K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2018

a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh ? Vì sao?

- Một số ngành công nghiệp khai thác: than, sắt, apatit, đồng, chì , kẽm.

- Những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác là các mỏ khoáng sản này có trữ lượng khá, điều kiện khai thác thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ?

Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. Ngành này chủ yếu sử dụng mỏ sắt tại Trại Cau (cách khu công nghiệp 7km), mỏ than Khánh Hòa (10km), mỏ than mỡ Phấn Mễ (17km).

c) Trên hình 18.1 (SGK trang 66), hãy xác định

- Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh

- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí

- Cảng xuất khẩu than Cửa Ông

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định

d) Dựa vào hình 18.1 (SGK trang 66) và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:

- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện

- Phục vụ nhu cầu than trong nước

- Xuất khẩuĐể học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

24 tháng 1 2022

– Các tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

   – Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau để tạo ra các thế mạnh về kinh tế khác nhau của từng vùng.

   – Các ngành khai thác khoáng sản tài nguyên đóng vai trò quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như luyện kim đen , luyện kim màu . Nếu nơi nào gần mỏ nào thì có ngành công nghiệp của mỏ đó.

1. Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.2. Vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Ý nghĩa của vị trí địa lý đó.3. Kể tên các loại khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ.4. Sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc...
Đọc tiếp

1. Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.

2. Vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Ý nghĩa của vị trí địa lý đó.

3. Kể tên các loại khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ.

4. Sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

5. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh¸kể tên.

6. Tại sao về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc?

7. Kể tên các tỉnh nằm ở Tây Bắc, Đông Bắc.

8. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào? Diện tích?

9. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ

10. Đặc điểm dân cư của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ.

2

 

Tham khảo:

3.Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sảnCác khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi  sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại  chi phí cao.

4.

Khu vực

Các dân tộc

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển phía đông

Chủ yếu là người Kinh

Sản xuất lương thực, cây công- nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Sản xuất  công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Miền núi, gò đồi phía tây

Chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,…

Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.

 

5.Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên.

Tham khảo:

6.Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do ở Đông Bắc các dãy núi chạy theo hướng vòng cung mở rộng ra phía Bắc và trụm đầu tại Tam Đảo. Đông Bắc là nơi đầu tiên cũng là nơi cuối cùng đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng thổi vào nước ta.

7.14 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình. Khu vực Đông Bắc có Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái.

8. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông 

9.

a. Thuận lợi

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

* Địa hình: có sự phân hóa rõ rệt.

- Núi cao, cắt xẻ mạnh, hiểm trở ở phía Bắc, địa hình núi trung bình ở phía Đông Bắc.

- Địa hình đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng Trung du Bắc Bộ.

=> Địa hình thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

* Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh-> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

* Khoáng sản: đa dạng, giàu có nhất cả nước, nhiều loại trữ lượng lớn-> phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Sông ngòi: nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển thủy điện.

* Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.

* Vùng biển: vùng biển Quảng Ninh thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,...)

Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

b. Khó khăn

Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng gặp không ít khó khăn:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới.

+ Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.

+ Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.

10.Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn  trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người : Thái, Mường, Dao, Mông. - Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002). + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.

2, Tham khảo :

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.

Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.

7 tháng 11 2021

giúp em với ạ !