K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2019

Đáp án B

Kiểu khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (mưa tập trung vào tháng 9)

=> Thành phố Huế thuộc vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ

16 tháng 1 2019

Đáp án: B

Giải thích: Kiểu khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (mưa tập trung vào tháng 9) ⇒ Thành phố Huế thuộc vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ.

5 tháng 2 2016

a) Hà Nội có một mùa đông lạnh không quá khô : do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nửa sau mùa đông, gió này di chuyển lệch về phía đông qua biển vào nước ta mang theo nhiều hơi nước, gây ra hiện tượng mưa phùn ở đồng  bằng Bắc Bộ,.

b) Huế có mưa vào thu đông (tháng 8 đến tháng 11) : là do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc (Gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, dải hội tu nội chí tuyến....

c) Thành phố Hồ Chí Minh nóng quanh năm do nằm ở vĩ độ thấp, hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Mùa khô rất rõ rệt là do sự thống trị của khối khí Tín  phong nửa cầu bắc trong điều kiện ổn định.

24 tháng 5 2016

Câu 1:

Thực chất, Hà Nội thuộc á đới nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Song, xét về tính chất lạnh và khô so với các địa phương thuộc vùng Đông Bắc thì Hà Nội có mùa đông không quá khô hay không khô bằng. Sở dĩ như vậy vì: Từ tháng 2 đến đầu tháng 4 là thời kì NPc biển hoạt động. Bản chất của NPc biển là lạnh, ẩm, trời âm u và gây mưa phùn. Đồng thời chịu tác động của các đợt Frond cực cuối mùa nên ẩm hơn.

Câu 2:

Mùa mưa của Huế là vào thu đông (tháng 8-tháng 1) chậm hơn mùa mưa của nước ta (tháng 5-tháng 10) do:

-Chịu tác động của gió Fơn đầu mùa nên mùa mưa bị chậm hơn.

- Khi các luồng gió TBg và Em hoạt động mạnh, phơn bị yếu đi và các luồng gió này cùng với sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới hướng kinh tuyến, gây mưa cho miền Trung.

Câu 3:

Do vị trí của TPHCM và các luồng gió hoạt động theo mùa.

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

21 tháng 6 2019

Đáp án: C

27 tháng 6 2018

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là

A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa

B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng

C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao

D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển

Đáp án là B

11 tháng 9 2021

A

26 tháng 7 2020

Cảm ơn nha

1 tháng 6 2016

Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
 

Vùng kinh tế trọng điểm

Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX                                                      Sau năm 2000                                                        
Phía Bắc
 

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh

Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

Miền Trung

 

Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Thêm tỉnh Bình Định
Phía Nam
 

TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương

Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

 

 

1 tháng 6 2016

Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.

Vùng kinh tế trọng điểm

Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX

Sau năm 2000

Phía Bắc

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh

Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

Miền Trung

Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Thêm tỉnh Bình Định

Phía Nam

TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương

Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

1 tháng 6 2016

Vì: các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).
 

1 tháng 6 2016

Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

Vì các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).