K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Giải các phương trình, hệ phương trình sau: a) \((3x+1)(4x+1)(6x+1)(12x+1)=2\) b) \(\begin{cases} x(x+\dfrac{4}{y})+\dfrac{1}{y^2}=2 \\ x(2+\dfrac{1}{y})+\dfrac{2}{y}=3 \end{cases}\) c) \((x^2-9)\sqrt{2-x}=x(x^2-9)\) d) \(\begin{cases} (x^2+4y^2)^2-4(x^2+4y^2)=5\\ 3x^2+2y^2=5 \end{cases}\) e) \(\sqrt{2x-1}+\sqrt{1-2x^2}=2 \sqrt{x-x^2}\) f) \(\dfrac{9}{x^2}+\dfrac{2x}{\sqrt{2x^2+9}}-1=0\) Bài 2: a) Tìm nghiệm nguyên của phương trình:...
Đọc tiếp

Bài 1: Giải các phương trình, hệ phương trình sau:

a) \((3x+1)(4x+1)(6x+1)(12x+1)=2\)

b) \(\begin{cases} x(x+\dfrac{4}{y})+\dfrac{1}{y^2}=2 \\ x(2+\dfrac{1}{y})+\dfrac{2}{y}=3 \end{cases}\)

c) \((x^2-9)\sqrt{2-x}=x(x^2-9)\)

d) \(\begin{cases} (x^2+4y^2)^2-4(x^2+4y^2)=5\\ 3x^2+2y^2=5 \end{cases}\)

e) \(\sqrt{2x-1}+\sqrt{1-2x^2}=2 \sqrt{x-x^2}\)

f) \(\dfrac{9}{x^2}+\dfrac{2x}{\sqrt{2x^2+9}}-1=0\)

Bài 2: a) Tìm nghiệm nguyên của phương trình: \(3x^2-2y^2-5xy+x-2y-7=0\)

b) Cho các số thực a, b thỏa mãn căn bậc \(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b} =\sqrt[3]{b-\dfrac{1}{4}}\). CMR: \(-1< a <0\)

c) Tìm số nguyên a, b, c thỏa: \(a+b+c=0\), \(ab+bc+ca=3\)

d) Với k là số nguyên dương, chứng minh rằng không tồn tại các số nguyên a,b,c khác 0 sao cho \(a+b+c=0\), \(ab+bc+ca+2^k=0 \)

Bài 3: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. Đường thẳng vuông góc với AD tại A cắt BC tại E. Đường thẳng vuông góc với AB tại A cắt CD tại F. Chứng minh: O, E, F thẳng hàng.

Bài 4: Cho hình thang ABCD vuông tại A và B, M là trung điểm AB. Đường thẳng qua A vuông góc với MD cắt đường thẳng qua B vuông góc với MC tại N. Chứng minh rằng: MN vuông góc CD.

12
5 tháng 6 2018

Câu 1a thì được nè :v

( 3x + 1)( 4x + 1)( 6x + 1)( 12x + 1) = 2

⇔ 4( 3x + 1)3( 4x + 1)2( 6x + 1)( 12x + 1) = 2.4.3.2

⇔ ( 12x + 4)( 12x + 3)( 12x + 2)( 12x + 1) =48 ( 1)

Đặt : 12x + 1 = a , ta có :

( 1) ⇔ a( a+ 1)( a + 2)( a + 3) = 48

⇔ ( a2 + 3a)( a2 + 3a +2) = 48

Đặt : a3 + 3a = t , ta có :

t( t +2) =48

⇔ t2 + 2t - 48 = 0

⇔ t2 - 6t + 8t - 48 = 0

⇔ t( t - 6) + 8( t - 6) = 0

⇔ ( t - 6)( t + 8) = 0

⇔ t = 6 hoặc t = -8

Tự thế vào mà tìm a sau đó suy ra x nha

AH
Akai Haruma
Giáo viên
6 tháng 6 2018

Bài 1:

b)

HPT \(\left\{\begin{matrix} x^2+\frac{1}{y^2}+\frac{4x}{y}=2\\ 2\left(x+\frac{1}{y}\right)+\frac{x}{y}=3\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left(x+\frac{1}{y}\right)^2+\frac{2x}{y}=2\\ 2\left(x+\frac{1}{y}\right)+\frac{x}{y}=3\end{matrix}\right.\)

Lấy PT(1) trừ 2PT(2) thu được:

