Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên. Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Ớ phần cuối, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương đã được đồng đội lo lắng và săn sóc. Cơn mưa đá ở cao điểm khiến cho Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà Nội : Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…
Để cho nhân vật chính là Phương Định đứng ra kể chuyện, điều đó phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả vừa miêu tả, vừa thể hiện đời sống tâm hồn của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh nên có những chi tiết, hình ảnh về bom đạn, chiến đấu, hi sinh… nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người.
Tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường là chị Thao, một con người từng trải và chín chắn. Những dự tính về tương lai của chị có vẻ thiết thực hơn nhưng những khát khao và rung động của tuổi trẻ vẫn nồng nàn trong tim chị. Chỉ vài nét phác họa tương phản, tác giả đã vẽ nên chân dung của chị: Tiếng máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau… Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cải sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực. Nhưng thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mát lại, mặt tái mét. Áo lót của chị cái nào căng thêu chữ màu, Chị lại hay tỉa lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo.
Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiền dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trân văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.
Câu chuyện kể về ba cô gái, ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định, sống trên một cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn, nơi mà “màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Công việc của họ là “ngôi đây”,”khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hồ bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Trong lúc đơn vị thường làm việc khi mặt trời lặn, thì tổ trinh sát lại làm việc ban ngày, khi thần chết luôn “lẩn trong ruột những quả bom”, khi mà lính Mỹ thả bom nhiều nhất và cái chết luôn theo sát ba cô gái ấy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén quyết đoán và sự nhanh nhẹn. Trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy sáng ngời lên là những phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật, và đặc biệt là Phương Định, nhân vật chính của truyện.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”, chỉ vừa mới bước ra khỏi cuộc đời hồn nhiên vô tư lự của mình. Cô có vẻ bề ngoài đáng yêu trẻ trung và xinh xắn, “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mặt thì có “cái nhìn sao mà xa xăm”. Những nét đẹp của cô đã được những anh lái xe để ý đến, bằng chứng là những bức thư dài gửi đường dây mặc dù có thể chào nhau hằng ngày, nhưng Phương Định cũng không săn sóc vồn vã, cô gái vẫn hay đứng ra xa, khoanh tay trước mặt và nhìn đi nơi khác mỗi khi một đám con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy. Một hành động đó thôi đã làm Phương Định trở nên thật kiêu kì, cái điệu của cô thật đáng yêu và cũng thật phù hợp với một người con gái như vậy.
Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ, ngẩn ngởn đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “ ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh””. Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình. Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến. Mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, Phương Định còn mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội của mình, đó là hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ, tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng đội trên đầu, kể cả những cú sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Cơn mưa đá đi nhanh cũng như lúc nó vừa đến, nhưng lại mang những dòng kí ức tuổi thơ về cho Phương Định, và tất cả như xoáy mạnh trong tâm trí cô. Có lẽ chính những điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô gái, để cô luôn nghĩ rằng, gia đình, bạn thân và cả những kỉ niệm kia sẽ luôn theo cô trong suốt quãng đời ở Trường Sơn.
Tâm hồn, tính cách của Phương Định hồn nhiên như thế, nhưng nổi bật lên trên tất cả vẫn là tinh thần dũng cảm, vượt lên trên hiểm nguy luôn ẩn chứa trong thân hình nhỏ bé của cô gái Hà Nội kia. Đó là những lúc mà bom của giặc Mỹ vẫn còn chưa nổ, và cô phải làm nhiệm vụ của mình, còn thần chết thì có vẻ vẫn đang “lẩn trong ruột những quả bom” chờ đợi cô. Tuy vậy, Phương Định vẫn tỏ ra thật bình thản, cái chết thì cô có nghĩ đến nhưng lại là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, mà cô quan tâm nhất là liệu bom có nổ hay không, không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai, cô luôn đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu. Và trong những lúc phá bom như vậy, ta vẫn còn thấy thấp thoáng cái sự nhạy cảm, tinh tế trong cảm xúc của cô, “một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí!! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”, phải là một người bình tĩnh mới có dược những cảm nhận chân thực như vậy. Chính những lúc đó, ta mới thấy được cái sự dũng cảm của cô gái. Công việc không có một chút gì là an toàn, nhưng do “quen rồi”, ngày nào cũng phải phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần, mà Phương Định luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Và trong cái sự dũng cảm ấy, ta vẫn thấy Phương Định luôn thường trực một tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm và chân thành. Đó là tấm lòng vị tha với mọi người mà cô quan tâm, cô lo lắng khi Thao lên cao điểm chưa về, cô tận tình, vỗ về chăm sóc Nho khi cô ấy bị thương lúc phá bom. Ngược lại, chính tình cảm đồng chí đồng đội, đã làm cho Phương Định thêm một chút tự tin, ấm lòng khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người. Hiểu được công việc của mình là gian khổ, nhưng Phương Định vẫn luôn ngưỡng mộ “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” bởi họ là những đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất. Những lúc chạy đi phá bom, vẫn mang một chút lo sợ trong người, nhưng nhờ những cái nhìn của những người chiến sĩ, đã dập tan đi nỗi sợ trong cô và chỉ còn một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, “ cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể đàng hoàng mà bước tới”.
