Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những hình ảnh không xuất hiện ở sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu : cá, ánh mặt trời.
- Trong bức tranh thu này, cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vẫn thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bảo người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, xúc động. Đó là một mùa thua trong trẻo, thuần khiết, mát lành.
Hai bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.Đó là nỗi buồn về tình duyên lỡ làng của Hồ Xuân Hương và nỗi nhớ thương quê hương của Bà Huyện Thanh Quan.
Tuy nhiên, giữa hai bài thơ có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?. Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu. Mặc dù vậy, ngôn ngữ của hai người vẫn có những nét tương đồng đó là những chi tiết mang đậm những nét dân tộc, nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng tạo nên cho tác giả những chi tiết đặc sắc và hình ảnh được sử dụng cũng ngày càng phong phú hơn.
Chính những sự khác nhau trên đã tạo ra sự khác nhau về phong cách: Đó chính là bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách, có xu hướng gần gũi với đám đông hơn. Trong khi đó bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng nó thể hiện tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.
Hai bài thơ là hai tâm trạng của hai con người về những nỗi niềm riêng, chứa đựng những tình cảm sâu sắc của họ. Với phong cách sử dụng ngôn ngữ hay và độc đáo cả hai bài thơ đều là những bài thơ hay, độc đáo và nói lên được tâm trạng của biết bao con người.
Phần đọc hiểu
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.
Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
Câu 3:
- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.
- Biết sống vì người khác.
Câu 4: Suy nghĩ theo các hướng
- Sống tử tế, yêu thương
- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.
Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định tinh thần mãnh liệt, ý chí quyết tâm của Ma-la-la và mọi người đang đứng dậy kêu gọi và chiến đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Các yếu tố tự sự trong đoạn này là:
- Ở nhiều nơi trên thế giới … trường học bị tàn phá.
- Người dân ở … ép phải tảo hôn.
Câu 1: diễn tả sự việc (trạng thái ao thu nước trong và lạnh )
Câu 2: diễn tả sự việc- đặc điểm (hình ảnh chiếc thuyền nhỏ trên mặt ao )
Câu 3: diễn tả quá trình (sóng- gợn )
Câu 4: diễn tả quá trình (lá đưa vèo )
Câu 5: diễn tả một sự việc- quá trình (tầng mây lơ lửng ) và một đặc điểm (trời xanh ngắt)
Câu 6: diễn tả hai sự việc một quá trình (ngõ trúc- quanh co ) và một đặc điểm (khách- vắng teo)
Câu 7: hai sự việc- đều là các tư thế (tự gối, ôm cần)
Câu 8: Một sự việc- hành động (cá đớp động chân bèo )