K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2017

    - Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái (nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh) với từng cấp độ tổ chức sống.

     - Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.

     - Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.

17 tháng 4 2017

17 tháng 4 2017

18 tháng 11 2016

Vì :

-Hạt (chứa phôi) phát triển từ hợp tử : Hợp tử là kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính .

-Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST , sự kết hợp ngẫu nhiên làm xuất hiện các biến dị tổ hợp phong phú .

-Trồng bằng cành là hình thức sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân của tế bào , trong đó có sự tự nhân đôi của ADN và NST nên đặc điểm di truyền được sao chép nguyên vẹn nên ít có khả năng tạo ra biến dị .

8 tháng 9 2021

Vì :

-Hạt (chứa phôi) phát triển từ hợp tử : Hợp tử là kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính .

-Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST , sự kết hợp ngẫu nhiên làm xuất hiện các biến dị tổ hợp phong phú .

-Trồng bằng cành là hình thức sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân của tế bào , trong đó có sự tự nhân đôi của ADN và NST nên đặc điểm di truyền được sao chép nguyên vẹn nên ít có khả năng tạo ra biến dị .

  
14 tháng 12 2016

- sai vì bmẹ chỉ truyền cho con kiểu gen quy định tính trạng được mã hóa bởi trình tự sắp xếp các nu chứ ko truyền cho con tính trạng có sẵn.

14 tháng 12 2016

thanks

7 tháng 10 2016

1. Quá trình phát sinh giao tử ở động vật. 
Ở động vật có quá trình phát sinh giao tử ở cả hai giới là đực và cái, quá trình phát sinh giao tử là quá trình giảm phân. Chi tiết bạn có thể tham khảo trong sách giáo khoa sinh học là rõ nhất. Mình có thể mô tả chi tiết nhưng sẽ rất dài. 
2. bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định. 
Ở các loài sinh sản hữu tính, luôn có sự kết hợp giữa các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh. Để đảm bảo sự duy trì ổn định này cần thông qua hai quá trình là quá trình giảm phân tạo giao tử và quá trình tái tổ hợp các giao tử đực và cái. Quá trình giảm phân bình thường ở các cá thể đực giúp tạo ra các giao tử đực (tinh trùng) có chứa bộ NST đơn của loài và mỗi NST này đều tồn tại ở dạng NST đơn. Ở các cá thể cái có sự tạo thành giao tử cái (trứng) và các thể tiêu biến đều chứa bộ NST đơn của loài và các NST này cũng là các NST đơn, các thể tiêu biến không có vai trò rõ ràng trong sinh sản hữu tính. Trong quá trình thụ tinh có sự tái tổ hợp giữa các giao tử đực và cái, sự hợp nhất giữa 2 bộ NST đơn của loài sẽ tạo nên một hợp tử có chứa 2n NST. Đó cũng chính là bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài. 
3. Biến dị tổ hợp ........... 
Trước hết cần hiểu: biến dị tổ hợp là những biến dị di truyền phát sinh trong quá trình sắp xếp lại vật chất di truyền ở cấp độ tế bào thông qua quá trình thụ tinh. 
Mỗi loài sinh vật có 2n NST đơn trong tế bào, quá trình phân chia NST về các giao tử trong quá trình giảm phân là hoàn toàn ngẫu nhiên nên số loại giao tử mà mỗi cá thể có thể tạo ra là 2^n (2 mũ n) (n là số NST trong bộ NST đơn bội của loài). Như vậy, sự kết hợp đực cái sẽ có 2^n x 2^n = 2^2n loại hợp tử. Đó chính là cơ sở cho sự phong phú của biến di tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính trong sinh giới. 
Ngày nay người ta thường ứng dụng biến dị tổ hợp trong nghiên cứu chọn giống cây trồng vật nuôi có những tính trạng tốt để phục vụ sản xuất.

7 tháng 10 2016

Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật là:

- Phát sinh giao tử cái:

+ Noãn bào bậc I qua giảm phân I cho 1 thể cức thứ nhất có kích thược nhỏ và kích thước lớn.

+ Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn.

- Phát sinh giao tử đực:

+ Tinh bào bâc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc II.

+ Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho 2 sinh tử, các sinh tử phát sinh thàn tinh trùng.

Câu 2: Bộ nhiễn sắc thể của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là vì sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 3: 

- Biến dị tổ hợp xuất hiên phing phú ở các loài sinh sản hữu tính và được giải thích dựa trên cơ sở:

+ Nhờ quá trình giao phối, do phân li độc lập của các nhiễm sắc thể và tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái.

+ Do sự hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.

