Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).
-Chung sông với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:
+Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.
+Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.
Câu 4:
*Đặc điểm chung.
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
- 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..
- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.
sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy
*Sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy vì:
- Sông ngòi dày đặc:
+ Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, lại có địa hình chủ yếu đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ đã hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Tuy nhiên địa hình lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngắn và dốc.
+ Địa hình có hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung nên phần lớn sông có hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
+ Lượng mưa trung bình năm lớn (khoảng 1500mm -2000mm/ năm) nên sông ngòi nước ta luôn nhiều nước, cùng với lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ.
+ Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi đã mang lại nguồn phù sa lớn cho sông ngòi nước ta.
- Chế độ nước theo mùa:
Do nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, nước ta có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông ngòi cũng có hai mùa: mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô cũng là mùa cạn của các con sông.
Tham khảo :3
Giá trị sông ngòi nước ta:
- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
- Xây dựng các nhà máy thủy điện.
- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.
Câu 1
Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.
Thời tiết
+ Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết khô nóng, ổn định suốt mùa.
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
Câu 2
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2).
+Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.
+Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
+Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
+Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
-Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa:
+Hằng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.
+Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm
Giá trị:
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Phát triển giao thông đường thuỷ.
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Điều hoà nhiệt độ.
Tạo cảnh quan mội trường.
Du lịch sông nước
Phát triển thủy điện, thủy lợi
Biện pháp:
- Xử lí nước thải một cách hợp lí, xây dựng các máy móc để lọc nước thải.
- Không vứt rác bừa bãi xuống dòng sông, xác chết động vật và bao bì thuốc trừ sâu xuống sông.
- Mỗi người phải có ý thức mới có thể làm dòng sông không bị ô nhiễm .
- Tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày
- Thành phố lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
- Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.
- Tăng cường tái sử dụng nước trong sản xuất (quay vòng nước trong sản xuất)
- Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận
...............
tham khảo
- Xử lí nước thải công nghiệp, nông nghiệp,... trước khi đưa vào sông; không đổ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt xuống sông. - Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện. Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (sông Hồng) theo bảng lưu lượng bình quân tháng (m3/s).
refer:- Xử lí nước thải công nghiệp, nông nghiệp,... trước khi đưa vào sông; không đổ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt xuống sông. - Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện. Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (sông Hồng) theo bảng lưu lượng bình quân tháng (m3/s).
Giá trị sông ngòi nước ta:
- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. -
Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.
Nhìn chung ô nhiễm môi trường ở địa phương tôi diễn ra ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bà con địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, tác động đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.
-Hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).
-Chung sông với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:
+Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.
+Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế