K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau: Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên:

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Thuyết minh

1
27 tháng 11 2019

Đáp án: C

Đọc đoạn văn sau: Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của rừng núi Sa Pa buổi sớm mai 

B. Miêu tả vẻ đẹp của những cô sơn nữ ở Sa Pa 

C.Bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc và hương vị của Sa Pa 

D. Kể lại kỉ niệm về một chuyến đi tham quan Sa Pa

1
16 tháng 7 2019

Đáp án: C

7 tháng 12 2016

b. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

- Tác dụng của phép điệp : Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, khát khao dâng hiến, tình cảm đối với Bác Hồ…

 

7 tháng 12 2016

a. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

=> Phép điệp góp phần nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của Thúy Kiều : nỗi xót xa, tủi nhục về thân phận,ý thức sâu sắc về nhân phẩm.

- Phép điệp còn có tác dụng tạo âm hưởng cho đoạn thơ.

 

Xác định Quan hệ từ trong bài sau : Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh...
Đọc tiếp

Xác định Quan hệ từ trong bài sau :

Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
 
“Nếu là hoa, xin làm sakura
Nếu là người, xin làm samurai”


Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) là những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.

Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm là mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng này và tham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.
 
 
1
20 tháng 10 2016

Xác định quan hệ từ

Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
 
“Nếu là hoa, xin làm sakura
Nếu là người, xin làm samurai”


Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) là những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.

Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm là mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng nàytham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.

 

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan BÀI LÀMBà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên...
Đọc tiếp

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

BÀI LÀM

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng câu chữ . Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một minh chứng tiêu biểu cho điều ấy

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời,non,nước

Một mảnh tình riêng , ta với ta

Với thể thơ thất ngôn bát cú cùng phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang đã cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng sự sống của con người nhưng hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi tâm tư cô đơn lẻ lỏi khi nhớ về quê hương mình giữa chốn ‘‘đất khách quê người’’

Mở đầu bài thơ là khung cảnh hoang vu , tĩnh mịch của Đèo Ngang lúc chiều tàn :

Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Với nghệ thuật điệp từ (chen) , cách gieo vần lưng , vần chân nhà thơ đã liệt kê cảnh Đèo Ngang có cỏ , có cây , đá , lá , hoa là ta đã nhận ra nỗi buồn xa vắng .

Câu thơ đầu đã xuất hiện cụm từ “bóng xế tà” , trời đã về chiều . Bà Huyện Thanh Quan vì lần đầu xa nhà , xa quê mà gặp phải cảnh vật bát ngát núi rừng lúc chiều tà , chỉ sót lại vài tia nắng vàng vọt , yếu ớt . Điệp từ (chen) cùng với cách gieo vần chân , vần lưng khiến cho ta như hình dung được khung cảnh Đèo Ngang không phải cỏ cây được tỉa tót , cây trồng phẳng từng hàng mà cây cỏ ở đây um tùm , rậm rạp , chen chúc đón những ánh nắng yếu ớt còn sót lại cuối ngày . Cảnh vật hoang sơ , vắng vẻ làm cho bà thêm ngỡ ngàng . Từ “tà” là khái niệm sắp tàn lụi , biến mất . Yếu tố thời góp phần làm tăng thêm nỗi buồn của câu thơ , nói lên tiếng lòng của bao người tha hương . Cảnh tuy mang đầy sức sống hoang dã của rừng núi nhưng vẫn hiu hắt , tiêu điều . Đó chính là bản thân cảnh vật hay do hồn người phả vào cảnh vật . Bởi nếu người buồn thì cảnh vật nào vui bao giờ , nỗi buồn của tác giả như lan tỏa thấm vào vạn vật . Và rồi trên đỉnh Đèo Ngang , nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt về phía xa để tìm kiếm chút sự sống linh động : xa xa dưới núi thấp thoáng bóng dáng của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Với hai câu thơ thực tác giả đã sử dụng cụm từ láy “lom khom” , “lác đác” . Câu thơ đã gợi cho ta hình dung trong bóng hoang hồn , hiện lên hình ảnh thưa thớt của những chú tiều phu đang đốn củi , mấy quán chợ liêu xiêu trong gió . Những từ láy tượng hình “lom khom , lác đác” được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh thêm cảnh vật thưa thớt , vắng lắng . Con người hiện lên trên cái ngút ngàn mênh mông của thiên nhiên không làm cho cảnh vật thêm tươi vui , nhộn nhịp mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng , quạnh hiu hơn . Từ vài , mấy là những lượng từ chỉ số ít như khắc sâu sự rời rạc , vắng vẻ nơi đây . Cảnh vật nơi đây thưa thớt , đượm buồn và cái hình ảnh ấn tượng về sự vắng vẻ , lát đác , thoáng vắng cứ thêm đậm , thấm sâu vào lòng người xa xứ . Trong sự hiu quạnh đó , bỗng nhiên văng vẳng tiếng kêu đều đều man mác :

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ sao mà tha thiết , khắc khoải đến thế ! Nghệ thuật ẩn dụ , đối đảo ngữ và sử dụng điển tích được bà Huyện Thanh Quan sử dụng một cách thuần thục và thật hay . Nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc”,”gia gia” phải chăng chính là Tổ quốc và gia đình của bà hồi ấy ? Những âm thanh ấy vang lên sinh động , đượm buồn và khắc khoải triền miên không dứt . Nhưng có thật bà đã nghe được tiếng chim gia gia , chim quốc quốc hay chính là tưởng tượng của tác giả . Tiếng chim gia gia da diết phải chăng là nỗi nhớ nhung tha thiết của bà khi phải rời xa gia đình , vượt nghìn trùng vào kinh đô xứ Quế nhận chức “cung trung giáo tập” . Còn tiếng chim quốc quốc “nhớ nước đau lòng” khắc khoải ? Hay chính là tâm sự thầm kín , sự hoài niệm về quá khứ vàng son của đất nước . Chỉ với hai câu luận , ta đã thấy rõ được tư tưởng luôn hứng về quê hương , đất nước và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan . Ai bảo rằng , người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời không có được những tình cảm thiêng liêng đó ! Thiên nhiên bao la đã gợi ra cho người thi sĩ bao suy tưởng lớn lao và bây giờ thiên nhiên lại kéo bà trở về với hiện thực một mình đơn lẻ :

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Điệp từ (ta) , quan hệ từ (với) được đối lập với hình ảnh ‘‘Một mảnh tình riêng’’ tạo nên một phép đối thú vị ở câu kết . Ta như thấy được sự cô đơn , lẻ lỏi của bà Huyện Thanh Quan . Bốn chữ ‘‘dừng chân đứng lại’’ khiến ta như thấy được tiếng kêu sững lại của tác giả trước cảnh thiên nhiên bao la , ngút ngàn . Một cái nhìn mênh mông : trời , non , nước , nhìn xa lẫn nhìn gần , sâu trong bốn phía . Rồi nữ thi sĩ thấy lòng mình chùng xuống , giữa cái thiên nhiên bao la mênh mông vô hạn của vũ trụ như tương phản với cái nhỏ bé của nỗi tâm tư thầm kín , ‘‘mảnh tình riêng’’của bà . Cụm từ ‘‘ta với ta’’ không mang nỗi vui sướng hân hoan , thân thiết như của Nguyễn Khuyến mà lại trầm buồn , ưu uất . Một nỗi buồn cô đơn lẻ loi không một ai chia sẻ ngoài trời mây non nước bát ngát , mênh mông nơi đỉnh đèo xa lạ đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vô cùng tận trong ánh hoàng hôn vừa tắt . Đọc câu thơ ta không khỏi nghẹn ngào , mủi lòng trước sự cô đơn , trống vắng của nhà thơ .

Bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tiêu biểu của bà Huyện Thanh Quan . Với lối tả cảnh ngụ tình điêu luyện hòa với giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng , xao xuyến bâng khuâng . Những phép đảo , đối ngữ được tác giả sử dụng thật đắt , thật độc đáo . Cảnh Đèo Ngang hiện ra nên thơ , trầm buồn . Đó chính là bức tranh độc đáo bộc lộ niềm cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà mà còn thể hiện bút pháp điêu luyện , trang nhã của một tài năng . Qua Đèo Ngang là bài thơ có một mà không hai .

[Các bạn nhận xét giúp mình với ! Nhận xét rõ ràng , sửa chữa và chấm điểm bài viết luôn thì càng tốt . Mình muốn có nhiều ý kiến để sửa bài thêm hay thôi ^^ Mình cám ơn mọi người trước]

2
12 tháng 12 2016

bài này bạn viết khá tốt. Nếu đk chấm mk sẽ cho bạn 8,5đ bài này

12 tháng 12 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

Giúp mình nhận xét bài này với nhé. Tuy hơi dài nhuhwng các bãn hãy kiên nhẫn đọc nhé. Cảm ơn rất  nhiều. Tôi yêu hoa giấy...Không phải là sắc thuần đỏ của hoa phượng vĩ mà lại làm hoa giấy ư? Sắc phượng, sắc hoa học trò đến rồi đi cũng nhanh, chỉ chực chia tay chúng ta nên Phượng gần với tuổi thanh xuân. Còn hoa giấy thì quanh năm tím sắc, luôn bên cạnh ta bất kể tháng ngày.Tím trẻ...
Đọc tiếp

Giúp mình nhận xét bài này với nhé. Tuy hơi dài nhuhwng các bãn hãy kiên nhẫn đọc nhé. Cảm ơn rất  nhiều. thanghoa

Tôi yêu hoa giấy...

Không phải là sắc thuần đỏ của hoa phượng vĩ mà lại làm hoa giấy ư? Sắc phượng, sắc hoa học trò đến rồi đi cũng nhanh, chỉ chực chia tay chúng ta nên Phượng gần với tuổi thanh xuân. Còn hoa giấy thì quanh năm tím sắc, luôn bên cạnh ta bất kể tháng ngày.

Tím trẻ trung, tím hợp thời, tím hoài niệm. Sắc tím hồng của hoa giấy đã in đậm dấu ấn tuổi thơ trong lòng tôi. Thời ấu thơ với những đòn roi đau đớn của cha mẹ hốc cây ấm áp luôn là chỗ trú ẩn tuyệt vời cho những tâm hồn bị tổn thương. Nép trong hốc cây mà tưởng mình như một phần cây mẹ. Ngồi dưới gốc cây mà cũng được ngắm trăng thanh, nghe tiếng gió nhè nhẹ, nhâm nhi tách cà phê hiệ Sương Mai buổi sáng đã ươm mầm cho tâm hồn thơ ca, nghệ sĩ thêm giàu những vần thơ câu chữ, để sau này, giờ đây anh ta biết yêu những cái đẹp của loài cây khô cằn, đầy gai góc kia.

Thời ấu thơ với những chiều ngồi bên hiên nhà tách hoa làm đồ hàng, hay náo loạn cả một góc sân nhà mỗi khi những trận đánh giả xảy ra, mà vũ khí trong ta là những cành hoa giấy đầy gai nhọn. Những vết xước, vết sẹo tưởng chừng như thật xấu xí, thế mà đã vun đắp lên biết bao nhiêu tình bạn đẹp đẽ. Tay khoác vai nhau đi trên còn đường rải đầy hoa tím, tôi lặng nghĩ về hoa giấy...

Hoa giấy ơi, đẹp biết bao sắc tím hồng hoài niệm mà em mang lại. Còn đẹp hơn biết bao là sức sống mãnh liệt của em, và cả khát vọng nuôi dưỡng cái đẹp của em cho đời. Em kiêu sa, lộng lẫy. Em cứng cỏi, mạnh mẽ. Em không cho phép những kẻ vụng về, lẩm cẩm chạm vào em. Em tinh tế trong vẻ đẹp nhẹ nhàng mà sắc tím của em mang lại. Em mãnh mẽ vươn những cánh tay sắt đá vào sông trong lòng đất cằn cỗi, vì em biết ở dưới đó có những điều tuyệt đẹp. Tôi tôn trọng em , tôi tôn trọng sự khiêm nhường của em trong việc giữ mình khỏi những thứ nước hoa đắt tiền mà giữ lại hương thơm thuần khiết của em. Em chân thật, mộc mạc. Em kiên trì, cứng cỏi. Em mạnh mẽ, trẻ trung. Em là em, là thời đại.

Em ơi, mấy ai thèm quan tâm đến em, đến vẻ đẹp mộc mạc của em. Có hay chăng họ chỉ biết "yêu" những hoa hồng, hoa lan kia, mà quên mất thứ chân lí đơn giản của cuộc sống, là trái tim mới là sự yêu thương. Tôi khẳng định những người chạy theo những thứ kia mà quên mất bản thân, là những con người thiếu niềm tin vào bản thân mình. Lối hành xử này sẽ dẫn đến việc thiếu đi bản ngã,bản lĩnh, tính sáng tạo. Thật tình, những con người chỉ biết răm rắp tuân theo một khuôn mẫu sẽ sớm biến thế giới tươi đẹp này thành một hành tinh tàn lụi.

Sau những 13 năm chung sống một nhà, tình yêu giữa tôi và hoa giấy ấy, vẫn không hề nhạt phai. Tôi yêu hoa giấy ấy, vì đến ty tỷ lý do. Và mấy ai được tôi yêu biết được đủ ty tỷ cái lý do ấy đâu. Em nhỉ!

3
15 tháng 10 2016

hay bn à! theo mk là z

15 tháng 10 2016

hay, tui thấy rất hay, tui thì học dở văn nhưng tui nhận thấy bn muốn gửi 1 thông điệp rằng những nguoi bình dị vẫn đáng yêu và tiềm ẩn sức mạnh, lý trí phi thuong ma k phai ai cung nhận ra.....

23 tháng 9 2016

Những đại từ là: ông ơi và con ơi

Những từ không phải là đại từ: chú , ông bà , anh em vì nó k

23 tháng 9 2016

 vì nó không dùng để xưng hô

 

18 tháng 9 2016

Câu 3:

   qua bức thư của bố En-ri-cô , cho thấy người mẹ trong bài là một có thể bỏ cả mạng sống của mình để con mình được sống hạnh phúc, có cuộc sống bình an trên cõi đời này. Chỉ cần con còn sống mẹ có làm sao đi nữa thì mẹ vẫn an lòng vì con của mẹ đang được sống và được dạy dỗ từng li từng tí. Mẹ thức mấy đêm chăm sóc, coi chừng từng hơi thở của con để giữ con bên cạnh của mẹ đó quả là hình ảnh đẹp của người mẹ dành cho người con yêu quý của mình. Mẹ đã làm tất cả vì con vậy nên những gì mẹ làm thì bản thân mẹ sẽ không bao giờ hối hận.

12 tháng 9 2021
g người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi". 
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động". 
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. 
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! 
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!
mọi người cho nx bài viết này vs nek Viết cảm nhận của em về bài ca dao:Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói toả ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.                                                                Bài làmBài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh...
Đọc tiếp

mọi người cho nx bài viết này vs nek

 

Viết cảm nhận của em về bài ca dao:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

                                                                Bài làm

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây.Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, ,Không chỉ có vậy tiếng chuông còn làm cho.tác giả như chuyển mình qua mùa thu làm sáng lên tâm hồn của người  đọc một bức tranh đầy màu sắc của mùa thu nhẹ nhàng trong sáng. Vói cành trúc uyển chuyễn sự lay động của nó đã làm rớt đi những cái hạt sương bé nhỏ đầy thơ mộng.

                                                  Gió đưa cành trúc la đà

                                  Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

 

Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Tất cả cảnh đó thoát ra caí cảnh mù mịt mà trở nên sống động, hấp dẫn hơn. Khói sương tan dần, hiện rõ nét hơn. Đó là một bức tranh đầy màu sắc đầy những sức sống mới. Vẽ lên cảnh đẹp tuyệt đỉnh trên mặt gương Tây Hồ làm cho bức tranh thêm bừng sáng. Tô đậm hơn bức tranh mùa thu trong làn sương sớm.. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái ,mặt gương Tây Hồ..

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Tất cả các hình ảnh ở trong bài thơ được tác gải phô trương một cách mới mẻ, độc đáo như tự hào cảnh đẹp của đất nước mình. Nhấm mạnh cái lịch sữ của Thăng Long

5
8 tháng 10 2016

kcj mk nx thật sự thôi à

7 tháng 10 2016

Bài của bạn khá là ổn về phần viết

Nói chung là cảm nghĩ đã đầy đủ và hay