\(\left(x+\frac{1}{y}\right)^2-4\left(x+\frac{1}{y}\right)=-4\)

\(\Leftrightarrow \left(x+\frac{1}{y}-2\right)^2=0\Rightarrow x+\frac{1}{y}=2\)

Thay vào thu được \(\frac{x}{y}=-1\)

Theo định lý Viete đảo thì \((x,\frac{1}{y})\) là nghiệm của PT:

\(X^2-2X-1=0\)

\(\Rightarrow (x,\frac{1}{y})=(1+\sqrt{2}; 1-\sqrt{2})\) hoặc \((1-\sqrt{2}; 1+\sqrt{2})\)

Tức là: \((x,y)=(1+\sqrt{2}, -1-\sqrt{2}); (1-\sqrt{2}; -1+\sqrt{2})\)

27 tháng 12 2015

chứng minh cho 2 số trước sau đó áp dụng cho 3 số nhé

Cách 1: ta chứng minh\(\frac{a^2}{b}+\frac{c^2}{d}\ge\frac{\left(a+c\right)^2}{b+d}\)

Thật vậy \(\frac{a^2d+c^2b}{bd}-\frac{\left(a+c\right)^2}{b+d}\)\(\ge0\)

\(\frac{\Leftrightarrow\left(a^2d+c^2b\right)\left(b+d\right)-\left(a+b\right)^2bc}{\left(b+c\right)bc}\ge0\)

\(\Rightarrow\left(a^2d+c^2b\right)\left(b+d\right)-\left(a+c\right)^2bd\ge0\)

\(\Leftrightarrow\frac{a^2bd+a^2d^2+c^2b^2+c^2bd-a^2bd-2abcd-c^2bd}{ }\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(ad-bc\right)^2\ge0\left(luônđúng\right)\)

tương tự dùng cho 3 số => đpcm

Cách 2: dùng bđt BUNIACOPSKI. ta có:

\(\left(\frac{a}{\sqrt{b}}.\sqrt{b}+\frac{c}{\sqrt{d}}.\sqrt{d}\right)^2\le\left(\frac{a^2}{b}+\frac{c^2}{d}\right)\left(b+d\right)\)

\(\Leftrightarrow\left(a+c\right)^2\le\)\(\left(\frac{a^2}{b}+\frac{c^2}{d}\right)\left(b+d\right)\)

\(\frac{\Leftrightarrow\left(a+c\right)^2}{b+d}\le\frac{a^2}{b}+\frac{c^2}{d}\) đến đây lại làm tt cách 1

 

Bài 1​: Với mọi số x, y. Chứng minh rằng: a) \((x+y)^2-xy+1\ge(x+y)\sqrt{3} \) b) \(x^2+5y^2-4xy+2x-6y+3>0\) Bài 2: Với mọi số thực x, a. Chứng minh rằng: \(x^4+2x^3+(2a+1)x^2+2ax+a^2+1>0\) Bài 3: Cho \(a, b, c, d \in R\) và \(b< c < d\). Chứng minh rằng: a) \((a+b+c+d)^2>8(ac+bc)\) b) \((a^2-b^2)(c^2-d^2)\le(ac-bd)^2\) Bài 4: Cho các số a, b, c, d, p, q thỏa mãn điều kiện: \(p^2+q^2-a^2-b^2-c^2-d^2>0\)....
Đọc tiếp

Bài 1​: Với mọi số x, y. Chứng minh rằng:

a) \((x+y)^2-xy+1\ge(x+y)\sqrt{3} \)
b) \(x^2+5y^2-4xy+2x-6y+3>0\)

Bài 2: Với mọi số thực x, a. Chứng minh rằng:

\(x^4+2x^3+(2a+1)x^2+2ax+a^2+1>0\)

Bài 3: Cho \(a, b, c, d \in R\)\(b< c < d\). Chứng minh rằng:

a) \((a+b+c+d)^2>8(ac+bc)\)
b) \((a^2-b^2)(c^2-d^2)\le(ac-bd)^2\)

Bài 4: Cho các số a, b, c, d, p, q thỏa mãn điều kiện: \(p^2+q^2-a^2-b^2-c^2-d^2>0\). CMR:

\((p^2-a^2-b^2)(q^2-c^2-d^2)\le(pq-ac-bd)^2\)

Bài 5: \((a_1b_1+a_2b_2)^2\le(a_1^2+a_2^2)(b_1^2+b_2^2)\) dấu bằng xảy ra khi nào?