Trong truyện ngắn, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, điều đó giúp cho tác phẩm càng trở nên chân thực, những cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật đều được thể hiện tự nhiên rõ nét, vẽ lên một khoảng trời mộng mơ ngay giữa Trường Sơn mênh mông và ác liệt.
Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, Phương Định xứng đáng là biểu tượng của những cô gái thanh niên thời chồng Mỹ, là hình tượng người con gái Việt Nam trong thời gian chiến đấu, là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Cũng giống như tựa đề “Những ngôi sao xa xôi”, những con người được ví như vì sao lấp lánh giữa bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý, “xa xôi” là bởi vì phải ngắm nhìn thật kỹ thì mới có thể thấy được những tâm hồn cao đẹp ấy
Đáp án C
Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi, Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang
Truyện theo ngôi kể thứ nhất, người kể là Phương Định – nhân vật chính trong tác phẩm.
=> Tác dụng: Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc; suy nghĩ của nhân vật, đồng thời phù hợp với nội dung tác phẩm, tăng tính chân thực cho câu chuyện.
Đáp án cần chọn là: D
Trả lời:
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được trần thuật từ ngôi kể thứ nhất (được kể bởi nhân vật Phương Định).
Cách lựa chọn ngôi kể này có tác dụng: Tạo điểm nhìn phù hợp, dễ dàng tái hiện chân thực hiện thực khốc liệt của chiến tranh. ... Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện.
- Ngôi thứ nhất, những người kể chuyện là nhân vật chính.
- Tác dụng:
+ Phù hợp với việc thể hiện tâm trạng nhân vật và bộc lộ chiều sâu trong vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong, hay chính là vẻ đẹp của con người VN.
+ Một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực chiến đấu trên một tuyến trọng tuyến của đường Trường Sơn.
+ Ngôi kể thứ nhất mang màu sắc chủ quan của người trong cuộc khi kể về các sự kiện, biến cố và kể về các nhân vật khác, tạo được sự chân thành trong xúc cảm.
+ “Tôi” tạo mối quan hệ gần gũi với người đọc nên việc truyền tải trở nên thân tình và dễ dàng hơn. Cách kể ấy tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, nhân vật có thể giãi bày mọi trạng thái tình cảm của mình một cách tự nhiên. Từ đó mà hiện thực cuộc sống chiến trường nơi trọng điểm ác liệt, cũng như vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam trong chiến tranh được khắc họa chân thực và sâu sắc.
Tham khảo:
Tôi tên là Trương Sinh hôm nay tôi xin kể lại câu chuyện của gia đình tôi để các bạn có thể lấy chuyện của tôi ra làm tấm gương mà biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình mình đừng để tới khi gia đình tan nát mới cảm thấy hối hận như tôi.
Năm tôi tròn 20 tuổi mẹ tôi có nhờ người mai mối và đem sính lễ hỏi cưới cho tôi một người con gái cùng làng nàng tên là Vũ Thị Thiết. Nàng năm ấy vừa tròn đôi chín, dáng người đoan trang hiền thục, mặt mũi ưa nhìn, tính tình đức hạnh… Khi mẹ hỏi cưới nàng cho tôi tôi mừng lắm vì lấy được người vợ vừa xinh đẹp lại hiền ngoan. Chúng tôi sống với nhau hạnh phúc được một thời gian ngắn, khi Vũ Nương vợ tôi mang thai đứa con đầu lòng thì cũng là lúc tôi phải theo lời kêu gọi của triều đình lên đường đi đánh trận. Ngày chia tay tôi nàng chỉ sụt sùi khóc động viên tôi giữ gìn sức khỏe trở về bình yên để gia đình được đoàn tụ bên nhau. Cha được gần con và vợ được gần chồng.
