K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2017

– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

15 tháng 10 2021

nhân tố kinh tế xã hội nhé

17 tháng 10 2021

Mình cảm ơn ạ. Bạn giải thích tại sao là nhóm kinh tế xã hội được không ạ?

12 tháng 8 2019

Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Năm 1986 Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới, đưa nền kinh tế nước ta thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kéo dài, từng bước ổn định và phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong công nghiệp: tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng; hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp mới, các khu công nghiệp; thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệ

3 tháng 11 2021

giúp mình đi:<

DT
4 tháng 11 2021

D

10 tháng 12 2021

C

 

7 tháng 10 2017

Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Năm 1986 Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới, đưa nền kinh tế nước ta thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kéo dài, từng bước ổn định và phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong công nghiệp: tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng; hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp mới, các khu công nghiệp; thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp…

=> Như vậy, chính sách phát triển của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, công nghiệp nước ta giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là lợi thế của kết cấu dân số trẻ?A. Lực lượng lao động dự trữ lớn.B. Hấp dẫn thị trường đầu tư và lao động quốc tế.C. Tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp.D. Thị trường tiêu thụ rộng.Câu 22: Ý nào sau đây là hạn chế của kết cấu dân số trẻ?A. Sức ép lên vấn đề việc làm.                   B. Sức ép lên vấn đề tài nguyên – môi...
Đọc tiếp

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là lợi thế của kết cấu dân số trẻ?

A. Lực lượng lao động dự trữ lớn.

B. Hấp dẫn thị trường đầu tư và lao động quốc tế.

C. Tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp.

D. Thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 22: Ý nào sau đây là hạn chế của kết cấu dân số trẻ?

A. Sức ép lên vấn đề việc làm.                   B. Sức ép lên vấn đề tài nguyên – môi trường.

C. Sức ép lên giao thông, nhà ở.       D. Sức ép lên vấn đề thu nhập bình quân đầu người.

Câu 23: Ý nào sau đây là hạn chế của kết cấu dân số trẻ?

A. Sức ép lên vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế.

B. Làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Ùn tắc giao thông ở các đô thị.

D. Chất lượng cuộc sống thấp và khó được cải thiện.

Câu 24: Ý nào sau đây là lợi thế của kết cấu dân số trẻ?

A. Lực lượng lao động dồi dào.                     B. Giảm sức ép lên vấn đề việc làm.

C. Chất lượng cuộc sống cao.                        D. Thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 25: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi do dân số đông, gia tăng nhanh ở nước ta tạo ra ?

A. nguồn lao động dồi dào.                                      B. thị trường tiêu thụ rộng.

C. chất lượng cuộc sống được cải thiện.                   D. thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 26: Dân số đông và gia tăng nhanh gây sức ép cho vấn đề

A. thu hút đầu tư nước ngoài.                            B. đẩy mạnh phát triển kinh tế.

C. đô thị hóa.                                                     D. phân bố lại dân cư và lao động.

Câu 27: Dân số đông và gia tăng nhanh không gây sức ép cho vấn đề

A. mở rộng thị trường tiêu thụ.                         B. giải quyết việc làm.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.                   D. tài nguyên và môi trường.

Câu 28: Ý nào sau đây không phải là hậu quả do dân số đông và gia tăng nhanh ở nước ta hiện nay?

A. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội.

B. Thiếu nhà ở và các công trình công cộng.

C. Thu nhập bình quân đầu người thấp và khó được cải thiện.

D. Tỉ lệ người lớn không biết chữ cao.

0
14 tháng 12 2016

thuận lợi:

- có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào, tại chỗ

- có thị trường tiêu thụ rộng lớn

- cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước

khó khăn

- thiên tai

-tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH đa dạng nhưng có trữ lượng nhỏ

 

14 tháng 12 2016

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.

- Về mặt tự nhiên:

+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.

+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn.

+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Về mặt kinh tế-xã hội:

+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.

 

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

b) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.