Bài 6: Cho a>0. Chứng minh rằng:

\(\sqrt{a+\sqrt{a+....+\sqrt{a}}}<\dfrac{1+\sqrt{1+4a}}{2}\)

Bài 7: \(y=\dfrac{x+1}{x^2+x+1}\). Tìm cực trị của y.

Bài 8: Cho \(0\le x, \) \(y\le1 \)\(x+y=3xy\). CMR: \(\dfrac{3}{9}\le \dfrac{1}{4(x+y)}\le \dfrac{3}{8}\)

Bài 9: Cho \(0\le x, \)\(y\le1 \). CMR: \((2^x+2^y)(2^{-x}+2^{-y})\ge \dfrac{9}{2}\)

Bài 10: Ba số thực a, b, c thỏa: \(a^2+b^2+c^2=2\), \(ab+bc+ca=1\) CMR: \(a,b,c \in [\dfrac{3}{4},\dfrac{4}{3}]\)

1
4 tháng 6 2018

@Phùng Khánh Linh

@Aki Tsuki

@Nhã Doanh

@Akai Haruma

@Nguyễn Khang

29 tháng 5 2019

DÀI QUÁ AHIHI ĐỀ BÀI NGỚ NGẨN.ĐỄ THẾ MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC

29 tháng 5 2019

@quang nếu dễ thì bạn giúp mình đi^^

[Ôn thi vào 10]Câu 1:a. Cho biết \(a=2+\sqrt{3}\) và \(b=2-\sqrt{3}\). Tính giá trị biểu thức: \(P=a+b-ab\)b. Giải hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}3x+y=5\\x-2y=-3\end{matrix}\right.\)Câu 2: Cho biểu thức \(P=\left(\dfrac{1}{x-\sqrt{x}}+\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}\right):\dfrac{\sqrt{x}}{x-2\sqrt{x}+ 1}\) (với \(x>0,x\ne1\))a. Rút gọn biểu thức \(P\).b. Tìm các giá trị của \(x\) để \(P>\dfrac{1}{2}\).Câu 3:Cho phương...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu 1:

a. Cho biết \(a=2+\sqrt{3}\) và \(b=2-\sqrt{3}\). Tính giá trị biểu thức: \(P=a+b-ab\)

b. Giải hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}3x+y=5\\x-2y=-3\end{matrix}\right.\)

Câu 2

Cho biểu thức \(P=\left(\dfrac{1}{x-\sqrt{x}}+\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}\right):\dfrac{\sqrt{x}}{x-2\sqrt{x}+ 1}\) (với \(x>0,x\ne1\))

a. Rút gọn biểu thức \(P\).

b. Tìm các giá trị của \(x\) để \(P>\dfrac{1}{2}\).

Câu 3:

Cho phương trình: \(x^2-5x+m=0\) (\(m\) là tham số).

a. Giải phương trình trên khi \(m=6\).

b. Tìm \(m\) để phương trình trên có hai nghiệm \(x_1,x_2\) thỏa mãn: \(\left|x_1-x_2\right|=3\).

Câu 4:

Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ dây cung CD vuông góc với AB tại I (I nằm giữa A và O). Lấy điểm E trên cung nhỏ BC (E khác B và C), AE cắt CD tại F. Chứng minh:

a. BEFI là tứ giác nội tiếp đường tròn.

b. AE.AF=AC2.

c. Khi E chạy trên cung nhỏ BC thì tâm đường tròn ngoại tiếp △CEF luôn thuộc một đường thẳng cố định.

Câu 5:

Cho hai số dương \(a,b\) thỏa mãn: \(a+b\le2\sqrt{2}\).

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \(P=\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\).

8
18 tháng 3 2021

Câu 1 : 

a) 

\(P = a + b - ab = 2 + \sqrt{3} + 2-\sqrt{3} - (2 + \sqrt{3})(2-\sqrt{3})\\ =4 - (2^2 - (\sqrt{3})^2) = 4 - (4 - 3) = 3\)

b)

\(\left\{{}\begin{matrix}3x+y=5\\x-2y=-3\end{matrix}\right.\)\(\left\{{}\begin{matrix}3x+y=5\\3x-6y=-9\end{matrix}\right.\)\(\left\{{}\begin{matrix}y-\left(-6y\right)=5-\left(-9\right)\\x=\dfrac{5-y}{3}\end{matrix}\right.\)\(\left\{{}\begin{matrix}y=2\\x=\dfrac{5-2}{3}=1\end{matrix}\right.\)

