Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình rất vui vì có người lạ hiểu mình về việc quay trở lại trường học :
Mình thấy rất vui vì có nhiều trai đẹp trong trường từ lp 6 đến 9 .
Mình thấy hãm hãm mấy bọn con trai hay giơ ngón giữa , điều đấy làm mình ghét họ hơn .
Mình chọ ý kiến 2 , cho xin .
Mình chọn đáp án 1 : Em cảm thấy vui vì em đã bước vào một năm học mới đầy niềm vui và bất ngờ.
Đáp án 1 là Liệt kê thực tế!
Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.
Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó.
Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ dối với nó. Sau khi Thoóc-tơn chết, nó rời bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.
Trong đoạn trích, nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào đời sống “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
Qua cách miêu tả và kể chuyện, ta thấy nhà văn chủ yếu muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm yêu thương của con chó Bấc đối với người chủ giàu lòng nhân ái.
Ở đoạn thứ nhất, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ là chủ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:
Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ. Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.
Mức độ tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn lại hoàn toàn khác những tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.
Với con chó Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng: Các ông chủ trước chăm sóc nó chỉ là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (trông nhà hoặc kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng) chứ không thực sự yêu thương nó.
Trước hết, ta hãy xem tình cảm của Thoóc-tơn đôi với con chó Bấc.
Thoóc-tơn đối xử với bầy chó của anh như thể chúng là con cái của anh vậy. Riêng đối với Bấc, trong ý nghĩ và trong tình cảm, dường như anh không coi nó chỉ là một con chó, mà còn là một người bạn thân thiết:
Con người này đã cứu sống nó đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là (tầm phào), điều mà cả anh và chúng đều thích thú.
Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những tiếng rửa rú ri bên tai ấy và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi ca thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động…
Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện rõ rệt nhất khi anh kêu lên, trân trọng: Trời đất ! Đằng ấy hình như biết nói đấy ! Anh coi Bấc như một người bạn tri âm, tri kỉ.
Trong đoạn văn này, mục đích chủ yếu của Lân-đơn là tập trung miêu tả những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Trước đó, nhà văn kể về tình cảm của Thoóc-tơn đối với bầy chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc nói riêng, nhằm nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà con chó Bấc dành cho anh. Không phải đối với bất cứ ông chủ nào con chó Bấc cũng yêu quý như với Thoóc-tơn vì Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ riêng Thoóc- tơn là có lòng nhân từ với nó.
Đọc những dòng miêu tả Bấc, chúng ta sẽ thấy tài quan sát và sự hiểu biết của nhà văn đối với loài chó:
Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cán lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu. Và cùng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.
Lân-đơn có những nhận xét tinh tế, tỉ mỉ khi miêu tả từng con chó trong bầy chó kéo xe. Những biểu hiện tình cảm của chúng là đặc điểm chung của loài chó nhưng nhà văn chú trọng đến nét riêng của mỗi con để làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó khác trong bầy.
Bấc có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc-tơn. Có lúc nó bày tỏ thái độ âu yếm qua những cái cắn vờ hoặc theo sát Thoóc-tơn không rời một bước : Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn dồn những biểu hiện ấy. Khác với cô ả Xơ-kít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thooc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về, cũng khác với Ních thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối của Thoóc-tơn, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài.
Tình cảm của con chó Bấc được tác giả miêu tả cụ thể và tinh tế. Nhà văn không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu của La Phông-ten trong thơ ngụ ngôn. Lúc muốn bày tỏ tình cảm với chủ, họng nó chỉ rung lên những âm thanh không thốt nên lời… Thoóc-tơn cảm thấy Bấc hầu như biết nói và anh thấu hiểu thế giới tâm hồn phong phú của nó:
Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy…, Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy…, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực…
Nhà văn kể rằng: Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh. Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gán bó lâu dài. Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây.
Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…
Đoạn văn trên vừa phản ánh trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa nói lên tình yêu thương loài vật của ông. Điều mà ông muốn nhắn gửi tới chúng ta là hãy hết lòng thương yêu loài vật, nhất là những loài vật có nghĩa, có tình
Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.
Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó.
Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ dối với nó. Sau khi Thoóc-tơn chết, nó rời bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.
Trong đoạn trích, nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào đời sống “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
Bài văn được chia làm ba phần.
Phần một. Từ đầu đến… mói khơi dậy lên được: Quan hệ của Bấc đối với gia đình chủ cũ.
Phần hai. Tiếp đến… hầu như biết nói đấy! Tình cảm yêu mên của Thoóe-tơn đối với Bấc.
Phần ba. Đoạn còn lại: Tình cảm gắn bó của Bấc đối với Thoóc-tơn,
Qua cách miêu tả và kể chuyện, ta thấy nhà văn chủ yếu muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm yêu thương của con chó Bấc đối với người chủ giàu lòng nhân ái.
Ở đoạn thứ nhất, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ là chủ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:
Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ. Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.
Mức độ tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn lại hoàn toàn khác những tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.
Với con chó Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng: Các ông chủ trước chăm sóc nó chỉ là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (trông nhà hoặc kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng) chứ không thực sự yêu thương nó.
Trước hết, ta hãy xem tình cảm của Thoóc-tơn đôi với con chó Bấc.
Thoóc-tơn đối xử với bầy chó của anh như thể chúng là con cái của anh vậy. Riêng đối với Bấc, trong ý nghĩ và trong tình cảm, dường như anh không coi nó chỉ là một con chó, mà còn là một người bạn thân thiết.
Con người này đã cứu sống nó đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là (tầm phào), điều mà cả anh và chúng đều thích thú.
Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những tiếng rửa rú ri bên tai ấy và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi ca thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động…
Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện rõ rệt nhất khi anh kêu lên, trân trọng: Trời đất! Đằng ấy hình như biết nói đấy! Anh coi Bấc như một người bạn tri âm, tri kỉ.
Trong đoạn văn này, mục đích chủ yếu của Lân-đơn là tập trung miêu tả những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Trước đó, nhà văn kể về tình cảm của Thoóc-tơn đối với bầy chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc nói riêng, nhằm nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà con chó Bấc dành cho anh. Không phải đối với bất cứ ông chủ nào con chó Bấc cũng yêu quý như với Thoóc-tơn vì Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ riêng Thoóc- tơn là có lòng nhân từ với nó.
Đọc những dòng miêu tả Bấc, chúng ta sẽ thấy tài quan sát và sự hiểu biết của nhà văn đối với loài chó:
Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cán lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu. Và cùng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.
Lân-đơn có những nhận xét tinh tế, tỉ mỉ khi miêu tả từng con chó trong bầy chó kéo xe. Những biểu hiện tình cảm của chúng là đặc điểm chung của loài chó nhưng nhà văn chú trọng đến nét riêng của mỗi con để làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó khác trong bầy.
Bấc có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc-tơn. Có lúc nó bày tỏ thái độ âu yếm qua những cái cắn vờ hoặc theo sát Thoóc-tơn không rời một bước : Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn dồn những biểu hiện ấy. Khác với cô ả Xơ-kít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thooc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về, cũng khác với Ních thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối của Thoóc-tơn, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài.
Tình cảm của con chó Bấc được tác giả miêu tả cụ thể và tinh tế. Nhà văn không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu của La Phông-ten trong thơ ngụ ngôn. Lúc muốn bày tỏ tình cảm với chủ, họng nó chỉ rung lên những âm thanh không thốt nên lời… Thoóc-tơn cảm thấy Bấc hầu như biết nói và anh thấu hiểu thế giới tâm hồn phong phú của nó:
Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy…, Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy…, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực…
Nhà văn kể rằng: Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh. Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gán bó lâu dài. Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây.
Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…
Đoạn văn trên vừa phản ánh trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa nói lên tình yêu thương loài vật của ông. Điều mà ông muốn nhắn gửi tới chúng ta là hãy hết lòng thương yêu loài vật, nhất là những loài vật có nghĩa, có tình.
Đối với mỗi người chắc hẳn có những thứ vô cùng thiêng liêng, quý giá mà không có gì có thể thay thế được. Và với tôi cũng thế, hai tiếng “ngôi trường” mỗi khi nhắc đến là lại làm tôi nhớ về ngôi trường cấp hai thân yêu ngày nào. Nơi đây đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, dạy tôi biết yêu thương, biết sẻ chia. Hôm nay cũng là một dịp đặc biệt ngày nhà giáo Việt Nam tôi có cơ hội được về trường thăm lại thầy cô giáo năm xưa sau hai mươi năm xa cách. Giờ đây trong lòng tôi lại trào lên cảm xúc lâng lâng khó tả.
Vừa về đến nhà, tôi đi xe dạo quanh con xóm nhỏ để ngắm nhìn quê hương mình xem có gì thay đổi nhiều không nhưng không hiểu tại sao tôi lại dừng chân trước cổng trường cấp hai năm xưa, ngôi trường mà tôi đã gắn bó trong suốt bốn năm trời với bao kỉ niệm vui buồn thời học sinh. Trước mắt tôi là một ngôi trường khang trang rộng lớn. Cánh cổng trường được thay bằng cánh cổng đẹp hơn, to hơn và sơn màu rất sang trọng. Trên cánh cổng ấy là chiếc biển màu xanh với dòng chữ màu đỏ “TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH” rất nổi bật. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới hoàn toàn khác so với trước đây. Đó là một ngôi trường khang trang, rộng lớn với ba dãy nhà ba tầng được xây theo hình chữ U với rất nhiều các phòng học, phòng chức năng. Sân trường rộng lớn được trồng nhiều cây và bồn hoa. Đứng giữa khung cảnh nơi đây làm tôi có cảm giác rất gần gũi, có thể hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên nơi đây. Trên các cây cao còn có những con chim làm tổ nên dễ dàng có thể nghe thấy tiếng chim hót bất cứ lúc nào. Sân trường còn có một sân cỏ rộng để các bạn nam có thể chơi đá bóng sau mỗi giờ học. Vì hôm nay là ngày 20-11 nên không khí trường vô cùng sôi nổi, có những lớp đang thi văn nghệ, có những lớp lại đang thi thể thao nên nó làm tôi như sống lại những phút giây khi mình còn là học sinh của trường. Sải bước trên sân trường, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh nơi đây mà tôi không kìm được lòng mình. Chính tại sân trường này tôi đã cùng bạn bè mình chơi đùa sau những giờ học căng thẳng- thật vui biết bao.
Tôi bước đến dãy nhà nơi lớp tôi đã từng học ở đó. Vẫn là lớp 9A như ngày nào nhưng giờ đây đã được sửa sang lại, được trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho học tập của các em học sinh.Nhìn vào trong lớp, nhìn vào chỗ mà tôi đã từng ngồi. Ôi bao nhiêu kỉ niệm về trường, về lớp, về bạn bè thầy cô trong tôi ùa về. Nhớ khi xưa lũ học trò tinh nghịch chúng tôi thường lén lút mang đồ ăn vặt vào trong lớp để ăn bất chấp sự nghiêm cấm của nhà trường. Nhưng nếu là học sinh mà không cảm nhận một lần việc ăn vặt trong giờ thì thật là đáng tiếc. Và tôi nhớ có một lần khi trường lẫn còn là những dãy nhà cấp bốn lợp ngói lâu năm đã có nhiều chỗ thủng. Mỗi độ trời mưa to là chúng tôi có cảm giác được chứng kiến cảnh những giọt mưa rơi xuống lớp học, ướt hết cả sách vở. Nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ cuộc bởi chúng tôi hiểu được giá trị thực sự của học tập trong cuộc sống này. Thế là những lúc như thế cô trò chỉ nhìn nhau cười rồi lại tiếp tục bài học còn đang dang dở. Nghĩ lại mà thấy thời học sinh của mình vừa vui mà vừa buồn nhưng nó sẽ gắn bó với chúng tôi suốt cuộc đời này. Ngôi trường thân yêu ấy đã giúp tôi trở thành một con người biết suy nghĩ, biết cảm nhận mọi thứ xung quanh.
Hướng tầm mắt ra xa thì tôi lại bắt gặp hình ảnh rất đỗi quen thuộc. À đó là cô Yến- cô giáo chủ nhiệm của tôi hồi lớp chín. Tiến lại gần chào cô mà tôi nhận ra cô đã xuất hiện nhiều vết chân chim hơn, có nhiều nếp nhăn hơn mà tôi thấy mình có lỗi quá vì bấy lâu nay vì bận công việc mà tôi không thu xếp thời gian để về thăm cô. Cô nhìn tôi một hồi lâu rồi mới nhận ra bởi đã hai mươi năm rồi còn gì- một khoảng thời gian đủ dài để mọi thứ thay đổi. Tôi cùng cô ôn lại những kỉ niệm năm xưa, chia sẻ cho cô nghe những gì tôi đã làm được và cô cũng rất vui khi thấy học trò của mình trưởng thành và thành đạt. Không khí ngày hôm ấy thật khác lạ có một cái gì đó khó diễn tả thành lời. Và cuối cùng bừng lên giai điệu của bài hát ‘ Nhớ ơn thầy cô’ mà trong lòng tôi cũng thầm nghĩ: “Cảm ơn thầy cô, cảm ơn mái trường thân yêu này.”
