Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.
- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.
- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.
- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch
Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nahf thơ.
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch
+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác
+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ
- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt
+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng
- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:
+ Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao
+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi
+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay
- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý
+ Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.
→ Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.
Tham khảo :
Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng trong suốt thế kỉ XVI đối với các tập đoàn phong kiến mà ông còn là một nhà thơ lớn của dân tộc với những vần thơ mang cảm hứng thế sự và những triết lí về nhân sinh, xã hội. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm giúp ta hiểu rõ hơn về ông - một nhân cách chính trực thanh cao, coi thường danh lợi nhưng vẫn nặng lòng với thời cuộc với đất nước. Nhàn là quan điểm chính của bài thơ, nhàn có nghĩa là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. Tư tưởng “nhàn” được thể hiện qua cách xuất -xử; hành – tàng của tầng lớp Nho sĩ trước thời cuộc, họ thường gửi gắm vào thiên nhiên tâm sự của bản thân về thế sự. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn là một nội dung lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ: “ Một mai một quốc một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” Với cách sử dụng số đếm và” một” rất linh hoạt kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê như mai, cuốc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Tác giả đã liệt kê ra hàng loạt những đồ dùng cùng biện pháp điệp từ "một" đã làm ta thấy rõ ràng hơn những sự đơn giản của tác giả khi ở quê, công việc luôn gắn liền với các đồ dùng quen thuộc. Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan của tác giả. “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao ” Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ 'Ta dại- Người khôn". Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi. Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị. Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. “Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” Không chỉ giản dị trong các dụng cụ mà ngay cả món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,..... Cuộc sống sinh hoạt của ông cũng rất giản dị, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường. Phép đối kết hợp liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng. Lối sống của tác giả hiện lên là một lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên. “ Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Trong hai câu cuối tác giả đã sử dụng điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống,/ Phú quý tựa chiêm bao. Nhìn xem là biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý. Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường. Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Để thể hiện được quan điểm của mình tác giả đã sử dụng nhịp thơ chậm, thong thả, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, linh hoạt đẫ thể hiện được rõ quan điểm "nhàn" . Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị. Nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống .
Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:
- Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
- Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh
- Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
→ Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
→ Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
- Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.
- Không gian ấy phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc, cô quạnh của tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Trãi.
Chọn đáp án: C