Chiến tranh giặc giã liên miên nhiều năm liền rồi cũng tan. Tôi được trở về quê nhà nên mừng vui lắm. Nhưng vừa về tới nhà tôi liền nghe tin dữ rằng mẹ tôi vì nhớ thương tôi mà đau bệnh qua đời cách đây mấy năm. Tôi buồn lắm bồng đứa con trai của mình đi thăm mộ bà nội nó, nhưng con trai tôi nhất định không chịu theo tôi. Nó bảo tôi không phải là ba nó, ba của nó đêm nào cũng tôi. Khi nghe con trẻ nói vậy tôi bực mình lắm, máu ghen trong người tôi sôi lên sùng sục. Vợ tôi thì nổi tiếng xinh đẹp nên việc nàng có người để ý chẳng phải chuyện khó khăn gì, nên tôi ngay lập tức tin lời con trai về nhà đuổi vợ ra khỏi nhà. Tôi còn nặng lời sỉ nhục nàng ấy khiến nàng ấy chạy ra khỏi nhà và đi đâu tôi không biết.
Chỉ cho tới khi tôi nghe có người trong làng hớt hải chạy về báo với tôi rằng “Trương Sinh ơi! Tôi thấy vợ cậu Vũ Nương nàng ấy nhảy xuống sông tự vẫn rồi” người hàng xóm đó còn kể cho tôi nghe những gì mà vợ tôi đã làm cho mẹ tôi khi bà đau ốm, mà tôi thì vắng mặt không có ở nhà. Người đó nói rằng tôi là người có phúc lắm mới lấy được Vũ Nương làm vợ, nhưng tôi không biết trân trọng vợ của mình. Khi nghe những lời đó tôi thấy hối hận lắm, cảm thấy bàng hoàng trước hành động quyết liệt của vợ mình. Tôi không thể ngờ được Vũ Nương nàng ấy lại phản ứng mạnh mẽ tới như vậy. Trong lúc nóng giận tôi đuổi nàng ấy đi nàng ấy chỉ việc về nhà mẹ đẻ chờ tôi nguôi giận tìm hiểu ngọn ngành rồi đón nàng ấy về nhà. Vậy mà nàng ấy lại chọn cái chết để chứng minh nỗi oan khuất của mình. Tôi đau xót lắm.
Buổi tối nhiều đêm tôi không thể nào chợp mắt được con thơ đòi mẹ, hình ảnh vợ tôi cứ hiện về ám ảnh tâm trí của tôi. Tôi ngồi trước chiếc đèn soi bóng mình trên vách, thì đúng lúc đó con tôi tỉnh giấc nó vui vẻ bảo tôi “ba tôi đó” đến lúc này tôi mới hiểu ra người ba đêm nào cũng tới của con trai tôi chính là chiếc bóng của mẹ nó mà thôi. Tôi ôm mặt khóc rưng rức nhưng đã quá muộn rồi vợ tôi đã chết không sống lại được nữa.
Trong làng tôi đang sống có người đàn ông làm nghề kéo lưới tên Phan Lang ông ta rơi xuống sông không chết, sau khi tỉnh lại ông ta đến nhà gặp tôi bảo rằng ông ấy gặp vợ tôi ở dưới thủy cung. Vợ tôi Vũ Nương mong tôi lập đàn giải oan cho nàng ấy siêu thoát. Tôi nghe theo lời căn dặn của vợ lập đàn giải oan cho vợ của mình, trong làn sương mờ ảo hư thực tôi thấy vợ tôi Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa võng lọng bay lên trời không về với tôi và con trai nữa.
Hôm nay, tôi kể câu chuyện của mình mong các bạn hãy biết trân trọng tình cảm gia đình của mình, đã lấy nhau thì nên tin tưởng vào nhau đừng ghen tuông nghi kỵ để rồi ân hận như tôi suốt đời.
Em tham khảo:
Tôi tên là Trương Sinh hôm nay tôi xin kể lại câu chuyện của gia đình tôi để các bạn có thể lấy chuyện của tôi ra làm tấm gương mà biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình mình đừng để tới khi gia đình tan nát mới cảm thấy hối hận như tôi.
