ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I
Môn: Tiếng Việt
I. Đọc thầm và làm bài tập.
Sự tích các loài hoa
Ngày xưa, cây cối đều chưa có hoa, Trời sai thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho mọi loài cây. Vẽ xong, thần muốn tặng hương cho chúng nhưng không đủ hương cho tất cả, thần quyết định sẽ tặng cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.
Thần hỏi Hoa Hồng:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?
- Cháu sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho tất cả.
Thần liền tặng Hoa Hồng hương thơm quý báu. Gặp hàng Râm Bụt đỏ chót, thần lại hỏi:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?
Râm Bụt loe cái miệng trả lời:
- Tôi sẽ khiến ai cũng phải nể sợ mình.
Nghe vậy, thần buồn rầu bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa Ngọc Lan, thần lại hỏi:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?
Ngọc Lan ngập ngừng thưa:
- Xin cảm ơn thần. Cháu rất thích…Nhưng cháu không muốn nhận ạ.
Thần ngạc nhiên hỏi:
- Hoa nào cũng muốn được ban tặng. Còn ngươi sao lại từ chối?
- Vì cháu muốn thần ban cho Hoa Cỏ. Bạn ấy khổ lắm…
Nói đến đấy, Ngọc Lan òa khóc. Thấy thế, thần Sắc đẹp vô cùng cảm động. Thần bèn ban tặng Ngọc Lan phần hương nhiều hơn các loài hoa khác.
Chính nhờ tấm lòng thơm thảo, Ngọc Lan có hương thơm hơn mọi loài hoa.
Theo Internet
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
1. Thân Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa như thế nào?
a. Cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo
b. Cho Hoa Hồng và hoa Ngọc Lan
c. Cho những loài hoa đẹp nhất
2. Để biết Hoa Hồng có tấm lòng thơm thảo, thần Sắc Đẹp dựa vào đâu?
a. Vẻ xinh đẹp rực rỡ của Hoa Hồng
b. Câu trả lời của Hoa Hồng “sẽ nhờ chị Gió mang làn hương tặng cho tất cả”
c. Câu trả lời của Hoa Hồng “chia cho chị Gió một phần”
3. Hoa Râm Bụt có được thần ban tặng hương thơm không? Vì sao?
a. Không, vì làn hương quý giá đã hết
b. Có, vì hoa Râm Bụt có màu đỏ chói rất đẹp
c. Không, vì hoa Râm Bụt chỉ muốn có hương thơmcho riêng mình
4. Nhờ đâu mà hoa Ngọc Lan có làn hương hơn hẳn những loài hoa khác?
a. Nhờ hoa Ngọc Lan có tấm lòng thơm thảo
b. Nhờ hoa Ngọc Lan nhỏ bé và rất dễ thương
c. Nhờ thần đã đến giờ phải về trời
5. Em học được điều gì ở hoa Ngọc Lan?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
6. Câu: “Con đã được ban cho làn da trắng trẻo” có mấy tính từ?
a. Có một tính từ. Đó là từ: ......................................
b. Có hai tính từ. Đó là các từ: .......................................
c. Có ba tính từ: Đó là các từ: .......................................
7. Dòng nào sau đây liệt kê dúng các từ láy trong truyện?
a. trắng trẻo, ngập ngừng, ngọt ngào
b. thơm thảo, Hoa Hồng, mảnh dẻ
c. hương thơm, Hoa Hồng, ngập ngừng
8. Hoa Hồng, Râm Bụt, Ngọc Lan, Hoa Cỏ có phải là danh từ riêng không? Tại sao?
a. Đúng. Vì mỗi từ là tên một bông hoa
b. Đúng. Vì mỗi từ ngữ đều chỉ một sự vật được nhân hóa
c. Không đúng. Vì mỗi từ ngữ là tên chung của một loài hoa
9. Câu “Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?” được dùng làm gì?
a. Dùng để hỏi
b. Dùng để yêu cầu, đề nghị
c. Dùng thay lời chào
10. Các dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì?
a. Dùng để giải thích cho bộ phận đứng trước.
b. Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
c. Dùng để dẫn lời nhân vật.
II. Tập làm văn.
Tả một đồ dùng học tập mà em thích.
Hình ảnh “đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa” có ý nói từ đất cao lanh nặn ra được những vật bằng gốm sứ, trên bề mặt đó ta có thể vẽ ra hình ảnh những bông hoa rất đẹp.
Chọn đáp án: B. Những hình ảnh được vẽ trên đất cao lanh rất đẹp