Vậy nghiệm của hệ phương trình (x ; y) = (1 ; 2)

18 tháng 3 2021

Câu 1:

a)

\(P=a+b-ab\\ =2+\sqrt{3}+2-\sqrt{3}-\left(2+\sqrt{3}\right)\left(2-\sqrt{3}\right)\\ =4-\left(4-2\sqrt{3}+2\sqrt{3}-3\right)\\ =4-1=3\)

Vậy \(P=3\)

b)

\(\left\{{}\begin{matrix}3x+y=5\\x-2y=-3\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}6x+2y=10\\x-2y=-3\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}7x=7\\x-2y=-3\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\1-2y=-3\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\2y=4\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=2\end{matrix}\right.\)

Vậy pht có nghiệm là \(\left(x;y\right)=\left(1;2\right)\)

[Ôn thi vào 10]Câu 1:Giải phương trình và hệ phương trình sau:a. \(\left(x+3\right)^2=16\)b. \(\left\{{}\begin{matrix}2x+y-3=0\\\dfrac{x}{4}=\dfrac{y}{3}-1\end{matrix}\right.\)Câu 2:a. Rút gọn biểu thức: \(A=\left(\dfrac{2\sqrt{x}+x}{x\sqrt{x}-1}-\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}\right):\left(1-\dfrac{\sqrt{x}+2}{x+\sqrt{x}+1}\right)\) với \(x\ge0,x\ne1\)b. Tìm \(m\) để phương trình \(x^2-5x+m-3=0\) có hai nghiệm phân biệt \(x_1,x_2\) thỏa...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu 1:

Giải phương trình và hệ phương trình sau:

a. \(\left(x+3\right)^2=16\)

b. \(\left\{{}\begin{matrix}2x+y-3=0\\\dfrac{x}{4}=\dfrac{y}{3}-1\end{matrix}\right.\)

Câu 2:

a. Rút gọn biểu thức: \(A=\left(\dfrac{2\sqrt{x}+x}{x\sqrt{x}-1}-\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}\right):\left(1-\dfrac{\sqrt{x}+2}{x+\sqrt{x}+1}\right)\) với \(x\ge0,x\ne1\)

b. Tìm \(m\) để phương trình \(x^2-5x+m-3=0\) có hai nghiệm phân biệt \(x_1,x_2\) thỏa mãn \(x_1^2-2x_1x_2+3x_2=1\)

Câu 3:

a. Tìm \(a\) và \(b\) biết đồ thị hàm số \(y=ax+b\) đi qua điểm \(A\left(-1;5\right)\) và song song với đường thẳng \(y=3x+1\)

b. Một đội xe phải chuyên chở 36 tấn hàng. Trước khi làm việc, đội xe đó được bổ sung thêm 3 xe nữa nên mỗi xe chở ít hơn 1 tấn so với dự định. Hỏi đội xe lúc đầu có bao nhiêu xe? Biết rằng số hàng chở trên tất cả các xe có khối lượng bằng nhau.

Câu 4:

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Gọi C là điểm cố định thuộc đoạn thẳng OB (C khác O và B). Dựng đường thẳng d vuông góc với AB tại điểm C, cắt nửa đường tròn (O) tại điểm M. Trên cung nhỏ MB lấy điểm N bất kỳ (N khác M và B), tia AN cắt đường thẳng d tại điểm F, tia BN cắt đường thẳng d tại điểm E. Đường thẳng AE cắt nửa đường tròn (O) tại điểm D (D khác A).

a. Chứng minh AD.AE=AC.AB

b. Chứng minh: Ba điểm B, F, D thẳng hàng và F là tâm đường tròn nội tiếp △CDN

c. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp △AEF. Chứng minh rằng điểm I luôn nằm trên một đường thẳng cố định khi điểm N di chuyển trên cung nhỏ MB

Câu 5

Cho \(a,b,c\) là ba số thực dương thỏa mãn \(abc=1\). Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

\(P=\dfrac{ab}{a^5+b^5+ab}+\dfrac{bc}{b^5+c^5+bc}+\dfrac{ca}{c^5+a^5+ca}\)

7
19 tháng 3 2021

Câu 5 : 