Năm tôi tròn 20 tuổi mẹ tôi có nhờ người mai mối và đem sính lễ hỏi cưới cho tôi một người con gái cùng làng nàng tên là Vũ Thị Thiết. Nàng năm ấy vừa tròn đôi chín, dáng người đoan trang hiền thục, mặt mũi ưa nhìn, tính tình đức hạnh… Khi mẹ hỏi cưới nàng cho tôi tôi mừng lắm vì lấy được người vợ vừa xinh đẹp lại hiền ngoan. Chúng tôi sống với nhau hạnh phúc được một thời gian ngắn, khi Vũ Nương vợ tôi mang thai đứa con đầu lòng thì cũng là lúc tôi phải theo lời kêu gọi của triều đình lên đường đi đánh trận. Ngày chia tay tôi nàng chỉ sụt sùi khóc động viên tôi giữ gìn sức khỏe trở về bình yên để gia đình được đoàn tụ bên nhau. Cha được gần con và vợ được gần chồng.
Chiến tranh giặc giã liên miên nhiều năm liền rồi cũng tan. Tôi được trở về quê nhà nên mừng vui lắm. Nhưng vừa về tới nhà tôi liền nghe tin dữ rằng mẹ tôi vì nhớ thương tôi mà đau bệnh qua đời cách đây mấy năm. Tôi buồn lắm bồng đứa con trai của mình đi thăm mộ bà nội nó, nhưng con trai tôi nhất định không chịu theo tôi. Nó bảo tôi không phải là ba nó, ba của nó đêm nào cũng tôi. Khi nghe con trẻ nói vậy tôi bực mình lắm, máu ghen trong người tôi sôi lên sùng sục. Vợ tôi thì nổi tiếng xinh đẹp nên việc nàng có người để ý chẳng phải chuyện khó khăn gì, nên tôi ngay lập tức tin lời con trai về nhà đuổi vợ ra khỏi nhà. Tôi còn nặng lời sỉ nhục nàng ấy khiến nàng ấy chạy ra khỏi nhà và đi đâu tôi không biết.
Chỉ cho tới khi tôi nghe có người trong làng hớt hải chạy về báo với tôi rằng “Trương Sinh ơi! Tôi thấy vợ cậu Vũ Nương nàng ấy nhảy xuống sông tự vẫn rồi” người hàng xóm đó còn kể cho tôi nghe những gì mà vợ tôi đã làm cho mẹ tôi khi bà đau ốm, mà tôi thì vắng mặt không có ở nhà. Người đó nói rằng tôi là người có phúc lắm mới lấy được Vũ Nương làm vợ, nhưng tôi không biết trân trọng vợ của mình. Khi nghe những lời đó tôi thấy hối hận lắm, cảm thấy bàng hoàng trước hành động quyết liệt của vợ mình. Tôi không thể ngờ được Vũ Nương nàng ấy lại phản ứng mạnh mẽ tới như vậy. Trong lúc nóng giận tôi đuổi nàng ấy đi nàng ấy chỉ việc về nhà mẹ đẻ chờ tôi nguôi giận tìm hiểu ngọn ngành rồi đón nàng ấy về nhà. Vậy mà nàng ấy lại chọn cái chết để chứng minh nỗi oan khuất của mình. Tôi đau xót lắm.
Buổi tối nhiều đêm tôi không thể nào chợp mắt được con thơ đòi mẹ, hình ảnh vợ tôi cứ hiện về ám ảnh tâm trí của tôi. Tôi ngồi trước chiếc đèn soi bóng mình trên vách, thì đúng lúc đó con tôi tỉnh giấc nó vui vẻ bảo tôi “ba tôi đó” đến lúc này tôi mới hiểu ra người ba đêm nào cũng tới của con trai tôi chính là chiếc bóng của mẹ nó mà thôi. Tôi ôm mặt khóc rưng rức nhưng đã quá muộn rồi vợ tôi đã chết không sống lại được nữa.
Trong làng tôi đang sống có người đàn ông làm nghề kéo lưới tên Phan Lang ông ta rơi xuống sông không chết, sau khi tỉnh lại ông ta đến nhà gặp tôi bảo rằng ông ấy gặp vợ tôi ở dưới thủy cung. Vợ tôi Vũ Nương mong tôi lập đàn giải oan cho nàng ấy siêu thoát. Tôi nghe theo lời căn dặn của vợ lập đàn giải oan cho vợ của mình, trong làn sương mờ ảo hư thực tôi thấy vợ tôi Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa võng lọng bay lên trời không về với tôi và con trai nữa.
Hôm nay, tôi kể câu chuyện của mình mong các bạn hãy biết trân trọng tình cảm gia đình của mình, đã lấy nhau thì nên tin tưởng vào nhau đừng ghen tuông nghi kỵ để rồi ân hận như tôi suốt đời.
Chọn đáp án: C