Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari :
Với Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải rút quân về nước ( ngày 29-3-1973), nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở những cuộc hành quân "bình định lấn chiếm" vùng giải phóng. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Níchxơn.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam :
- Những tháng đầu sau Hiệp định Pari: địch "bình định - lấn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" => trên một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.
Tháng 7-1974, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng.
Quân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến 6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3 000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.
Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân chiếm lại, nhưng đã thất bại. Còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.
Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, cho thấy rõ về sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.
Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.
Bổ sung câu hỏi:
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.
D. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”
- Nhân dân ta đã đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của chúng và đạt được một số kết quả nhất định.
- Tháng 7 - 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21.
- Năm 1974 - 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ và đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12 - 12 - 1974 đến ngày 6 - 1 - 1975).
- Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao nhằm tố cáo hành động vi phạm Hiệp định của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
- Tại các vùng giải phóng, ta đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ quê hương, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.
* Ý nghĩa của chiến thắng Phước Long
- Sau chiến thắng này, Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.
- Chứng tỏ lực lượng vũ trang của nhân dân ta lớn mạnh, quân đội Sài Gòn suy yếu và bất lực, khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ rất hạn chế.
- Mở ra một khả năng mới, một thời cơ mới, chúng ta có thể đánh mạnh hơn, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Đáp án C
Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15 (1/1959) phong trào Đồng Khởi ở miền Nam diễn ra mạnh mẽ, phong trào diễn ra và giành thắng lợi, hàng loạt các xã, ấp, thôn được giải phóng, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn, giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm