K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2018

- Sự phát triển có tính chất bước ngoặt của Cách mạng thế giới với thắng lợi mở đầu của Cách mạng tháng Mười Nga.

- Sự phát triển thăng trầm, đầy kịch tính của chủ nghĩa tư bản.

- Cuộc chiến tranh dân tộc và giai cấp rộng lớn, quyết liệt trong phạm vi từng nước và trên thế giới nhằm giành hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

16 tháng 5 2023

Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1566 đến 1945

4 tháng 6 2021

Tham Khảo !

Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) bao gồm những nội dung chính sau:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Tham Khảo !

Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) bao gồm những nội dung chính sau:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

28 tháng 12 2017

1/

Thời gian Sự kiện Kết quả
Nước Nga-Liên Xô
Tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi. Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7-11-1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi + Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
+ Thành lập nước Cộng hòa Xô-viết và chính quyền Xô-viết.
+ Xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
1918-1920 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô-viết. Xây dựng hệ thong chính trị, Nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921-1941 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp.
Các nước khác
1918-1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu, châu Á. Đảng Cộng sản thành lập, Quốc tế Cộng sản ra đời.
1924-1929 Thời kì ổn định và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng, chính trị ổn định.
1929-1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ và lan khắp các nước tư bản. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, chính trị khủng hoảng.
1933-1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. Khối Đức, I ta-li-a, Nhật, phát xít hóa chế độ chính trị, chuẩn bị chiến tranh.
+ Khối Anh, Pháp, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ tư sản.
1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ hai. 72 nước trong tình trạng chiến tranh. Phe phát xít thất bại, thắng lợi thuộc về Liên Xô, các nước Đồng minh và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
28 tháng 12 2017

2/Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn đến tình hình thế giới.

Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ lên cao và có bước chuyển mới. Ở nhiều nước, các Đảng cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở châu Á.

Trải qua những năm phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (1929-1933). Cuộc khủng hoảng này dẫn tới hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triền của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).

19 tháng 3 2020

Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

19 tháng 3 2020

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.

- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.

- Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc cung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc cá phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.

- Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan...

~~~Learn Well Nguyễn Thị Ngọc Minh~~~

11 tháng 5 2019

Đáp án cần chọn là: C

Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) bao gồm:

- Các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại.

- Sự chuyển biến của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XVIII – XX và quá trình xâm lược thuộc địa

- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX – đầu TK XX

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Cách mạng công nghiệp trong thế kỉ XVIII-XIX

12 tháng 1 2017

Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) bao gồm:

- Các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại.

- Sự chuyển biến của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XVIII – XX và quá trình xâm lược thuộc địa

- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX – đầu TK XX

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Cách mạng công nghiệp trong thế kỉ XVIII-XIX

Đáp án cần chọn là: C

7 tháng 3 2020

Ôn tập lịch sử lớp 8

4 tháng 12 2016

- Sự ra đời, phát triển của nén sản xuất mới - TBCN : mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
— Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên :
+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.
+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+ Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
+ Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).
+ Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

- Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dán chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.

- Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.

4 tháng 12 2016

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX vì :

- Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước khác vay trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Do Mĩ liên tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

- Các lợi thế khác của nước Mĩ.

4 tháng 6 2021

Tham Khảo !

5 sự kiện tiêu biểu nhất của Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945):

* Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

- Lí giải: lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

* Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) thành lập (1919)

- Lí giải: Quốc tế Cộng sản ra đời là kết quả của sự phát triển của phong trào cách mạng Châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, các Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước. Quốc tế Cộng sản thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á.

- Lí giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ, là đòn tấn công vào chủ nghĩa đế quốc. Trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.

- Lí giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

* Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

- Lí giải: cuộc chiến tranh đã gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

5 tháng 6 2021

Tham khảo :

 

5 sự kiện tiêu biểu nhất của Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945):

* Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

- Lí giải: lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

* Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) thành lập (1919)

- Lí giải: Quốc tế Cộng sản ra đời là kết quả của sự phát triển của phong trào cách mạng Châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, các Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước. Quốc tế Cộng sản thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á.

- Lí giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ, là đòn tấn công vào chủ nghĩa đế quốc. Trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.

- Lí giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

* Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

- Lí giải: cuộc chiến tranh đã gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

19 tháng 12 2017

1.Trình bày ý nghĩa cách mạng tháng 10 Nga?

TL:

Đối với nước Nga :

  • Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga .
  • Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

  • Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới.
  • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức .
  • Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

2.Chọn 5 sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)

TL:

+ Sự kiện thứ nhất : Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà.

+ Sự kiện thứ hai : Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản, nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và để lại nhiều bài học quý báu.

+ Sự kiện thứ ba : Phong trào công nhân phát triển ở các nước tư bản dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước và đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai.

+ Sự kiện thứ tư : Phong trào đấu tranh của nhân dán các nước thuộc địa ờ châu Á diễn ra sôi nổi, rộng khắp và liên tục dưới nhiều hình thức nhằm giành độc lập cho dân tộc, nhưng cuối cùng đều thất bại, son" nó là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của phong trào trong giai đoạn sau.

+ Sự kiện thứ năm : Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa hai phe đế quốc nhằm giành giật thuộc địa. chia lại thị trường thế giới... Do vậy cuộc chiến tranh này đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại.

3.Nêu những nội dùng chủ yếu của lịch sử hiện đại (1917 - 1945)

TL:

1.Trong thời kì này diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất cuat nhân loại. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị-xã hội, văn hóa của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.

2.Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Bão táp cách mạng bùng nổ ở nước Nga với hai cuộc cách mạng diễn ra trong năm 1917: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng; Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Trải qua những chặng đường khó khăn, gian khổ với biết bao tổn thất, hi sinh. Nhà nước Xô viết đã được bảo vệ và từng bước đi lên. Chỉ trong thời gian ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới, có nền văn hóa, khoa học-kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ở các nước tư bản châu Âu, một cao trào cách mạng đã bùng nổ trong những năm 1918-1923. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lan rộng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ở nhiều nước, các đảng cộng sản ra đời và nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Nhằm thống nhất hành động và tập hợp lực lượng cách mạng, Quốc tế cộng sản thành lập và hoạt động trong những năm 1919-1943. Phong trào cách mạng thế giới trải qua những bước phát triển chính sau đây:

-Cao trào cách mạng trong những năm 1918-1923; Quốc tế Cộng sản ra đời.

-Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế (1929-1933).

-Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936-1939).

-Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

4.Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Nếu như trong hơn 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918-1929), các nước tư bản từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế, thì trong 10 năm sau (1929-1939) đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, các nước tư bản Anh, Pháp và điển hình là Mĩ đã thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội để duy trì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành việc phát xít hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược, dẫn tới sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Đứng trước thảm họa của chiến tranh, các quốc gia với chế độ chính trị khác nhau đã cùng phối hợp trong khối Đồng minh chống phát xít. Nhân dân thế giới đã kiên trì chiến đấu chống trả bọn phát xít xâm lược. Trong đó, cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kí phát triển mới của lịch sử thế giới.

4.Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2. Suy nghĩ của em về chiến tranh

TL: Hậu quả:“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
Suy nghĩ của em:

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài 6 năm, đến đây đã kết thúc, phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại. Nhân dân thế giới thoát khỏi nạn xâm lược hung dữ và một số nước đã thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của bọn phát xít.
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh có quy mô và sức phá hoại rất lớn. Phần lớn các nước đều bị lôi cuốn vào vòng chiến tranh. Tất cả đã có hơn 50 triệu người chết và hàng chục triệu người bị tàn tật; hàng ngàn thành phố và công trình văn hoá bị tiêu huỷ; rất nhiều tiền của đốc vào chiến tranh và các cơ sở sản xuất bị phá hoại không kể xiết. Đó là một tai hoạ ghê gớm mà bọn phát xít đã gây ra cho loài người.
Chiến tranh thế giới thứ hai chứng tỏ rằng chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc của chiến tranh, muốn không có chiến tranh thì phải tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, và dù bọn đế quốc có hùng hổ đến đâu cuối cùng chúng cũng bị lực lượng cách mạng của nhân dân thế giới đánh bại.
Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho phe đế quốc yếu đi rất nhiều. Ba nước đế quốc hung hãn nhất là Đức, Ý, Nhật đã bị ngã gục, Pháp, Anh thì suy yếu, chỉ còn Mĩ vẫn giữ được lực lượng và trở thành trung tâm phản động quốc tế. Trái lại, vị trí của Liên Xô trên thế giới được nâng cao thêm. Nhiều nước ở Châu Âu và Châu Á sau khi thoát khỏi ách phát xít đã trở thành những nước xã hội chủ nghĩa; đồng thời, phong trào cách mạng thế giới có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và liên tiếp giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
19 tháng 12 2017

cảm ơn bạn nhiều nhé