Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Lĩnh vực giáo dục:
+ Nền giáo dục của Nga có truyền thống lâu đời, chất lượng khá cao và mang đậm bản sắc dân tộc Nga.
+ Nhà nước đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được hưởng một nền giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp miễn phí.
+ Giáo dục chuyên nghiệp có sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.
+ Nga thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường học, phát triển mạnh các trường dân lập, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học.
+ Nga cho mở các trường đại học và các chi nhánh trường đại học của Nga ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục thu hút học sinh nước ngoài đến học với ưu thế học phí rẻ và chi phí sinh hoạt rẻ.
- Lĩnh vực văn hóa:
+ Văn hóa Nga có truyền thống lâu đời về nhiều mặt của nghệ thuật, đặc biệt khi nói đến văn học, múa dân gian, triết học, âm nhạc cổ điển, nhạc dân gian, múa dân gian, truyền thống, múa ba lê, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, hoạt hình và chính trị, tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa thế giới.
+ Ngày nay, di sản văn hóa Nga được xếp hạng thứ bảy trong Chỉ số thương hiệu quốc gia, dựa trên các cuộc phỏng vấn của khoảng 20.000 người chủ yếu đến từ các nước phương Tây và Viễn Đông.
+ Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng trên vùng địa lý rộng nhất của lục địa Á Âu và cũng là ngôn ngữ nói Xlavơ được dùng rộng rãi nhất. Hơn một phần tư tác phẩm văn học-khoa học trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là phương tiện mã hóa và lưu trữ thông tin toàn cầu, với khoảng 60 đến 70% thông tin toàn cầu được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Văn học Nga nằm trong số những nền văn học phát triển và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, với những tác phẩm văn học thuộc hàng nổi tiếng nhất.
- Lĩnh vực khoa học - kĩ thuật:
+ Nền khoa học Nga đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu cơ bản thuộc đỉnh cao của thế giới. Mặc dù bị suy giảm nhiều trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Nga vẫn là một trong những nước có tiềm năng khoa học to lớn nhất, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
+ Chính phủ Nga đã quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ mới, như Dự án Skolkovo ở ngoại ô Moskva (một dạng Thành phố khoa học - công nghệ hay Trung tâm - công viên khoa học công nghệ lớn), và các trung tâm nghiên cứu mới, các Tổng công ty nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao (như Tổng công ty Công nghệ nano - Rusnano) với các cơ chế hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo bằng cách tạo ra cầu nối giữa nghiên cứu và bên công nghiệp.
+ Chính phủ Nga đã ban hành Quy chế của Trung tâm Khoa học Nhà nước (SSC), mở đường cho các trung tâm nghiên cứu công nghiệp có trang thiết bị và hạ tầng riêng. Quy chế này đã cho phép tạo thêm được các quỹ ngân sách từ Chương trình phát triển SSC. Nhiều trung tâm nghiên cứu công nghiệp chiếm những vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên được quan tâm đầu tư phát triển (vật lý nguyên tử, năng lượng, hóa học, vật liệu mới, chế tạo máy bay, cơ khí, y học, sinh học, công nghệ sinh học, khoa học máy tính, quang học, điện tử, robot).
+ Đến nay, có 21 trung tâm như trên thuộc Bộ Công nghiệp và Năng lượng, 10 trung tâm thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học, 6 thuộc Cơ quan Liên bang về Công nghệ nguyên tử, 3 thuộc Bộ Y tế và Bảo trợ xã hội.
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
Tham khảo
- Chính sách giáo dục của Trung Quốc:
+ Trung Quốc rất chú ý đến giáo dục và phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lí. Nhà nước Trung Quốc đề ra nhiều biện pháp chính sách để nhằm phát huy tài năng của đất nước, coi trọng chất xám. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với lao động phức tạp.
+ Đến nay Trung Quốc có khoảng 10 triệu sinh viên, 4 vạn tiến sĩ, 40 vạn thạc sĩ, số người làm công tác khoa học là 3 triệu người. Ngoài ra Trung Quốc còn cử rất nhiều chuyên gia ra nước ngoài học tập để tiếp cận và nâng cao tay nghề cho người lao động ở những chuyên ngành sản xuất mới, đòi hỏi hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.
- Mối quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục:
+ Quan điểm của Việt Nam là tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, khuyến khích sinh viên Việt Nam du học Trung Quốc.
+ Hiện nay, có khoảng 10 nghìn lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc, và có khoảng 3 nghìn lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.
+ Các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, do có nhiều nét tương đồng nên việc đẩy mạnh giao lưu sâu rộng giữa hai nước Việt - Trung về giáo dục đào tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai nước.
+ Thực tiễn phát triển nền giáo dục, đào tạo ở Việt Nam cho thấy, dù bối cảnh khu vực và thế giới luôn thay đổi, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung có lúc thăng trầm, nhưng trong sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giảng dạy văn học, văn hóa phương Đông, tư tưởng phương Đông cho các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, thì nền văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc cổ, cận, hiện đại luôn luôn được đề cập xứng đáng.
Những đặc điểm như diện tích lớn, tài nguyên thiên nhiên giàu có, tiềm lực khoa học kỹ thuật, đa dạng dân tộc và nền văn hóa đa dạng của Liên bang Nga có tác động đáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước này. Dưới đây là một số tác động quan trọng:
Kinh tế: Diện tích lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Nga cung cấp cơ sở vật chất cho các ngành công nghiệp quan trọng như khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản, nông nghiệp, và lâm nghiệp. Điều này đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước và tạo ra nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu.
Xã hội: Sự đa dạng dân tộc và văn hóa của Nga tạo ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng, góp phần vào sự phát triển xã hội và sự thịnh vượng của đất nước. Điều này thể hiện qua sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, du lịch và giáo dục.
Khoa học và công nghệ: Tiềm lực khoa học kỹ thuật của Nga đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ chốt như hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, y tế và năng lượng. Các thành tựu trong lĩnh vực này đã tạo ra cơ hội kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tham khảo :
Hợp tác, phát triển giáo dục bền vững tại các quốc gia ASEAN
Từ 11-14/10/2022 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 08 nước đối tác với chủ đề xuyên suốt "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới".
Thông qua Hội nghị này và cùng với những ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam được vinh dự làm Chủ tịch hợp tác giáo dục 2022-2023 của ASEAN, những người đứng đầu ngành Giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Và sau đó, là về trung và dài hạn, từng quốc gia cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn.
Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ GDĐT chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại Hội nghị này phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.
Với tinh thần "giáo dục cần dựa trên những nguyên tắc hợp tác, cộng tác và đoàn kết", Bộ GDĐT Việt Nam lựa chọn chủ đề của nhiệm kỳ này là "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới. Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới tăng cường thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ GDĐT đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau:
- Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học
- Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu
- Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế
- Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học
- Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.
- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
b. Hệ quả.
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.
- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.
c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.
- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:
+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
+ Liên minh Châu Âu (EU).
+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:
+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.
+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.
d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.
* Năm 2009:
- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).
- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.
- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.
- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.
- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).
* Năm 2010:
- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.
- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.
a. Hợp tác và đấu tranh.
* Hợp tác:
- Cùng phát triển KT - XH trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia.
- Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại.
- Trao đổi KHKT và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển.
- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải giải quyết.
* Đấu tranh:
- Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.
- Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường Q.tế.
- Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
b. Nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh vì:
- Do xu hướng QTH, KVH nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.
- Các nước ĐNÁ có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí, vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.
- Việc khai thác tài nguyên Biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh căng thẳng.
- Các nước ĐNÁ có nguồn TNTN khá giống nhau, nguồn nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài khu vực là tất yếu.
Đáp án: D