Khu vực khai thác dầu khí nhất trên thế giới hiện nay là khu vực

A. Đông...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2019

Khu vực giàu dầu khí nhất trên thế giới hiện nay là khu vực Tây Nam Á và Trung Á, đặc biệt là Tây Nam Á (sgk Địa lí 11 trang 31)

=> Chọn đáp án D

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trữ lượng dầu mỏ:

+ Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn. Theo số liệu thống kê của Tập đoàn dầu khí BP, tính đến năm 2020, tổng trữ lượng dầu mỏ đã được xác định ở khu vực Tây Nam Á đạt 113,2 tỉ tấn (chiếm khoảng 46.3% so với tổng trữ lượng dầu mỏ của thế giới).

+ Nhiều quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu lớn, như: A-rập Xê-út (trữ lượng 40,9 tỉ tấn, chiếm khoảng 16,7% so với thế giới); I-ran (trữ lượng 21,7 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.9% so với thế giới); I-rắc (trữ lượng 19,6 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.1% so với thế giới); Cô-oét (trữ lượng 14 tỉ tấn, chiếm khoảng 5.7% so với thế giới),…

- Sản lượng khai thác:

+ Trong giai đoạn từ năm 1970 - 2020, sản lượng dầu thô khai thác của khu vực Tây Nam Á liên tục tăng. Năm 2020, sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực này đạt 1297.3 triệu tấn, gấp 1.87 lần so với năm 1970 và chiếm khoảng 31.1% tổng sản lượng dầu thô khai thác được của toàn thế giới. Ả-rập Xê-xút, I-ran, I-rắc, Cô-oét,… là những quốc gia dẫn đầu về sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực Tây Nam Á.

+ Tây Nam Á cũng là khu vực có sản lượng dầu thô xuất khẩu lớn. Năm 2020, sản lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực này đạt 874,9 triệu tấn (chiếm khoảng 41.5% so với thế giới). Các nước dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu dầu thô ở Tây Nam Á là: Ả-rập Xê-xút, I-ran, Cô-oét,…

 

- Các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

+ Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

+ Thứ hai, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.

+ Thứ ba, phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

+ Thứ tư, tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hóa dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

17 tháng 2 2016

a) Đây là điểm nóng của thế giới vì:

- Có vị trí địa chính trị quan trọng (Dẫn chứng)

- Vấn đề dầu mỏ

+ Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ chính của thế giới nên chịu nhiều sức ép chính trị của thế giới cũng như của các thế lực cực đoan vụ lợi.

+ Trung Á khai thác dầu mỏ tuy chưa nhiều nhưng đã được thế giới biết đến là khu vực có tiềm năng lớn về dầu khí

- Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố

+ Thường xuyên xuất hiện xung đột, mâu thuẫn giữa các giáo phái của đạo Hồi, giữa các tín đồ Hồi giáo với đạo Do Thái, Thiên chúa giáo.

+ Các vụ đánh bom, khủng bố ám sát thường xuyên xảy ra, nhất là khu vực Tây Nam Á

- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.

b) Nguyên nhân:

- Do tranh chấp quyền  lợi về đất đai, nguồn nước, tài nguyên khác

- Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc và nguồn gốc lịch sử

- Do sự can thiệp của các thế  lực bên ngoài nhằm vụ lợi.

c) Hậu quả

- Sự bất ổn về chính trị ở khu vực này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, mà còn ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

- Ảnh hưởng tới giá dầu trên bình diện toàn thế giới, đe dọa cuộc khủng hoảng năng lượng

d) Giải pháp

Cần giải quyết triệt để các nguyên nhân gây mất ổn định, như:

- Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên.

- Xóa bỏ định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề về lịch sử

- Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài để có được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế một cách công bằng.

- Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và mức sống của người dân

29 tháng 12 2021

TL:

Tham khảo ạ :

- Nhận xét:

Qua biểu đồ, nhận thấy Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày).

Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

HT 

k mình nha 

29 tháng 12 2021

Nhận xét : Qua biểu đồ, nhận thấy Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày).

Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.



 

20 tháng 7 2023

Tham khảo:

`1.` Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

`-` Trữ lượng: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn).

`-` Phân bố: Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

`2. `Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

`-` Sản lượng khai thác:

`+ `Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn.

`+` Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới.

`- `Phân bố: chủ yếu ở các quốc gia khai thác và sản xuất dầu mỏ như: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất…

`-` Xuất khẩu:

`+` Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn).

`+` Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế.

`+` Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 6 2023

Hướng dẫn giải:

1. Vẽ biểu đồ cột ghép em nhé.

2. Nhận xét

- Nhìn chung, từ năm 2003 đến năm 2007 số khách du lịch đến các khu vực đều tăng (dẫn chứng).

- Số khách du lịch đến khu vực nào đông nhất vào năm 2003?

- Số khách du lịch đến khu vực nào đông nhất vào năm 2007?

- Khu vực nào có số khách du lịch đến tham quan tăng nhanh nhất năm 2007 so với năm 2003?

23 tháng 10 2018

Đáp án B

21 tháng 4 2018

Hướng dẫn: Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.

Đáp án: D

7 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực.

- Sự không ổn định về chính trị này là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế của Tây Nam Á.