K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2019

1. Quan điểm sống nhàn hay chính là vẻ đẹp tâm hồn: giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi của Nguyễn Bỉnh Khiêm

* Thể hiện ở hai câu thực:

- Sử dụng thành công nghệ thuật đối

+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa hai không gian sống

· Nơi vắng vẻ: ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau ->Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn.

· Chốn lao xao: nơi đô thi sầm uất, nhộn nhịp, náo nhiệt, tấp nập

-> con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh

-> con người phải sống một cuộc sống thủ đoạn, căng thẳng, cuộc sống ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, luôn sống trong thấp thỏm, lo âu, bất an.

+ Nhấn mạnh sự đối lập của dại và khôn, sự đối lập giữa người với ta:

· Dại: vận vào ta bởi vì ta đang tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ta chọn khác với đám đông, khác với thói thường. Nhưng khi hiểu ra thì hóa ra lại không dại. Vì giữa lúc những kẻ lộng thần đang hoành hành, ta tìm về thiên nhiên để có được sự thanh thản.

-> Dại mà hóa ra không dại.

· Khôn vận vào người. Cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Nếu ta cứ sóng ở chốn lao xao ấy sẽ đánh mất mình, tạo nên xã hội đại loạn.

-> Khôn mà hóa ra không phải khôn.

Trong nhiều bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói về cái lẽ dại – khôn ấy:

- Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại mà hiền lành ấy dại khôn

- Người xảo ta thì vụng

Ấy vụng thế mà hay

Ta vụng người thì xảo

Ấy xảo thế mà gay

ð Quan niệm sống tìm về nơi thiên nhiên tĩnh tại, trong sạch để gột rạch tâm hồn cũng được nói đến nhiều.

Ví dụ:

- Mà vui cơm tấm, ổ rơm

Tuy rằng cũ kĩ mà thơm sạch lòng

Hơn ai gạo tám lầu hồng

Đem thân luồn cúi vào vòng lợi danh.

=> Chọn cuộc sống đạm bạc mà thanh cao sẽ hơn rất nhiều cuộc sống luồn cúi mà nguy hiểm.

* Thể hiện qua hai câu kết

- Mượn điển tích Thuần Vu Phần nằm mộng dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình ở nước Hòe An có công danh phú quý nhưng tỉnh dậy thấy bên cạnh chỉ là một tổ kiến.

=> Phú quý chỉ là giấc chiêm bao.

=> Không cần đánh đổi nhân cách của mình để đánh đổi lấy phú quý.

=> Thể hiện sự thông tuệ của bản thân của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hiểu dduwcowcj quy luật tuần hoàn của vũ trụ, nhìn mọi sự biến thiên với con mắt bình thản.

=> Tác giả mang phong thái của một tiên ông, tìm đến một gốc cây để nghỉ ngơi, ung dung

-> tìm đến rượu để say -> tìm đến say là để tỉnh -> tìm đến tỉnh để nhận ra chân lí của cuộc sống, quy luật trong cuộc đời: công danh, phú quý chỉ là giấc mộng thoảng qua. Công danh phú quý không phải là tất cả để đánh đổi nhân cách mà chạy theo hư vinh ấy.

- Dùng từ “nhìn xem” -> thế đứng cao hơn hẳn so với phú quý

=> Với sự thông tuệ, tác giả kiên định với lựa chọn của mình, để hoàn thiện nhân cách của mình.

2. Nêu suy nghĩ, đánh giá:

- Quan điểm sống nhàn giúp nhà Nho xưa vượt được qua vòng danh lợi, sống mà giữ được cốt cách, khí phách của mình.

- Quan điểm ấy đưa ra lời khuyên cho muôn đời: sống không đua chen, không vì vòng danh lợi mà bị nhuộm đen về tâm hồn.

- Lời khuyên ấy vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay: xã hội hiện đại với nhiều bon chen, xô bồ, dễ khiến con người bị lung lạc. Bởi thế, để giữ được cốt cách và có quan điểm sống riêng thì điều đó thật đáng quý.

- Nêu suy nghĩ, quan điểm, bài học cho bản thân.

5 tháng 7 2019

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch

Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nahf thơ.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

   + Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác

   + Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ

- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

   + Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt

   + Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng

- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

   + Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao

   + Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi

   + Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay

- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý

   + Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

→ Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.

2 tháng 1 2022

Tham khảo

Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lý sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm.