K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2018

Đáp án cần chọn là: A

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 là: Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những biểu hiện chứng minh Liên Xô là thành trì của phong trào cách mạng thế giới.

20 tháng 12 2017

Kinh tế

- Liên Xô thực hiện thành công một loạt các kế hoạch dài hạn

+ Kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần thứ 6 (1956-1960) và kế hoạch 7 năm (1959-1965)...

- Phương hướng: tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước

- Trong những năm 50 và 60 Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giời sau Mĩ

Khoa học – kĩ thuật

- Đứng đầu về khoa học vũ trụ

Chính sách đối ngoại

- Hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước

- Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

- Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới

2 tháng 12 2016

Tới năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%), hơn 6 000 nhà máy được khắc phục và xây dựng mới đã đi vào hoạt động. Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Trong thời kì này, nền khoa học-kĩ thuật Xô viết đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khỏang 20% sản lượng công nghịêp của toàn thế giới.
Trong thời kì này, nền khoa học - kĩ thuật Xô viết vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ và gặt hái được những thành công vang dội. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961, Liên xỏ phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
27 tháng 3 2024

Nguyên nhân bùng phát về dịch bệnh Covid-19 chưa được làm rõ, do đó không thể khẳng định chắc chắn đại dịch Covid-19 là hệ quả của cuộc Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên, các giải pháp đẩy lùi, phòng tránh dịch bệnh Covid-19 đều dựa trên thành tựu của Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật hiện đại

1. Những thành tựu KHKT của Liên Xô từ sau CTTG2?2. Từ những năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệpđứng thứ mấy thế giới? 3. Ai là nhà du hành vũ trụ đầu tiên  bay vòng quanh trái đất ?4. Nội dung thể hiện đường lối ngoại giao của Liên Xô trong những năm 1950 - 1970.5. Sự kiện nào chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên mở đầu kỉ nguyên...
Đọc tiếp

1. Những thành tựu KHKT của Liên Xô từ sau CTTG2?

2. Từ những năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệpđứng thứ mấy thế giới?

3. Ai là nhà du hành vũ trụ đầu tiên  bay vòng quanh trái đất ?

4. Nội dung thể hiện đường lối ngoại giao của Liên Xô trong những năm 1950 - 1970.

5. Sự kiện nào chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ?

6. Trong lĩnh vực công nghiệp thành tựu nào của Liên Xô có ‎ý nghĩa nhất?

7. Việc Liên Xô  chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì

8. Liên xô có vai trò như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới?

9. Đóng góp lớn nhất của Liên Xô trong tổ chức hội đồng tương trợ SEV

10. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế thông qua kế hoạch lần thứ mấy?

11. Tổ chức liên kết kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa có tên gọi là gì?

12. Tại sao năm 1960 được gọi là năm châu Phi?

13. Tại sao Cuba được mệnh danh là hòn đảo anh hùng?

14. Hoàn cảnh dẫn đến thành lập tổ chức ASEAN?

15. Tại sao nói “thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á” :

16.  Nét khác biệt  cơ bản về hình thức đấu tranh trong PTGPDT của Mĩ latinh với châu Phi?

17. Vai trò của Nen- xon- man- de- la?

18. Thực trạng của Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ II?

19. Tình hình Đông Nam Á từ những năm 90 của thế kỉ XX?

20. Chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi bị xóa bỏ hoàn toàn vào năm nào?

21. Quốc gia được mệnh danh là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh” là nước nào?

22. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Châu Phi giành độc lập sớm nhất?

23. Nhân vật lịch sử nào gắn liền với sự thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959?

24. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã sụp đổ từ thời gian nào?

25. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN được xác định trong văn kiện nào?

26. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN được xác định trong văn kiện nào?

27. Sự kiện nào là tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ  La-tinh trong giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX?

28. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa quốc tế quan trọng nào?

29. Sự kiện quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của Đông Nam Á từ 1967 – 2015 là?

30. Điểm khác biệt nhất về mục tiêu của phong trào giải phóng dân tộc châu Phi so với châu Á và Mĩ La-tinh là?

31. Đóng góp quan trọng nhất của phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG 2 là?

32. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh đều có điểm chung là gì?

33. Điểm khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ La tinh là gì?

34. Đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia nào ở Châu Phi được đánh giá là điển hình của phong trào giải phóng dân tộc ở châu lục này?

35. Kết quả quan trọng nhất của  thắng lợi cách mạng Cuba năm 1959 là?

36. Đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

37. Vì sao năm 1960 được đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi"?

38.  Cơ hội  khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN là gì?

39. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pac-thai gây ra cho nhân dân Châu Phi là?

40.  Một trong những lí do tạo điều kiện cho Asean có điều kiện mở rộng tổ chức và kết nạp thành viên mới?

41. Phương hướng chính của Liên Xô trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH là gì?

42. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa có thể chia thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?

43. Em hiểu như thế nào là chế độ A pac thai?

44. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc ?

45. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào ?

46. Từ những năm 90 của thế kỉ XX ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào ?

47. Năm 1945 nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để giành độc lập ?

48. Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa trong đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX ?

49. Tại sao Cuba được mệnh danh là hòn đảo anh hùng

50. Châu lục đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

2
3 tháng 11 2021

Bạn tách bớt ra nhé!

6 tháng 11 2021

dài quá nha bạn

25 tháng 12 2016

a. Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 – 1931.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng.
- Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, làm cho mâu thuẩn xã hội giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến thêm gay gắt.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra đời (đầu năm 1930) đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

 

b. Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 -1931,
- Phong trào cả nước.
+ Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.
+ Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.
+ Tháng 6 đến tháng 8, phong trào liên tục nổ ra sôi nổi.
- Ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
+ Tháng 9/1930, phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất với những cuộc biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị, tỉnh lị, được công nhân Vinh – Bến Thuỷ hưởng ứng.
+ Tiểu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên, kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường…
+ Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.
 
c. Sự ra đời và hoạt động của Xô – Viết (Xô – Viết Nghệ tĩnh là đỉnh cao của PT 1930 – 1931)
* Hoàn cảnh:
- Tại Nghệ An, tháng 9/1930 Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Thanh Chương,Nam Đàn.
- Tại Hà Tĩnh, cuối 1930 đầu 1931, Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Can Lộc, Hương Khê.
- Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, với chức năng của một chính quyền cách mạng.
* Chính sách của Xô viết.
- Chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ. Thành lập các đội tự vệ, lập toà án nhân dân.
- Kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ,..
- Văn hoá – xã hội, xoá bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới, mở lớp dạy chữ Quốc ngữ,
* Ý nghĩa: Chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931.
 
d. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
* Ý nghĩa:
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Khối liên minh công - nông được hình thành.
- Phong trào 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là 1 bộ phận trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
25 tháng 12 2016

hổng biết bạn hỏi phần nào nên mk gửi cho lô trên lun đấyleuleu

good luck!

20 tháng 6 2020

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam (1961-1965)

-Chiến tranh đặc biệt: là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai do ‘‘cố vấn’’ Mỹ chỉ huy, cùng với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ => nhằm chống lại nhân dân ta, phục vụ lợi ích của Mỹ.
*Âm mưu: dùng người Việt đánh người Việt, Chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta, biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới

Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

* Chủ trương của ta:

- Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,

- Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).
* Thắng lợi của ta:

- Quân sự: 1962, quân giải phóng đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh... 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc => dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” liên tiếp lập nên những chiến thắng lớn.

- Chính trị: Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển. 1/11/1963, đảo chính lật đổ chính quyền Diệm - Nhu. 1964 - 1965 tiến công chiến lược trên các chiến trường MN. Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Phá “Ấp chiến lược” khiêng nhà về làng cũ.

2."Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở Miền Nam (1965-1968)

Nhằm thay cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản ở miền Nam, đế quốc Mĩ tiến hành "Chiến tranh cục bộ". * Thủ đoạn của Mỹ: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là hình thức chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam được tiến hành bằng: - Lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh,quân Sài gòn. Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng. - Quân Mỹ hành quân “tìm diệt” đánh vào căn cứ quân giải phóng . - Mở 2 cuộc phản công vào mùa khô 1965-1966; 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt “ và “bình định”. - Mở ngay cuộc hành quân vào căn cứ của quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ * Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8-1965), đã mở đầu cao trào : “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Mở đầu cho chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ nhất 1965-1966:
+ Mỹ mở 5 cuộc hành quân “tìm diệt” vào Khu V và miền Đông Nam Bộ để đánh bại quân giải phóng .
+ Quân dân ta đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng trên khắp mọi nơi. * Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ hai 1966-1967 :

+ Mỹ , quân đội Sài gòn và đồng minh: mở 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định “nhắm vào miền Đông Nam Bộ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti, nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta
+ Quân dân ta phản công đánh bại ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt “ và “bình định” của Mỹ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti
Kết quả : Sau hai mùa khô, ta loại 24 vạn tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2.700 máy bay, phá hủy hơn 2.200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3.400 ô tô.