11 tháng 6 2017

1. - Cặp gene dị hợp là tổ hợp của 1 alen quy định tính trạng trội và 1 alen quy định tính trạng lặn.
- Biểu hiện kiểu hình ở cặp gene dị hợp có thể là: tính trạng trội, ưu thế lai, hoặc một tính trạng khác nằm giữa trội và lặn.
- Để biến đổi 1 cặp gene đồng hợp trội thành cặp gene dị hợp thì chỉ cần cho lai với 1 cặp gene đồng hợp lặn.
2. - P thuần chủng nghĩa là cả bố và mẹ đều đồng hợp trội, hoặc đồng hợp lặn, hoặc cặp bố mẹ đồng hợp trội, đồng hợp lặn. Theo quy luật phân li tính trạng thì cặp gene đồng hợp trội chỉ phân li ra alen quy định tính trạng trội, và cặp gene đồng hợp lặn chỉ phân li ra alen quy định tính trạng lặn. Cho nên, F1 có cặp gene giống nhau.
vd: AA x AA -> 4 AA
AA x aa -> 4 Aa
aa x aa -> 4 aa
3. - Không. vì như câu 2 đã giải thích.

10 tháng 8 2018

Bài 8 :

a.

-Xét tính trạng màu quả :

Quả đỏ : quả vàng = (150+151):(51+50) = 3:1

Vậy, quả đỏ (A) trội so vs quả vàng (a) .Phép lai Aa ✘ Aa (1)

- Xét tính trạng hình dạng quả :

Quả tròn : quả dẹt = (180+181):(60+61)=3:1

Vậy, quả tròn (B) trội so vs quả dẹt (b) .Phép lai Bb ✖ Bb (2)

Tổ hợp (1) và (2) suy ra F1 có KG đồng nhất là AaBb KH quả đỏ, tròn

Vậy, xảy ra 2 TH ở P :

+ TH 1 : bố có Kg AABB, mẹ có Kg aabb hoặc ngược lại .

P: AABB ✘ aabb

F1:.........

+ TH2: bố có Kg AAbb ,mẹ có Kg aaBB hoặc ngược lại.

P : AAbb ✖ aaBB

* F1 lai với cây thứ nhất :

-Do tỉ lệ đời con thu được xấp xỉ 3:3:1:1=8 tổ hợp .Mà ở F1 đã cho được 4 tổ hợp, nên cây thứ nhất phải cho được 2 tổ hợp.

- Xét tính trạng hình dạng quả ,ta thấy tỉ lệ:

Quả tròn : quả dẹt = (150+51):(151+50)=1:1.Phép lai Bb lai với bb (3)

Từ (1) và (3) -> Cây thứ nhất có Kg Aabb ,KH quả đỏ, dẹt.

Sơ đồ lai :

F1 ✘ cây thứ nhất : AabB ✘ Aabb

* F1 lai với cây thứ hai :

-Tương tự, ta thấy tỉ lệ ở đời con là xấp xỉ 3:3:1:1

- Xét tính trạng màu quả :

Quả đỏ : quả vàng = (180+61):(181+60)=1:1. Phép lai Aa ✘ aa (4)

Từ (2) ,(4) suy ra cây thứ 2 có Kg aaBb ,KH quả vàng, tròn .

Sơ đồ lai :

F1 lai vs cây thứ hai : AaBb ✖aaBb

Bài 9:

* Vì theo đề bài, mỗi gen quy định 1 tính trạng nên bài này tuân theo quy luật phân li độc lập.

* Xét TH 3:

Đỏ: 100%

Kép/ đơn= 1198:399= 3:1

=> Kép trội hoàn toàn so vs đơn.

* Xét TH5:

Đỏ/tím= (597+602): (204+197) = 3:1

Kép/đơn= (597+204):(602+197)=1:1

=> Đỏ trội hoàn toàn so vs tím.

* Quy ước gen:

A: đỏ ; a:tím ; B:kép ;b:đơn

* TH1: Đỏ,kép:100%

=> A-B- 100%

Đỏ : 100% => Các TH: AA (đỏ) x AA(đỏ) ; AA(đỏ) x Aa(đỏ) ; AA(đỏ) x aa(tím)

Kép : 100% => Các TH: BB (kép) x BB(kép) ; BB(kép) x Bb(kép) ; BB(kép) x bb(đơn)

=> Tổng hợp lại có những TH phép lai:

- PL1: AABB(đỏ,kép) x AABB(đỏ,kép)

- PL2: AABB(đỏ,kép) x AaBB(đỏ,kép)

- PL3: AABB(đỏ,kép) x aabb(đỏ,kép)

-PL4:AABB(đỏ,kép) x AaBb(đỏ,kép)

- PL5: AABB(đỏ kép) x AABb (đỏ,kép)

- PL6: AABB(đỏ,kép) x AAbb(đỏ,đơn)

- PL7: AABB (đỏ,kép) x aaBB(tím,kép)

- PL8: AABB(đỏ,kép) x aaBb(tím,kép)

- PL9: AABB(đỏ,kép) x Aabb(đỏ,đơn)

* TH2:

- Đỏ/tím= (102+97):(103+98)= 1:1

=> Tỉ lệ phép lai phân tích: Aa (đỏ) x aa(tím)

- Kép/đơn= (102+103):(97+98)=1:1

=> Tỉ lệ phép lai phân tích : Bb (kép) x bb(đơn)

=> Tổng hợp , TH2 ở P có thể có các phép lai sau:

- PL1: AaBb (đỏ, kép) x aabb(tím, đơn)

- PL2: Aabb(đỏ, đơn) x aaBb (tím,kép)

* TH3:

- Đỏ: 100%

=> Có thể vào các TH sau: AA(đỏ) x AA(đỏ) ; AA(đỏ) x Aa(đỏ) ; AA (đỏ) x aa(tím)

- Kép/đơn= Kép/ đơn= 1198:399= 3:1

=> Kết quả phép lai phân tính của Menđen: Bb(kép) x Bb(kép)

=> TH3 có P có thể rơi vào những phép lai sau:

- PL1: AABb(đỏ, kép) x AABb(đỏ,kép)

- PL2: AABb(đỏ,kép) x AaBb(đỏ,kép)

- PL3: AABb(đỏ,kép) x aaBb(tím,kép)

* TH4:

Đỏ/ tím = 995:1005= 1:1

=> Kết quả phép lai phân tích: Aa (đỏ) x aa(tím)

Kép: 100%

=> Có thể rơi vào những phép lai sau: BB(kép) x BB(kép) ; BB(kép) x Bb(kép) ; BB(kép) x bb(đơn)

=> Tổng hợp lại, TH4 ở P có thể rơi vào những PL sau:

- PL1: AaBB(đỏ,kép) x aaBB(tím,kép)

- PL2: AaBB(đỏ,kép) x aaBb(tím,kép)

- PL3: AaBB(đỏ,kép) x aabb(tím,đơn)

- PL4: AaBb(đỏ,kép) x aaBB(tím,kép)

-PL5:Aabb(đỏ,đơn) x aaBB(tím,kép)

* TH5:

Đỏ/tím= (597+602): (204+197) = 3:1

=> Kết quả phép lai phân tính : Aa (đỏ) x Aa (đỏ)

Kép/đơn= (597+204):(602+197)=1:1

=> Kết quả phép lai phân tích: Bb (kép) x bb(đơn)

=> TH5 chắc chắn là phép lai: AaBb(đỏ,kép) x Aabb(đỏ,đơn)

=> Tìm cây chung trong P của cả 5 TH:

AaBb(đỏ,kép) Aabb(đỏ,đơn)
TH1
TH2
TH3 Không
TH4
TH5

=> AaBb(đỏ,kép) là cái chung cho 5TH.

= > Phép lai chính xác:

TH1: AABB(đỏ, kép) x AaBb(đỏ kép)

=> Cây I là AABB(đỏ,kép)

TH2:AaBb (đỏ, kép) x aabb(tím, đơn)

=> Cây II là aabb(tím,đơn)

TH3: AABb(đỏ,kép) x AaBb(đỏ,kép)

=> Cây III là AABb(đỏ,kép)

TH4: AaBb(đỏ,kép) x aaBB(tím,kép)

=> Cây IV là aaBB (tím,kép)

TH5:AaBb(đỏ,kép) x Aabb(đỏ,đơn)

=> Cây V là Aabb(đỏ,đơn)

19 tháng 8 2017

- Quy ước: Gen A - lông đen, gen a - lông trắng. Gen B - cánh dài, gen b - cánh ngắn.

a. Pt/c: Lông đen, cánh dài (AABB) x lông trắng, cánh ngắn (aabb)

GP: ---------------------AB -------------------------------------ab

F1: 100% AaBb (lông đen, cánh dài).

F1 x F1: AaBb x AaBb

GF1: AB; Ab; aB; ab

F2: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb

=> TLKH: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB-:1aabb

gồm 9đen, dài: 3 đen, ngắn: 3 trắng, dài: 1 trắng, ngắn

19 tháng 8 2017

b. F1 x P: AaBb x AABB ------------> F2: 1AABB: 1AaBB: 1AABb: 1AaBb (100% A-B- : long đen, dài).

F1 lai phân tích: AaBb x aabb -------> F1: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb

21 tháng 5 2016

Mỗi học sinh cần:

 + Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng
 + Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên như: trồng cây ;bảo vệ cây;không xả rác bừa bãi, nhưng phải nâng cao ý thức học sinh về vấn đề này. 

21 tháng 5 2016

- Bản thân ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ thiên nhiên như: 

 +Trồng cây gây rừng trên những vùng đất trống, đồi trọc.

 + Tăng cường công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.

 + Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

 + Luân canh hợp lí.

 + Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp có năng suất cao.

- Tuyên truyền với người thân, bạn bè, láng giềng có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.