K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2018

Đáp án B

Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh...
Đọc tiếp

Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…

Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.

Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)

Đoạn đối thoại trên của ai với ai?

A. Vua Trần và các quan lại.

B. Vua Trần và Trần Hưng Đạo.

C. Trần Hưng Đạo và cha.

D. Trần Hưng Đạo và tướng lĩnh thân cận.

1
2 tháng 10 2017

Đáp án C

11 tháng 3 2022

B

11 tháng 3 2022

B. Lý Thường Kiệt  

12 tháng 11 2021

Nội dung so sánh 

Các quốc gia cổ đại phương Đông 

Các quốc gia cổ đại phương Tây 

Điều kiện tự nhiên

– Ven các con sông lớn, có đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

– Nguồn nước dồi dào đủ cho việc sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung cấp nguồn thủy sản và là đường gia thông quan trọng của đất nước

– Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận tiện cho giao thông đường biển

– Đất đai thích hợp để trồng nho, ôliu

Kinh tế

– Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền với công tác thủy lợi

– Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển , giữ vai trò chủ đạo

– Ngành nông nghiệp là thứ yếu

Thể chế chính trị Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, chủ nô mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc

 Xã hội Có hai giai cấp thống trị (vua, quý tộc, quan lại) và bị trị(nông dân, thợ thủ công, nô lệ) -> đối kháng nhauCó hai giai cấp cơ bản và đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ
Thành tựu văn hóa tiêu biểu

– Sáng tạo ra nông lịch (1 năm có 365 ngày, 12 tháng)

– Sáng tạo ra chữ tượng hình, tượng ý

– Toán học: tính được số pi =3,16; các công thức tính dện tích hình tròn, tam giác…; phát minh ra số 0

– Kiến trúc: xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập , thành Babilon ở Lưỡng Hà…

– Sáng tạo ra lịch

– Hệ chữ cái Latinh

– Số La Mã

– Toán học: các định lí nổi tiếng: Ta lét, Pitago,…

– Văn học: các tác phẩm nổi tiếng như Iliat và Ôđixê

– Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Rô ma, tượng thần vệ nữ Milo…

=> Điểm tiến bộ: so với thời kì trước thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của con người được cải thiện, tiến bộ hơn. Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đông, đến thời kì các nước cổ đại phương Tây những hiểu biết đó đã trở thành khoa học, Toán học đã vượt lê trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt, những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây vẫn còn tồn tại, được áp dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay (Toán học, lịch, kiến trúc…)

  •  
  •  
  •  
  •  
24 tháng 3 2016

a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,

- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".

+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.

- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.

- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.

c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử

+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

11 tháng 12 2016

batngo hâm mộ thật

 

2 tháng 3 2016

a. Tóm tắt chiến dịch giải phóng Thăng Long vào Tết Kỉ Dậu của Quang Trung

            * Hoàn cảnh lịch sử

- Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh.

- Sẵn đang có ý đồ bành tướng xuống phía nam, vua Thanh là Càn Long vội sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến đánh nước ta.

- Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc đó chỉ có hơn 1 vạn, Trước thế mạnh ban đầu của giặc, đã tạm thời rút về lập phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn, chờ cơ hội phản công.

- Nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, thống lĩnh đại quan tiến ra Bắc, diệt giặc. Trên đường đi, nghĩa quân nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

            * Diễn biến

- Đúng đêm 30 tết, từ Tam Điệp – Biện Sơn, 5 mũi tiến công của Tây Sơn được lệnh xuất kích.

- Mờ sáng ngày mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) và Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Tôn Sĩ Nghị cùng tàn quân Thanh hoảng loạn cực độ, dẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân thù.

b. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam vì:

- Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là một trong những trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tọc ta. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ đạo quân viễ chinh 29 vạn của nhà Thanh đã bị đánh tan tành. Với trận thắng này, Tây Sơn đã đè bẹp ý chí xâm lược nước ta của quân Thanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc.

- Vì thế, chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc ta, mãi mãi là niềm tự hào của người Việt nam.

c. Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh

- Chiến thắng vang dội trong việc đại phá quân Thanh năm 1789 của dân tộc ta được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung. Phát huy sức mạnh của nhân dân, truyền thống yêu nước của dân tộc. Quang Trung đã lãnh đạo cuộc kháng chiến với nghệ thuật quân sự độc đáo. Đó là cuộc hành quân thần tốc, bất ngờ, táo bạo; tinh thần chủ động tiến công liên tục, áp đảo kẻ thù; tư tưởng đánh tiêu diệt; huy động sức mạnh của toàn dân tộc, giành chiến thắng hoàn toàn.

- Từ một lãnh tụ nông dân kiệt suất, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã trở thành một vị anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự, tên tuổi của Quang Trung sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

26 tháng 12 2017

Câu này đáp án sai rồi