Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều
+ Bộ phận cựu thần nhà Lê, đừng đầu là Nguyễn Kim đã không chấp nhận nền thống trị của nhà Mạc vì Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, đồng thời ông không xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Họ đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.
+ Năm 1545, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
- Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn
+ Thế lực phù Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim. Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa
+ Cơ nghiệp họ Nguyễn ở vùng đất phía Nam dần dần được xây dựng, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
+ Năm 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
Từ thế kỉ X- XV : Chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và công cuộc xây dựng đất nước
938: Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
965-967: Loạn 12 sứ quân.
968: Đinh Bộ Lĩnh dẹp "Loạn 12 sứ quân".
968-980: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
981: Lê Hoàn đánh bại quân Tống.
981-1009: Lê Hoàn lên ngôi, lập nhà Tiền Lê, đóng đô ở Hoa Lư.
1009: Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý.
1010: Lý Thái Tổ dời đô về Đại la, đổi tên thành Thăng Long.
1042: Nhà Lý ban hành Hình thư.
1054: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.
1070: Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử.
1076: Lập Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long.
1077: Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi.
1226: Trần Cảnh lên ngôi vua lập ra nhà Trần.
1230: Nhà Trần ban hành Quốc triều hình luật.
1253: Lập Quốc học viện và Giảng võ đường.
1258:Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất.
1285: Chiến thắng quân Nguyên lần hai.
1288: Chiến thắng quân Nguyên lần ba.
1400: Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ.
1401: Định quan chế và hành luật của nước Đại Ngu.
1406: Hơn 20 vạn quân Minh kéo vào xâm lược nước ta.
1407: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
1418: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ.
1427: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.
1428: Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông Đô, đặt lại quốc hiệu Đại Việt.
1442: Khoa thi hội đầu của nhà Lê được tổ chức.
1483: Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức.
Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII: Sự suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền , đất nước bị chia làm 2 đàng và cuộc khởi nghĩa nông dân ở 2 đàng. Cuối cùng là phong trào Tây Sơn thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm (Xiêm,Thanh)
1511: Khởi nghĩa Trần Tuân.
1516: Khởi nghĩa Trần Cảo.
1527: Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc.
1543-1592: Thời kỳ Lê-Mạc và chiến tranh Nam-Bắc triều.
1592: Nhà Mạc sụp đổ.
1627-1672: Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành 2 vùng.
1739-1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
1740-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
1741-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Châu.
1771: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
1777: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
1785: Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
1786: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật độ chính quyền chúa Trịnh.
1789: Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.
1789-1792: Chính quyền của Quang Trung thực thi nhiều chính sách cải cách tiến bộ.
1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
Nửa đầu thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Triều đại cuối cùng của dân tộc Việt Nam
1802: Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Nguyễn thành lập.
1804: Vua Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế).
1815: Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Bộ luật Gia Long).
1820: Minh Mạng lên ngôi hoàng đế.
1821-1827: Khởi nghĩa Phan Bá Vành.
1831-1832: Nhà Nguyễn thời Minh Mạng sắp xếp lại đơn vị hành chính trong cả nước.
1833-1835: Khởi nghĩa Lê Văn Khôi.
1838: Quốc hiệu Đại Nam.
1854-1856: Khởi nghĩa Cao Bá Quát.
1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng.
Tham khảo:
-Bốn anh hùng là:
+Đinh Bộ Lĩnh – dẹp loạn 12 sứ quân
+Trần Hưng Đạo – đánh tan quân xâm lược Mông-Nguyên
+Lê Lợi – đánh tan quân Minh, giành độc lập cho đất nước
+Nguyễn Huệ(Quang Trung) – Lật đổ phong kiến họ Nguyễn, Trịnh-Lê, Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc
-Để ghi nhớ công lao nhân dân ta đã làm
+Lập ra nhiều đền thờ
+Đúc tượng các anh hùng
+Xây mộ tưởng nhớ tới các anh hùng
⇔Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, tưởng nhớ các vị anh hùng tài giỏi
Thế kỉ XV - thế kỉ XVI: nhà Lê sơ
Thế kỉ XVI - thế kỉ XVII: thời kì phân chia quốc gia làm đàng Trong - đành Ngoài
Cuối thế kỉ XVII: nhà Tây Sơn
Bạn muốn nêu cụ thể gì thì phải nêu rõ ra, chẳng hạn như về kinh tế hoặc chính trị, sự phân chia hành chính chẳng hạn?