K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2017

có ai trả lời giùm mik và Miyaki Vũ ko?

11 tháng 8 2017

1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen

Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ ý nghĩa nào? · a. Quan hệ thời gian, mức độ · b. Sự tiếp diễn tương tự · c. Sự phủ định, cầu khiến · d. Quan hệ trật tự Câu 8: Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây? · a. Đêm dài, ngày ngắn · b. Bầu trời có màu...
Đọc tiếp

Câu 7:

Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ ý nghĩa nào?

· a. Quan hệ thời gian, mức độ

· b. Sự tiếp diễn tương tự

· c. Sự phủ định, cầu khiến

· d. Quan hệ trật tự

Câu 8:

Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

· a. Đêm dài, ngày ngắn

· b. Bầu trời có màu xám

· c. Cây cối trơ trọi, khẳng khiu

· d. Nắng vàng tươi, rực rỡ

Câu 9:

Khi viết một đoạn văn tả cảnh khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

· a. Hiền hậu và dịu dàng

· b. Vầng trán có vài nếp nhăn

· c. Hai má trắng hồng, bụ bẫm

· d. Đoan trang và rất thân thương

Câu 10:

Văn miêu tả không có dạng bài nào?

· a. Tả cảnh

· b. Tả người

· c. Tả đồ vật

· d. Thuật lại một chuyện nào đó

Giups e với ạ <3

2
2 tháng 3 2020

Mọi người ơi em đang cần gấp ạ

2 tháng 3 2020

Câu 7:

Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ ý nghĩa nào?

· a. Quan hệ thời gian, mức độ

· b. Sự tiếp diễn tương tự

· c. Sự phủ định, cầu khiến

· d. Quan hệ trật tự

Câu 8:

Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

· a. Đêm dài, ngày ngắn

· b. Bầu trời có màu xám

· c. Cây cối trơ trọi, khẳng khiu

· d. Nắng vàng tươi, rực rỡ

Câu 9:

Khi viết một đoạn văn tả cảnh khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

· a. Hiền hậu và dịu dàng

· b. Vầng trán có vài nếp nhăn

· c. Hai má trắng hồng, bụ bẫm

· d. Đoan trang và rất thân thương

Câu 10:

Văn miêu tả không có dạng bài nào?

· a. Tả cảnh

· b. Tả người

· c. Tả đồ vật

· d. Thuật lại một chuyện nào đó

Câu 1 : Đọc các ví dụ sauVD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không ngheVD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấyVD3 : Da cô ấy rất ăn nắnga) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốcCâu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúnga) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc

Câu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúng

a) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp như một bức tranh quê

b) Đôi mắt bà tròn se và long lanh trông thật hiền dịu

Câu 3: Đọc đoạn trích sau

Chốc chốc , ngước mặt khỏi trang giấy , tôi thấy thầy Ha- men đưng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy … Bạn nghĩ mà xem ! Từ bốn mươi năm nay , thầy vẫn ngồi ở chỗ đó , vóc khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên .

a) Gạch những danh từ có trong đoạn trích

b) Nhặt ra những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên

Câu 4: Viết một đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng ) với chủ đề người thân yêu nhất của em . Trong đó có sử dụng cụm danh từ , gạch dưới cụm danh từ đó.

1
24 tháng 11 2016

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

Từ ăn ở ví dụ 1 là nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc.

Nó đang ăn cơm với gia đình.

Bạn lưu ý nhé, nếu đăng bài chỉ nên đăng riêng câu hỏi và khj viết câu hỏi bạn viết zùm mình không in đậm nhé! CHứ nhìn vậy mình ko hiểu gì hết ( các bạn khác )

26 tháng 9 2016

- Từ xuân trong đoạn thơ (1) chính là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bởi vì bé đã bắt gặp mùa xuân trong vòng tay yêu thương của mẹ.
- Từ xuân trong đoạn (2) chính là dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi bé lớn.

CẢM NHẬN

Cảm xúc, đôi khi dâng lên đột ngột như một cơn sóng, hay dạt dào, nhạy cảm như cảm giác hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ của bạn Hoàng Như Mai. Ngồi trong lòng mẹ, bạn cảm giác như có "mùa xuân" đang về trên phố phường. Phép ẩn dụ cảm giác này được bạn sự dụng một cách tài tình, thể hiện sự "tràn ngập, vô bờ bến" của cảm giác "yêu thương, hạnh phúc" khi được mẹ yêu thương, trìu mến. Đứa trẻ nào cũng cảm thấy như thế, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, dễ xao động của Như Mai, những câu thơ trở nên sinh động. Sự "ngây thơ, mong muốn được yêu thương" được bộc lộ ở hai câu thơ cuối, đó là mong ước giản dị, được mẹ ôm, được mẹ vỗ về. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng tình cảm sâu sắc, hồn nhiên giữa bạn và mẹ, và cách "làm nũng" đáng yêu vô cùng. Bài thơ với tình cảm trong sáng, tinh nghịch đã làm hấp dẫn trái tim của biết bao người...
1 tháng 12 2016

không có đoạn 2 hả bạn

6 tháng 12 2016

a) Hình ảnh "Bọc trăm trứng nở trăm con" nhằm giải thích ý nghĩa về nguồn gốc của con người Việt Nam. Nói lên tinh thần đoàn kết một lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn của người Việt Nam. Thể hiện tinh thần đoàn kết và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.Nói lên người dân Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay có tấm lòng nhân hậu, sinh ra cùng một bọc.