Ta chứng minh bđt phụ: \(x^5+y^5\ge xy\left(x^3+y^3\right)\forall x\in N\Leftrightarrow x^5+y^5-x^4y-xy^4\ge0\Leftrightarrow\left(x-y\right)x^4-y^4\left(x-y\right)\ge0\Leftrightarrow\left(x-y\right)\left(x^4-y^4\right)\ge0\Leftrightarrow\left(x-y\right)^2\left(x+y\right)\left(x^2+y^2\right)\ge0\)

 \(\Rightarrow x^5+y^5\ge xy\left(x^3+y^3\right)\) (1)

\(x^3+y^3\ge xy\left(x+y\right)\Leftrightarrow\left(x-y\right)^2\left(x+y\right)\ge0\Rightarrow x^3+y^3\ge xy\left(x+y\right)\left(2\right)\)

Áp dụng bđt (1) và (2): \(\Rightarrow\dfrac{ab}{a^5+b^5+ab}\le\dfrac{ab}{ab\left(a^3+b^3\right)+ab}\le\dfrac{ab}{a^2b^2\left(a+b\right)+ab}=\dfrac{1}{ab\left(a+b\right)+1}=\dfrac{abc}{ab\left(a+b+c\right)}=\dfrac{c}{a+b+c}\) Tương tự:

\(\dfrac{bc}{b^5+c^5+bc}\le\dfrac{a}{a+b+c};\dfrac{ca}{c^5+a^5+ca}\le\dfrac{b}{a+b+c}\)

\(\Rightarrow\sum\dfrac{ab}{a^5+b^5+ab}\le\sum\dfrac{c}{a+b+c}=\dfrac{a+b+c}{a+b+c}=1\)

Dấu = xảy ra \(\Leftrightarrow a=b=c\)=1

Câu 1: 

a) Ta có: \(\left(x+3\right)^2=16\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x+3=4\\x+3=-4\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=1\\x=-7\end{matrix}\right.\)

Vậy: S={1;-7}

b) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}2x+y-3=0\\\dfrac{x}{4}=\dfrac{y}{3}-1\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2x+y=3\\\dfrac{1}{4}x-\dfrac{1}{3}y=-1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}4x+2y=6\\4x-\dfrac{16}{3}y=-16\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{22}{3}y=22\\2x+y=3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=3\\2x=3-y=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0\\y=3\end{matrix}\right.\)

Vậy: Hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (x,y)=(0;3)

[Ôn thi vào 10]Bài 1: Cho biểu thức \(P=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}+\dfrac{2\sqrt{x}-1}{1-\sqrt{x}}+\dfrac{2x}{x-1}\) (với \(x\ge0\) và \(x\ne1\))a. Rút gọn biểu thức \(P\).b. Tính giá trị của biểu thức \(P\) khi \(x=4+2\sqrt{3}\).Bài 2:a. Viết phương trình đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left(1;-2\right)\) và song song với đường thẳng \(y=2x-1\).b. Giải hệ phương...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Bài 1

Cho biểu thức \(P=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}+\dfrac{2\sqrt{x}-1}{1-\sqrt{x}}+\dfrac{2x}{x-1}\) (với \(x\ge0\) và \(x\ne1\))

a. Rút gọn biểu thức \(P\).

b. Tính giá trị của biểu thức \(P\) khi \(x=4+2\sqrt{3}\).

Bài 2:

a. Viết phương trình đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left(1;-2\right)\) và song song với đường thẳng \(y=2x-1\).

b. Giải hệ phương trình 

\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{2}{x}+\dfrac{3}{y}=12\\\dfrac{5}{x}+\dfrac{2}{y}=19\end{matrix}\right.\)

Bài 3

Quãng đường AB đài 120 km. Một ô tô khởi hành từ A đến B, cùng lúc đó một xe máy khởi hành từ B về A với vận tốc nhỏ hơn vận tốc của ô tô là 24 km/h. Ô tô đến B được 50 phút thì xe máy về tới A. Tính vận tốc của mỗi xe.

Bài 4:

Cho phương trình \(x^2-2\left(m+2\right)x+3m+1=0\)

a. Chứng minh rằng phương trình luôn có nghiệm với mọi \(m\).

b. Gọi \(x_1,x_2\) là hai nghiệm của phương trình đã cho. Chứng minh rằng biểu thức \(M=x_1\left(3-x_2\right)+x_2\left(3-x_1\right)\) không phụ thuộc vào \(m\).

