Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án cần chọn là: A
Quan sát Atlat, thấy được Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích Nam Côn Sơn (đưa khí từ mỏ Lan Tây, Lan Đỏ về).
Câu 1: Trả lời:
Hoạt động của gió mùa ở nước ta
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là
A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa
B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng
C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao
D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển
Đáp án là B
Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm | Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX | Sau năm 2000 |
Phía Bắc | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh | Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh |
Miền Trung | Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Thêm tỉnh Bình Định |
Phía Nam | TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang |
Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm | Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX | Sau năm 2000 |
Phía Bắc | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh | Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh |
Miền Trung | Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Thêm tỉnh Bình Định |
Phía Nam | TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang |
- Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí ở thềm lục địa.
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
- Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.
- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.
- Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.
- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.
- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.
- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.
- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 9, 49, 14B và 24 nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar theo hành lang kinh tế Đông Tây sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, Tây Nguyên và cả nước; kích thích và lôi kéo thu hút đầu tư từ bên ngoài.
a) Kể tên (Đồng bằng sông Cửu Long)
- Các nhà máy nhiệt điện : Trà Nóc (Cần Thơ), Cà Mau
- Các vườn quốc gia : Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng ( Kiên Giang), U Minh Hạ ( Cà Mau), Mũi Cà Mau ( Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang). Khu dự trữ sinh quyển : Kiên Giang, Mũi Cà Mau
- Các mỏ khoáng sản :
+ Sét, Cao lanh : Hà Tiên (Kiên Giang)
+ Đá vôi xi măng : Kiên Lương (Kiên Giang)
+ Than bùn : U Minh Thượng ( Kiên Giang), U Minh Hạ ( (Cà Mau)
+ Đá Axit : Thốt Nốt ( Cần Thơ), Rạch Giá ( Kiên Giang)
+ Dầu mỏ : ở thềm lục địa (mỏ dầu Cái Nước - Bunga Kêkoa)
- Các cửa khẩu quốc tế : Dinh Bà, Vĩnh Xương (Đồng Tháp), Tịnh Biên (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang)
- Các cảng sông : Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh; cảng biển : Kiên Lương (Kiên Giang); sân bay : Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc...
- Các lễ hội truyền thống : Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang). lễ hội Ooc Om Bóc (Sóc Trăng); thắng cảnh : Bến Ninh Kiều (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Cà Mau ; Bãi tắm nổi tiếng : Bãi Khem ở Phú Quốc (Kiên Giang)
b) Các trung tâm công nghiệp ở Đồng Bằng sông Cửu Long
1. Cần Thơ : Quy mô vừa, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, luyện kim đen, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng
2. Cà Mau : Quy mô vừa, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng
3. Tân An : Quy mô nhỏ, dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may.
4. Mỹ Tho : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử
5. Long Xuyên : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may.
6. Rạch Giá : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, đóng tàu
7. Kiên Lương : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
8. Sóc Trăng : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng
Đáp án: A
Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.