cho rằng điểm quan trọng là phải biết lựa chọn sách để đọc.

Lời bàn cụ thể và dễ hiểu:

- Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy nghĩ, "trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.

- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào cùng đọc, đọc theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí, coi việc đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Tác giả cho rằng đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà đó còn là việc rèn luyện tính cách, học làm người.

Câu hỏi 5. Bài viết Bùn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?

Sức thuyết phục cao của bài viết được tạo nên từ ba yếu lố cơ bản sau đây:

- Là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài nên nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.

- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hựp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.

3 tháng 1 2019

1. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

Trả lời:

Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:

- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.

- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.

3. Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?

Trả lời:

Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:

- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.

Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.

- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.

- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.

4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.

Trả lời:

Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:

- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.

- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

5. Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?

Trả lời:

Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:

- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.



16 tháng 1 2023

Qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm, tôi rút ra được rất nhiều điều hay qua văn bản này và nhất là khi tác giả nêu ra được những lí lẽ để mọi người nên và phải đọc sách. Đầu tiên, Chu Quang Tiềm đã chỉ ra rằng mặc dù đọc sách không chỉ là chuyện học vấn nhưng đọc sách luôn đóng góp một vai trò to lớn cho con đường học vấn. Nó giúp mỗi con người tiếp thu nhiều tinh hoa kiến thức để trau dồi và phát triển con đường học vấn của bản thân. Lí do đầu tiên mà khiến mọi người phải đọc sách chính là đọc để phổ cập những kiến thức cơ bản phổ thông mà ai cũng nên và cần phải biết và đọc để trau dồi học vấn chuyên môn. Điều này sẽ giúp đỡ mỗi người trong việc học hơn đi từ cơ bản đến nâng cao để rồi biết thêm nhiều kiến thức hay ho và mới mẻ. Việc đọc sách là một hoạt động rất tốt cho mỗi người bởi vì nó có rất nhiều lợi ích cho chúng ta nhưng đọc thôi chưa đủ phải đọc kĩ, hiểu lâu thế mới là đọc sách. Vì vậy, chúng ta phải nắm thật chắc các kiến thức cơ bản rồi hãy từ từ đọc các loại sách bổ ích khác để trải thảm cho con đường học vấn của chúng ta thuận lợi.

Phương pháp Diễn dịch