*Tại nông thôn và thành thị :
+ Diệt bọn ác ôn, phá “ấp chiến lược”, đòi Mỹ rút về nước , đòi tự do dân chủ . + Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

3.Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”:

- Từ 1969, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”.

- Lực lượng chính là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

- Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong các cuộc hành quân xâm lược Cam- pu- chia (năm 1970), Lào (năm 1971), nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đong Dương” của Mỹ.

Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ:

- Ngày 6-6-1969 Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập,được 23 nước công nhận .

-Từ 1969 ,thực hiện di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cả nước đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước .

- Ngày 24 và 25-4-1970 , Hội nghị cấp cao của nhân dân ba nước đoàn kết chống Mỹ họp .

- Ta và Cam-pu-chia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam pu chia của Mỹ và quân đội Sài gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn .

- 3-1971 Việt Nam và Lào , đập tan cuộc hành quân”Lam Sơn -719” chiếm giữ đường 9 –Nam Lào của Mỹ và quân đội Sai gòn .

- Phong trào của nhân dân nổ ra liên tục , rầm rộ ở Sài gòn , Huế ,Đà Nẵng .

- Tại các vùng nông thôn , đồng bằng quần chúng phá “ấp chiến lược”, chống “Bình định” của địch .

14 tháng 12 2021

C

Cùng ôn thi nào các bạn! Cô sẽ tặng 2GP cho những câu trả lời đúng nhé! Câu 1: Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nền kinh tế Liên Xô là gì? A. Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề. B. Nông nghiệp Liên Xô bị tàn phá, ruộng đồng bỏ hoang. C. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng. D. Các nhà máy xí nghiệp bị tàn phá. Câu 2: Việc Liên Xô phóng...
Đọc tiếp

Cùng ôn thi nào các bạn! Cô sẽ tặng 2GP cho những câu trả lời đúng nhé!

Câu 1: Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nền kinh tế Liên Xô là gì?

A. Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

B. Nông nghiệp Liên Xô bị tàn phá, ruộng đồng bỏ hoang.

C. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng.

D. Các nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.

Câu 2: Việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957 có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết.

B. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 3: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng.

B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.

C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.

Câu 4: Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân châu Phi là gì?

A. Chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xóa bỏ ở châu Phi.

D. Hệ thống thuộc địa bị xóa bỏ ở châu Phi.

Câu 5: Năm 1960 đã đi vào lịch sủ phong trào giải phóng ở châu Phi vì

A. châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.

B. tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

D. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

Câu 6: Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đầu Nha có ý nghĩa như thế nào?

A. Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

B. Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

C. Đánh dấu phong trào giải phong trào dân tộc ở châu Phi thắng lợi hoàn toàn.

D. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ ở châu Phi.

Câu 7: Tình hình nổi bật của các nước châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.

B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc.

C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.

Câu 8: Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Trung Hoa là gì?

A. Mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế.

B. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.

C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế-xã hội.

D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Câu 9: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?

A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).

B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).

C. Băng Cốc (Thái Lan).

D. Xin-ga-po.

Câu 10: Mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN là

A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.

B. Đẩy mạnh hợp tác. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.

8
3 tháng 5 2019

1.A 2.B 3.C 4.B 5.D 6.C

7.A 8.C 9.A 10.C

12 tháng 5 2019

Câu 1: Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nền kinh tế Liên Xô là gì?

A. Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

B. Nông nghiệp Liên Xô bị tàn phá, ruộng đồng bỏ hoang.

C. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng.

D. Các nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.

Câu 2: Việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957 có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết.

B. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 3: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng.

B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.

C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.

Câu 4: Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân châu Phi là gì?

A. Chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xóa bỏ ở châu Phi.

D. Hệ thống thuộc địa bị xóa bỏ ở châu Phi.

Câu 5: Năm 1960 đã đi vào lịch sủ phong trào giải phóng ở châu Phi vì

A. châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.

B. tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

D. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

Câu 6: Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đầu Nha có ý nghĩa như thế nào?

A. Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

B. Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

C. Đánh dấu phong trào giải phong trào dân tộc ở châu Phi thắng lợi hoàn toàn.

D. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ ở châu Phi.

Câu 7: Tình hình nổi bật của các nước châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.

B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc.

C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.

Câu 8: Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Trung Hoa là gì?

A. Mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế.

B. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.

C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế-xã hội.

D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Câu 9: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?

A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).

B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).

C. Băng Cốc (Thái Lan).

D. Xin-ga-po.

Câu 10: Mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN là

A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.

B. Đẩy mạnh hợp tác. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.