Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý trả lời
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.
Câu 3:
Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:
- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.
- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.
Câu 4:
Thông điệp:
Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm
Câu 2:
Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết
Câu 3:
Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.
Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:
- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu
- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản
Câu 4:
Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
Dàn ý chung
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về người định miêu tả, nêu cảm nghĩ.
- Nêu rõ mức độ gắn bó với người thân đó.
2. Thân bài:
- Giới thiệu sơ qua về tuổi tác, công việc đã từng làm, nơi sống, … của người thân.
- Ngoại hình, dáng vẻ:
- Tinh cách
- Thói quen
- Tình cảm, cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương với những người thân khác trong gia đình
- Ấn tượng, kỉ niệm đặc biệt của bản thân với người thân đó
3. Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ với thân
Ví dụ: Dàn ý cho bài viết về bà.
1. Mở bài:
- Công việc của bố mẹ phải thường xuyên phải công tác, nên khi còn nhỏ, bố mẹ cho tôi về ở với bà nội.
- Cuộc sống tuổi thơ của tôi gắn bó bên bà, …
2. Thân bài
- Giới thiệu chi tiết: bà tôi đã gần bảy mươi tuổi.
- Dáng vẻ bề ngoài: Bà tôi lưng hơi còng, nhưng vẫn còn nhanh nhẹn; khuôn mặt rất hiền từ và một cặp mắt rất ấm áp.
- Tính cách:
+ Hiền từ, dịu dàng, không bao giờ quát mắng nặng lời.
+ Bà chăm sóc tôi rất chu đáo
- Thói quen:
+ Bà thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố.
+ Kho tàng truyện cổ tích của thì vô cùng phong phú.
+ Bà thuộc cả cuốn Truyện Kiều, nói đó là cuốn sách gối đầu giường.
+ Bà hay kể chuyện, giọng kể chuyện ấp áp, êm ru của bà bên tai đưa tôi vào những giấc ngủ êm đềm với bao nhiêu giấc mơ tốt đẹp.
- Tình cảm, cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương với những người thân khác trong gia đình: Bà luôn lo lắng cho bố mẹ đi công tác xa; có gì cũng muốn dành dụm cho con cháu; không muốn để bố mẹ biết những khó khăn ở nhà mà phải lo lắng.
- Ấn tượng, kỉ niệm đặc biệt của bản thân với người thân đó: Bà đã cho tôi một tuổi thơ thật diệu kì và đặc biệt là đã nuôi dưỡng tình yêu, niềm say mê với môn Văn của tôi.
3. Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ về bà:
+ từ hào, luôn muốn gắn bó.
+ Giờ không còn được ở với bà nữa thì luôn nhớ thương, mong được về quê nhiều để gặp và ở bên bà.
Câu 1:
PTBD: nghị luận
Câu 2:
Để đất nước và con người VN phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đâu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách.
Câu 3:
Khi có tủ sách trong nhà, nếu là tủ nhiều sách, con cháu, ông cha trong nhà đọc sách thì đó là niềm ''tự hào'' và nếu trẻ em được nhìn thấy sách trong tủ từ khi còn nhỏ thì đó là ''gieo hạt'' sở thích đọc sách trong các em
Câu 4:
Đồng ý, vì thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu thay đổi từ thế hệ trẻ, mọi thứ sẽ phát triển theo hướng tích cực, đem lại nhiều điều tốt cho xã hội, những cái cũ sẽ được thế hệ trẻ cải cách và thay đổi
- Đôi bàn tay lao động, sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần, làm giàu, làm đẹp cho đời...
- Đôi bàn tay yêu thương, sẻ chia nâng đỡ - biểu tượng của tình người ấm áp...
- Ấn tượng sâu đậm về một đôi bàn tay.
Chọn đáp án: B