b) Niêu cơm thần là chi tiết nghệ thuật mang đậm màu sắc kì ảo, hoang đường nhưng rất sinh động và giàu ý nghĩa. Nó xuất hiện đặc biệt khiến cho quân sĩ mười tám nước vô cùng bất ngờ. Niêu cơm của Thạch Sanh tuy bé nhỏ nhưng rất thần kì lạ, ăn hết lại đầy. Điều đó thể hiện tâm lòng bao dung, độ lượng của nhân dân ta. Đó là niêu cơm của tình người, của lòng nhân ái. Cha ông ta thời xưa đã có công dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để dựng lên những câu chuyện giàu chi tiết nghệ thuật, giàu tính nhân văn cho con cháu đời sau hưởng thụ.

c) Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thông, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

6 tháng 12 2016

a, Câu truyện truyền thuyết mà tôi thích nhất là Con Rồng Cháu Tiên , truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo mang nhiều ý nghĩa và trong số đó có chi tiết Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng - một cội nguồn của dân tộc . Điều đó thể hiện sự đoàn kết của dân tộc ta thời xưa , cho tinh thần không ngại khó khăn gian khổ và là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . Chiếc bọc đã nở ra một trăm người con là tổ tiên của chúng ta bây giờ chứng tỏ thêm sự thần kì đặc sắc .

b, Câu truyện cổ tích Thạch Sanh là câu truyện nói về dũng sĩ có tài năng kì lạ . Có chi tiết tưởng tượng kì ảo mà tôi thích là tiếng đàn thần mang nhiều ý nghĩa thể hiện dũng khí đánh đuổi giặc ngoại xâm , tiếng đàn còn giúp Thạch Sanh được giải oan và nó nói lại ước mơ công lí . Tiếng đàn thể hiện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta thời xưa .

c, Cùng với tiềng đàn thần thì niêu cơm thần cũng là một chi tiết đặc sặc không kém , thể hiện nên niềm tin về hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta thời xưa . Niêu cơm khiến 18 nước chư hầu từ sự chế giễu chuyển sang thán phục . Niêu cơm đã cảm hóa kẻ thù vì thế mà nó khẳng định được sự tài giỏi của Thạch Sanh và sự kì lạ của niêu cơm . Chi tiết đã làm toát lên nhiều ý nghĩa hay của câu truyện Thạch Sanh .

I. Trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Văn miêu tả bao gồm: A. Văn tả người B. Văn tả cảnh C. Văn tả đồ vật D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Văn miêu tả là : A. Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung ra đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, quang cảnh… B....
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1. Văn miêu tả bao gồm:

A. Văn tả người B. Văn tả cảnh

C. Văn tả đồ vật D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Văn miêu tả là :

A. Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung ra đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, quang cảnh…

B. Là loại văn kể cho người nghe biết các nhân vật, sự kiện, thường có cao trào, kịch tính trong truyện

C. Không xác định được

D. Loại văn thể hiện cảm xúc

Câu 3. Năng lực nào được bộc lộ rõ nhất trong văn miêu tả?

A. Quan sát B. Liên tưởng

C. Tưởng tượng D. Lắng nghe

Câu 4. Đoạn thơ sau tái hiện điều gì?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

A. Hình ảnh chú bé Lượm B. Kể về nhân vật Lượm

C. Thể hiện tình cảm D. Thể hiện sự yêu quý Lượm

Câu 5. Nhận xét nào sau đây chưa đúng về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?

A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc con người

B. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người

C. Bộc lộ rõ năng lực quan sát của người viết

D. Bộc lộ rõ tâm trạng của người, vật được miêu tả

Câu 6. Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

A. Đêm dài, ngày ngắn B. Bầu trời có màu xám

C. Cây cối trụi lá, khẳng khiu

D. Nắng vàng rực rỡ trên mọi nẻo đường

Câu 7. Khi miêu tả em bé đang tuổi tập đi tập nói, em sẽ không miêu tả chi tiết nào sau đây?

A. Chững chạc, ra dáng người lớn thực sự

B. Gương mặt bầu bĩnh, đáng yêu

C. Đôi mắt to tròn, long lanh

D. Làn da trắng hồng, bụ bẫm

Câu 8. Khi viết đoạn văn tả khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

A. Hiền hậu và dịu dàng

B. Vầng trán có vài nếp nhăn

C. Hai má trắng hồng, bụ bẫm

D. Đoan trang và rất thân thương

II. Tự luận:

Câu 1. Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất?

Làm ơn giúp mình với, thank!

0
Đây là đề thi nha :ĐỀ THI MÔN NGỮ Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề) Câu 1: (2 điểm)Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” Câu 2: (3...
Đọc tiếp

Đây là đề thi nha :

ĐỀ THI MÔN NGỮ

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề)

Câu 1: (2 điểm)Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”

Câu 2: (3 điểm)Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.

Câu 3: (5 điểm)Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó

Các bạn làm xong thì gửi bài vào gmail sau : haingoc0603@gmail.com nha

Nhớ làm vào Word 2003 nha

Chúc các bạn thi tốt

13
24 tháng 9 2016

các bạn không thi không được làm nha

24 tháng 9 2016

Làm tại đây à 

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.