K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2017

Đáp án B

Người đàn ông bị bệnh H: aabb, người phụ nữ bị bệnh G: aaB- hoặc A-bb

Trường hợp tạo ra nhiều khả năng nhất là aaBb

(1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H. à sai

(2) Chỉ bị bệnh H. à đúng

(3) Chỉ bị bệnh G. à đúng 

(4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H. à đúng

Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ: Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển...
Đọc tiếp

Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ:

Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng sau đây?

(1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

(2) Chỉ bị bệnh H.

(3) Chỉ bị bệnh G.

(4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

1
5 tháng 7 2019

Đáp án B

Một người đàn ông bị bệnh H (aa--) kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G (A-bb).

(1) đúng: Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

Nếu bố (aa--), mẹ (Aabb hoặc AAbb) thì con có thể bị cả 2 bệnh (aa-b).

(2) sai: Bị bệnh H sẽ bị bệnh G vì không có chất B sẽ không có sản phẩm P..

(3) đúng: Nếu bố (aabb), mẹ (Aabb) thì có thể đẻ con chỉ bị bệnh G (A-bb).

(4) đúng: Nếu bố (aaBB), mẹ (Aabb) thì có thể đẻ con (A-B-), không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

Ở người, xét 2 cặp gen phân li độc lập nằm trên 2 cặp NST thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau: Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển...
Đọc tiếp

Ở người, xét 2 cặp gen phân li độc lập nằm trên 2 cặp NST thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau: Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án

Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với một phụ nữa bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, con của cặp vợ chồng này có thể gặp tối đa bao nhiêu trường hợp sau đây?

(1) Có 1 đứa bị đồng thời cả 2 bệnh.

(2) 100% bị bệnh H.

(3) 100% bị bệnh G.

(4) 100% không bị cả 2 bệnh.

(5) 50% bị bệnh G, 50% bị bệnh H.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

1
29 tháng 8 2018

Đáp án: B

Giải thích :

Từ sơ đồ → A-B- : không bị cả 2 bệnh ; A-bb : bị bệnh G ; 3aaB- + 1aabb : bị bệnh H.

Người đàn ông bị bệnh H có thể có 1 trong 3 kiểu gen: aaBB hoặc aaBb hoặc aabb; vợ bị bệnh G có thể có 1 trong 2 kiểu gen: Aabb hoặc Aabb.

Có 6 khả năng xảy ra:

Khả năng 1: aaBB x AAbb → 100%AaBb (100% không bị cả 2 bệnh → có thể gặp (4)).

Khả năng 2: aaBB x Aabb → 1/2AaBb (1/2 không bệnh) : 1/2aaBb (1/2 bị bệnh H)

Khả năng 3: aaBb x AAbb → 1/2AaBb (1/2 không bệnh) : 1/2Aabb (1/2 bệnh G)

Khả năng 4: aaBb x Aabb → 1/4AaBb (1/4 không bệnh) : 1/4Aabb (1/4 bệnh G) : 1/4aaBb + 1/4aabb (1/2 bệnh H)

Khả năng 5: aabb x AAbb → 100%Aabb (100% bệnh G) → có thể gặp (3).

Khả năng 6: aabb x Aabb → 1/2Aabb (1/2 bệnh G) : 1/2aabb (1/2 bệnh H) → có thể gặp (5).

Như vậy, con của họ có thể gặp tối đa 3 trường hợp (3), (4) và (5).

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai...
Đọc tiếp

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.

(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.

(4) Cặp vợ chồng (5) (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.

(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen AbXaBX.

(6) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) (6) là 12,5%.

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

2
19 tháng 2 2019

Đáp án A

(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M. à đúng

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. à sai, xác định được KG của người số 2 là XAbY, 5 là XAbXaB, 6 là XAbY, 9 là XaBY

(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N. à đúng

(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M. à đúng, vì 2 gen quy định bệnh N và M có thể hoán vị nên người số 5 có KG XAbXaB vẫn có thể tạo giao tử XAB sinh ra con trai không bị cả 2 bệnh trên.

(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen AbXaBX à sai, vì 2 gen quy định 2 bệnh này đều nằm trên vùng không tương đồng của NST X.

(6) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%. à sai,

 Người 5 XAbXaB tạo giao tử XAb = XaB = 0,4; XAB = Xab = 0,1

Người 6 XAbY tạo giao tử XAb = Y = 0,5

à sinh con gái ko bị 2 bệnh M và N = (0.4+0,1) x 0,5 = 0,25

1 tháng 5 2024

Alo

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không...
Đọc tiếp

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.

(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.

(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.

(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen XAbXaBXbAXBa. Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

1
23 tháng 12 2018

(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M: vì mẹ (7)có thể mang gen gây bệnh M ĐÚNG

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của những người số:  ( 2 ) : X b A Y ; ( 4 ) : X B A Y ; ( 9 ) : X B a Y ; ( 6 ) : X b A Y ; ( 8 ) : X B A Y ; ( 5 ) : X b A X B a  6 người SAI

Người 5 có thể xác định kiểu gen là do người bố (2) cho giao tử X b A , mà người 9 lại bị bệnh N=> người (5)cho giao tử X B a   và có kiểu gen là:  X B A X B a

(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N: vì người  (9) mang bệnh N mà người bố (6) không mang gen gây bệnh N=> mẹ (5) mang gen gây bệnh N, mà ông ngoại (2) không mang gen gây bệnh N => bà ngoại (1) mang gen gây bệnh N. ĐÚNG

(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.: vì 2 cặp gen gây bệnh  cùng nằm trên NST X và có tần số hoán vị gen là 20% nên người mẹ (5) X b A X B a có thể tạo ra giao tử X B A  kết hợp với giao tử Y của bố nên có thể sinh con trai không bị bệnh N và M ĐÚNG

(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen  X b A X B a : SAI vì người bố cho 1 giao tử  X B A

 Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%. SAI

Cặp vợ chồng (5) X b A X B a × ( 6 ) X b A Y  , người mẹ (5) cho 4 loại giao tử với tỷ lệ:  X B A = X b a = 0 , 1 X a A = X R a = 0 , 4

Người bố (6) cho 2 loại giao tử  X b A = Y = 0 , 5

Xác suất sinh con gái không bị bệnh là: 0.1*0.5+0.4*0.5= 0.25

Vậy các câu: 1,3,4 đúng

Đáp án cần chọn là: C

Ở người, alen A quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu, alen B quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b quy định máu khó đông. Hai gen này nằm trên vùng không tưong đồng của nhiễm sắc thể X và cách nhau 20 cM. Theo dõi sự di truyền hai tính trạng này trong một gia đình thấy: người phụ nữ (1) có kiểu gen dị hợp tử chéo kết hôn...
Đọc tiếp

Ở người, alen A quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu, alen B quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b quy định máu khó đông. Hai gen này nằm trên vùng không tưong đồng của nhiễm sắc thể X và cách nhau 20 cM. Theo dõi sự di truyền hai tính trạng này trong một gia đình thấy: người phụ nữ (1) có kiểu gen dị hợp tử chéo kết hôn với người đàn ông (2) bị bệnh mù màu sinh con trai (3) bị bệnh máu khó đông, con trai (4) và con gái (5) không bị bệnh. Con gái (5) kết hôn với người đàn ông (6) bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả mọi người trong gia đình trên. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Có thể xác định được kiểu gen 5 người trong gia đình trên.

II. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con gái mắc một bệnh là 10%.

III. Phụ nữ (5) có kiểu gen dị hợp từ hai cặp gen với xác suất 20%.

IV. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con trai mắc cả hai bệnh là 4%.

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

1
29 tháng 5 2019

Người phụ nữ 1 có kiểu gen là: XAbXaB.

Người đàn ông 2 bị mù màu có kiểu gen là: XaBY.

Người con trai 3 bị bệnh màu khó đông có kiểu gen là: XAbY.

Người con trai 4 không bị bệnh có kiểu gen là XABY.

Người đàn ông 6 bị bệnh máu khó đông có kiểu gen là: XAbY. 

Người con gái 5 không xác định được kiểu gen. Nội dung 1 đúng.

Người con gái 5 sinh ra từ bố mẹ XAbXaB × XaBY không bị bệnh thì có kiểu gen là: 0,4XAbXaB  : 0,1XABXaB.

Người phụ nữ 5 có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen với xác suất: 0,4 : 0,5 = 80%. Nội dung 3 sai.

Người con gái 5 lấy người đàn ông 6: (4/5 XAbXaB  : 1/5 XABXaB) × XAbY. 

Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con gái mắc một bệnh là:  = 20%. Nội dung 2 sai.

Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con trai mắc cả hai bệnh là: 5 = 4%. Nội dung 4 đúng.

Vậy có 2 nội dung đúng
Chọn C

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng...
Đọc tiếp

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ này?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 10 người.

II. Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.

III. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 29%.

IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

1
19 tháng 11 2017

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là (III) và (IV) → Đáp án A.

Giải thích:

(I) sai. Vì chỉ có 9 người biết được KG, đó là 8 người nam và người nữ số 5.

Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.

Người số 7 sinh con bị cả hai bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB.

(II) sai. Vì 3 người này chưa biết kiểu gen nên không thể khẳng định kiểu gen của họ giống nhau.

(III) đúng. Vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 - xác suất sinh con gái không bị bệnh. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ = 0,5 × 0,42 = 0,21.

→ Xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – 0,21 = 0,29.

Người số 5 có kiểu gen XABXab, người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,42XABXAB : 0,42XABXab : 0,08XABXAb : 0,08XABXaB. Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gen XABXab. Khi đó xác suất sinh con bị cả hai bệnh = 0,42 x 0,21 = 0,0882. → (IV) đúng.

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng...
Đọc tiếp

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ này?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 10 người.

II. Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.

III. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 29%.

IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

1