Một ngày trôi qua thật nhanh, cuộc chia tay lại bắt đầu mà tôi thì lại không muốn điều đó xảy ra một chút nào. Ngôi trường cấp hai thân yêu ấy sẽ mãi trong lòng tôi ,nó giống như một bảo vật quý giá trong tôi mà tôi sẽ không bao giờ quên. Và còn bạn, ngôi trường của bạn sau hai mươi năm sẽ như thế nào?
Giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những cố gắng không ngừng nghỉ để phát triển nền giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong thời đại hiện nay thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Tình trạng này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chất lượng giáo dục
Trung thực là đức tính cao quý của con người. Thiếu trung thực là làm không đúng, không thành thực trong suy nghĩ và hành động của bản thân, có thái độ lừa gạt, gian dối. Trong thi cử thiếu trung thực là gian lận, có những hành động sai trái, chị coi trọng điểm số mà bỏ qua kiến thức thực, không đúng với khả năng của bản thân. Một trong những biểu hiện của thái độ đó là quay cóp trong khi làm bài kiểm tra và trong các kì thi, nhằm mục đích đạt được điểm số như mong muốn dù đó không phải là thực lực.
Không phải tự nhiên mà thiếu trung thực lại trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong thi cử. Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử đầu tiên phải kể đến từ chính bản thân của mỗi học sinh. Do lười học, trên lớp không chú ý nghe giảng về nhà lại không luyện tập để rèn luyện kiến thức, nhưng muốn đạt điểm cao thành tích tốt cho nên lựa chọn gian lận. Cũng có những người chăm chỉ học hành nhưng không tự tin vào kiến thức của bản thân, lo lắng mình sẽ làm không tốt nên phụ thuộc vào sách vở dẫn đến quay cóp trong thi cử.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan có cả nguyên nhân khách quan. Cha mẹ đôi khi kỳ vọng quá nhiều vào con cái, muốn mong muốn con mình giỏi giang, gây áp lực học hành cho chúng. Không muốn cha mẹ phải thất vọng, thậm sợ hãi bởi những hình phạt của cha mẹ khi đạt điểm kém, nhiều học sinh phải oằn mình để gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ dù không phải ai cũng thông minh sẵn tính trời. Một số môi trường coi trọng thành tích, gây áp lực lớn cho học sinh khiến các em hành động gian lận để đạt được chỉ tiêu như đã đề ra.
Vấn nạn đó trở nên phổ biến mà nhiều người không hề để ý đến tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Thiếu trung thực trong thi cử khiến cho người học không có kiến thức khi bước vào đời. Những bài kiểm tra bài thi là thời điểm để đánh giá lại kiến thức mình đã học được, nhìn nhận lại năng lực của bản thân để biết được lỗ hổng kiến thức. Từ đó có biện pháp khắc phục để để cải thiện và nâng cao. Nhưng khi đã gian lận, thành tích đạt được không phải là thành tích thật người học sẽ không biết được mình đang ở trình độ nào. Gian lận một lần trót lọt có thể có những lần sau, dần dần trở thành một thói quen đáng sợ. Người gian lận quá lâu sẽ trở thành người không trung thực trong tiềm thức, từ gian lận trong thi cử có thể dẫn tới gian lận trong công việc và cuộc sống sau này. Nhưng những hành động gian lận sớm muộn cũng sẽ bị vạch trần, khi đó mọi người sẽ quay lưng lên án gay gắt. Hậu quả nghiêm trọng không thể tưởng tượng nổi.
Gian lận cho ra những thành tích giả khiến cho nhiều người dễ bi quan về năng lực của bản thân. Bởi lẽ dù họ cố gắng bao nhiêu cũng lùi lại phía sau của những người gian lận. Không những thế những tấm bằng giả có thể cướp đi cơ hội việc làm của những người có kiến thức thật, dẫn đến những câu chuyện xót xa sau này. Xã hội dần dần sẽ bị xâm chiếm bởi sự gian lận lừa dối, ngành giáo dục của đất nước sẽ đi xuống, và rồi tương lai của xã hội tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?
