K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2016

taifile

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

a) Ảnh hưởng của nồng độ.

Khi nồng độ chất phản ứng tăn, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích:

- Điều kiên để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng  càng lớn.

- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giồng nhau.

b) Ảnh hướng của áp suất.

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ.

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phần tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt.

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: chất rắn với kích thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác.

Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Giải thích: người ta cho rằng sự hấp thụ các phana tử phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kiết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

12 tháng 2 2017

Cả 5 nhân tố đều nh hưởng tới tốc độ phn ứng

=> Đáp án D

30 tháng 12 2017

Đáp án : C

nồng độ, nhiệt độ, áp suất.

6 tháng 9 2019

Đáp án B

Có 3 yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng:

(1) tăng nhiệt độ: Tăng sự hỗn loạn trong dung dịch, tăng va chạm giữa các ion, tăng tốc độ phản ứng.

(2) tăng nồng độ Na2S2O3: Tăng khả năng va chạm giữa các ion, tăng tốc độ phản ứng.

(6) dùng chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, đẩy nhanh đến cân bằng.

Note

Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng:

+ Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

+ Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

+ Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc

17 tháng 1 2017

A do nồng độ tăng 2 nng hệ số trong phương trình là 1:3:2 nên khi tăng như vây phan ứng tăng  2^1*2^3=16.

Đáp án A

17 tháng 1 2019

Đáp án : B

Cân bằng chuển dịch theo chiều thuận khi : tăng áp suất ; tăng nồng độ các chất tham gia ; giảm nồng độ các chất sản phẩm ; giảm nhiệt độ ( vì phản ứng thuận tỏa nhiệt )

8 tháng 6 2018

Đáp án B

22 tháng 10 2019

Đáp án : C

Dạng bột thì diện tích tiếp xúc của Zn sẽ lớn hơn dạng hạt

22 tháng 6 2017

Đáp án B

(1) Giảm nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận vì phản ứng thuận thu nhiệt (ΔH < 0).

(2) Giảm áp suất làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch để làm tăng số mol khí, tăng áp suất chung của hệ.

(3) Thêm xúc tác bột sắt không làm chuyển dịch cân bằng vì làm tăng tốc độ cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch.

(4) Giảm nồng độ H2 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận để làm giảm số mol khí H2. Vậy chỉ có một yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Kiến thức cần nhớ:

Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.

Nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự biến đổi đó.

a. Nồng độ: Tăng nồng độ chất tham gia phản ứng cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại.

b. Áp suất: Tăng áp suất cân bằng chuyển dịch về phía có số phân tử khí ít hơn, giảm áp suất cân bằng dịch về phía có số phân tử khí nhiều hơn.

c. Nhiệt độ: Tăng nhiệt độ → cân bằng chuyển dịch về chiều thu nhiệt, giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch về chiều tỏa nhiệt.

Chú ý: ΔH = H2 – H1 nếu ΔH > 0: Thu nhiệt; ΔH < 0: Tỏa nhiệt

12 tháng 1 2019

Đáp án C