Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Phần lớn nước thất thoát ra ngoài môi trường qua bộ phận lỗ khí
Câu 1: Trả lời:
Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.
Câu 2: Trả lời:
Tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá. Làm cho lá được dịu mát, cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.
Câu 3: Trả lời:
Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.
Nhóm 2 có thể thay chiếc căn hằng 2 túi nilon trong suốt để bọc kín 2 lọ cây có lá và không có lá. Quan sát sau một giờ ta sẽ thấy mức nước trong lọ A bị giảm đi rõ rệt do rễ cây đã hút một lượng nước, thành túi nilon cây bị mờ đi do nước được hút vào cây đã thoát hơi qua lá và đọng lại thành những giọt nhỏ. Trong khi đó, mức nước ở lọ B gần như giữ nguyên. thành túi bọc cây không có lá vẫn còn trong suốt, chứng tỏ trong thời gian thí nghiệm, cây không lá hầu như không hút nước và nước hầu như không thoát ra ngoài.
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời.
Tên các bộ phận của lá:
+ Phiến lá
+ Gân lá
+ Cuống lá
- Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp.
a) Phiến lá
- Hình dạng của các loại lá khác nhau.
- Kích thước của các loại là cũng khác nhau.
- Màu sắc của phiến lá đa phần là màu xanh lục.
- Phiến của các loại lá có màu xanh lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá.
- Những đặc điểm đó của phiến lá giúp cây hứng được nhiều ánh sáng.
b) Gân lá:
Có 3 kiểu gân lá khác nhau:
- Gân lá hình mạng: ổi, tía tô,...
- Gân lá song song: mía, lúa, lá tre,...
- Gân lá hinh cung: bèo Nhật Bản, địa liền,...
c) Lá đơn, lá kép
- 2 cây có lá đơn: lá mồng tơi, lá rau muống,...
- 2 cây có lá kép: lá hoa hồng, lá hoa phượng,...
Câu 4. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?
Trả lời:
Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.
Câu 5. Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá ?
Trả lời:
Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía... Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Trả lời:
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
* Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.
* Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.
* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.
Nhóm 2 có thể thay chiếc căn hằng 2 túi nilon trong suốt để bọc kín 2 lọ cây có lá và không có lá. Quan sát sau một giờ ta sẽ thấy mức nước trong lọ A bị giảm đi rõ rệt do rễ cây đã hút một lượng nước, thành túi nilon cây bị mờ đi do nước được hút vào cây đã thoát hơi qua lá và đọng lại thành những giọt nhỏ. Trong khi đó, mức nước ở lọ B gần như giữ nguyên. thành túi bọc cây không có lá vẫn còn trong suốt, chứng tỏ trong thời gian thí nghiệm, cây không lá hầu như không hút nước và nước hầu như không thoát ra ngoài.
Đáp án: C
Phần lớn nước do rễ hút vào và thoát hơi nước qua lá nhờ các lỗ khí tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá.