Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế ở châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước ở châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản tích luỹ được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thực dân. Đồng thời, họ còn dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
Ở Anh diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất thành đồng cỏ nuôi cừu. Hàng vạn gia đình nông dân mất đất, đi lang thang, buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay thành thị, thợ thủ công cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất, trở thành người đi làm thuê.
a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước
- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)
+ Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.
+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.
+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tấn công quân Nguyễn.
+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.
-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)
+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.
+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.
Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:
+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.
+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.
+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.
-Đánh bại 29 vạn quân Thanh
+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.
+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.
+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.
- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.
b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:
- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.
- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.
- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.
- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.
1. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
* Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển, nhu cầu cần nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên.
- Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả rập độc chiếm.
- Khoa học- kỹ thuật phát triển (Hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn).
Tàu Caraven:
Loại tàu do người Bồ Đào Nha chế tạo năm 1460, có bánh lái, lắp 3 cột buồm lớn. Cánh buồm của tàu hình vuông hoặc tam giác màu trắng. Trên boong tàu có lắp đại bác để chống cướp biển. Đuôi tàu trang bị 1 trục giữ bánh lái, có thể quay quanh bản lề, thay cho bánh lái mái chèo cổ xưa từ thế kỉ XII. Trên tàu có la bàn định hướng, đồng hồ cát bằng thủy tinh để đo thời gian và ước lượng kinh độ => có khả năng vượt đại dương.
*Những cuộc phát kiến địa lý lớn
- B. Đi a xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
- Cô lôm bô (1492) đến một số đảo biển Ca ri bê đã phát hiện ra Châu Mỹ.
- Va x- cô đơ Gama (1497) đến bờ Tây nam Ấn Độ.
- Ma gien lan (1519-1522) vòng quanh thế giới.
PERNANDO MAGELLAN (1480 - 1521):
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha dẫn đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển cho Tây Ban Nha. Ông phát hiện ra eo biển Magellan. Ông bị giết chết ở Philippines năm 1521 và chuyến hành trình của được Sebastian del Cano (hoặc Elcano).
* Nguyên nhân
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, hương liệu tăng.
- Việc buôn bán trực tiếp với nước phương Đông bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập chiếm độc quyền. Do đó, người châu Âu phải tìm kiếm một con đường thương mại để sang phương Đông.
* Điều kiện
- Sự tiến bộ trong kĩ thuật hàng hải: nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, vẽ được bản đồ, hải đồ... đặc biệt, kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới như sự ra đời tàu Caraven cùng với sự xuất hiện của la bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng trong định hướng giữa đại dương bao la.
- Những cuộc hành trình của người châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước.
* Hệ quả
- Văn hóa
+ Phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức.
+ Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về Trái đất, những con đường mới, những vùng đất mới, dân tộc mới, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực, các châu lục.
+ Nhiều ngành khoa học mới có điều kiện phát triển: hải dương học, ngôn ngữ học....
- Kinh tế:
+ Phát kiến địa lí đưm về khối lượng hàng hóa khổng lồ, làm cho nền kinh tế châu Âu phát triển nhanh chóng: Trung tâm thương mại chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, hình thành hệ thống trung tâm thương mại hàng hải bên bờ Đại Tây Dương: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh...
+ Thị trường thế giới được mở rộng.
- Chính trị: Thúc đẩy quá trình khủng hoảng tan rã của quan hệ phong kiến và tiền đề sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Xã hội: Tầng lớp thương nhân Châu Âu ngày càng giàu có, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và trở thành giai cấp tư sản, đồng thời người thợ thủ công cùng nông dân nghèo bị tước đoạt tư liệu sản xuất hình thành giai cấp vô sản./
- Tuy nhiên, cùng với yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã làm nảy sinh quá trinh xâm lược, cướp bóc thuộc đị và buôn bán nô lệ.
* Hệ quả quan trọng nhất:
Các cuộc phát kiến địa lí góp phần quan trọng trong việc hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, ra đời giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
1.Cơ sở bên trong dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đầu công nguyên là
a - Sự phát triển của ngành Kinh Tế
b - Sự tiếp thu và sáng tạo văn hóa Ấn Độ
c - Sự phát triển của ngành kinh tế lúa nước
d - Sự ra đời của thủ công và ngoại thương
2.Điểm khác nhau của Vương triều Mô gôn và vương triều Đê li là
a - Bị ấn độ hóa
b - Xuất hiện vị vua kiệt xuất
c - Vương triều vị vua ngoại tộc
d - theo Hồi giáo
3. Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì
a - Chế độ quân chủ lập hiến
b - Chế độ dân chủ tư sản
c- Chế độ dân chủ phong kiến
d - Chế độ phong kiến phân quyền
4.Điểm mới trong quan hệ sản xuất dưới thời nhà Minh so với các triều đại còn lại của Trung Quốc là gì ?
a - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
b - Quan hệ sản xuất phong kiến được xác lập
c - Quan hệ sản xuất phong kiến được củng cố và phát triển
d - Xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Hậu kì trung đại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vì:
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh, tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản đã tích lũy được số vốn ban đầu.
- Giai cấp tư sản còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền, nông dân mất ruộng đất hình thành đội ngũ công nhân làm thuê.
→ Từ đó hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Chọn D