Bài 5:

Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC), nội tiếp đường tròn (O). Tia phân giác của góc BAC cắt dây BC tại D và cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là E. Các tiếp tuyến với đường tròn (O) tại C và E cắt nhau tại N, tia CN và tia AE cắt nhau tại P. Gọi Q là giao điểm của hai đường thẳng AB và CE.

a. Chứng minh tứ giác AQPC nội tiếp một đường tròn.

b. Chứng minh EN//BC.

7
16 tháng 3 2021

undefined

16 tháng 3 2021

undefined

[Ôn thi vào 10]Câu 1:a. Tìm điều kiện của \(x\) để biểu thức sau có nghĩa: \(A=\sqrt{x-1}+\sqrt{3-x}\)b. Tính: \(\dfrac{1}{3-\sqrt{5}}-\dfrac{1}{\sqrt{5}+1}\)Câu 2:Giải phương trình và bất phương trình sau:a. \(\left(x-3\right)^2=4\)b. \(\dfrac{x-1}{2x+1}< \dfrac{1}{2}\)Câu 3:Cho phương trình: \(x^2-2mx-1=0\) a. Chứng minh rằng phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt \(x_1\) và \(x_2\)b. Tìm các giá trị...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu 1:

a. Tìm điều kiện của \(x\) để biểu thức sau có nghĩa: \(A=\sqrt{x-1}+\sqrt{3-x}\)

b. Tính: \(\dfrac{1}{3-\sqrt{5}}-\dfrac{1}{\sqrt{5}+1}\)

Câu 2:

Giải phương trình và bất phương trình sau:

a. \(\left(x-3\right)^2=4\)

b. \(\dfrac{x-1}{2x+1}< \dfrac{1}{2}\)

Câu 3:

Cho phương trình: \(x^2-2mx-1=0\) 

a. Chứng minh rằng phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt \(x_1\) và \(x_2\)

b. Tìm các giá trị của \(m\) để: \(x_1^2+x_2^2-x_1x_2=7\) 

Câu 4:

Cho đường tròn (O;R) có đường kính AB. Vẽ dây cung CD vuông góc với AB (CD không đi qua tâm O). Trên tia đối của tia BA lấy điểm S; SC cắt (O;R) tại điểm thứ hai là M.

a. Chứng minh △SMA đồng dạng với △SBC.

b. Gọi H là giao điểm của MA và BC; K là giao điểm của MD và AB. Chứng minh BMHK là tứ giác nội tiếp và HK // CD.

c. Chứng minh: OK.OS = R2

Câu 5:

Giải hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}x^3+1=2y\\y^3+1=2x\end{matrix}\right.\)

7
23 tháng 3 2021

Câu 1 

a Biểu thức A = \(\sqrt{x-1}+\sqrt{3-x}\) có  nghĩa

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x-1\ge0\\3-x\ge0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\ge1\\x\le3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow1\le x\le3\)

Vậy biểu thức A có nghĩa khi \(1\le x\le3\)

b) \(\dfrac{1}{3-\sqrt{5}}+\dfrac{1}{\sqrt{5}+1}\)

\(=\dfrac{3+\sqrt{5}}{9-5}-\dfrac{\sqrt{5}-1}{5-1}=\dfrac{3+\sqrt{5}}{4}-\dfrac{\sqrt{5}-1}{4}=\dfrac{3+\sqrt{5}-\sqrt{5}+1}{4}=\dfrac{4}{4}=1\)

23 tháng 3 2021

Câu 2:

a) \(\left(x-3\right)^2=4\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x-3=2\\x-3=-2\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=5\\x=1\end{matrix}\right.\)

Vậy phương trình có nghiệm là: S ={5; 1}

b) ĐKXĐ: \(x\ne-\dfrac{1}{2}\)

\(\dfrac{x-1}{2x+1}< \dfrac{1}{2}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{x-1}{2x+1}-\dfrac{1}{2}< 0\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{2\left(x-1\right)-\left(2x+1\right)}{2\left(2x+1\right)}< 0\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{2x-2-2x-1}{2\left(2x+1\right)}< 0\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{-3}{2\left(2x+1\right)}< 0\)

Vì -3 < 0 \(\Rightarrow2\left(2x+1\right)>0\)

                \(\Rightarrow2x+1>0\)

                \(\Rightarrow x>-\dfrac{1}{2}\)

Vậy bất phương trình có nghiệm là: \(x>-\dfrac{1}{2}\)