Hiện thực đó đặt ra một vấn đề mà tất cả chúng ta cần chung tay. Làm thế nào để đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng thiếu trung thực trong thi cử? Đầu tiên xuất phát từ mỗi cá nhân những người học. Trong quá trình học tập phải luôn cố gắng học với thái độ nghiêm túc tích cực. Tự tin với kiến thức mình đã học được thoát ra khỏi cuốn sách quyển vở trong giờ kiểm tra. hãy xác định mục đích của việc học là xây dựng cho tương lai sau này mà không phải vì điểm số vì thành tích nhất thời. Đặc biệt tất cả mọi người phải kiên quyết chống bệnh thành tích, trân trọng nhân tài thực sự. Đồng thời ở mỗi nhà trường tổ chức cần khen thưởng động viên kịp thời những đối tượng những tấm gương trong vấn đề Đạt bỏ tiêu cực giáo dục hiện nay. Gia đình nhà trường phải quan tâm Thực sự đến nỗi thế hệ học sinh, không đặt nặng và gây áp lực thành tích để con em mình được thoải mái học tập.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp hàng đầu và dài lâu, là mối quan tâm không phải của riêng ai mà là của cộng đồng. mỗi cá nhân cần có ý thức để xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, phát triển tương lai con người và đất nước sau này.
Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có bạn, nhiều thì vài trăm hoặc hơn nữa, ít thì cũng có được vài người bạn được xem là chí cốt, chí thân. Có lẽ chẳng có ai trên đời này mà không có bạn cả, mối quan hệ giữa ta và bạn, thứ tình cảm giữa ta và bạn được gọi bằng hai từ rất đơn giản là "tình bạn". Nhưng liệu có mấy ai thực sự thấm thía và biết rằng hai chữ ấy thật quý giá biết nhường nào. Xin nhấn mạnh một điều "tình bạn" ở đây không phải là kiểu bạn bè xã giao, quen biết sơ sài, mà là những người bạn chân chính, tri kỷ có một vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Trong muôn ngàn các mối quan hệ trên đời, tình bạn là mối quan hệ thật đặc biệt, không xuất phát từ sự rung động của con tim như tình yêu, không có mối dây ruột thịt như tình thân, nhưng tình bạn lại dường như tổng hòa của các thứ tình cảm trên đời. Hai con người gặp nhau, rồi vì vài cuộc nói chuyện hợp ý, vì vài sở thích chung bỗng dưng trở thành bạn lúc nào không hay. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của một tình bạn, để có thể duy trì tình bạn ấy thật lâu thì trước hết ta cần đối xử với nhau thật chân thành. Chân thành nghĩa là thành thật với nhau, tình cảm xuất phát từ chân tâm, từ đáy lòng, sẵn sàng trao niềm tin vào bạn bè, tuyệt đối không nghi kỵ hay ngoài mặt nói một kiểu trong dạ lại có suy nghĩ khác đi. Đó là đeo mặt nạ để kết bạn, những hành vi như vậy thật khó để có một tình bạn lâu dài. Có những thứ cơ bản như thế thì bạn chơi với chúng ta mới đủ niềm tin để mở lòng, để tiếp nhận tình cảm từ chúng ta và sẵn sàng chia sẻ những tâm tư tình cảm của họ cho chúng ta được biết. Người ta thường nói câu "Có qua có lại mới toại lòng nhau", nên có một số người thường bảo rằng, tại sao bản thân họ luôn phải mở lòng trước, luôn phải hy sinh nhiều hơn, còn người bạn của họ thường đáp lại sau. Đó thực sự cũng chưa đúng lắm, bởi cái bạn nhìn thấy chỉ là vẻ bề ngoài của sự việc, còn sâu xa như thế nào khó có thể biết được. Mà chung quy, trong một tình bạn mà ngay từ lúc ban đầu đã có những suy tính thiệt hơn như vậy thì thật sự không ổn. Nên nói đi cũng phải nói lại, chỉ có sự chân thành mới là cơ sở của một tình bạn vững bền và lâu dài, những thứ khác chỉ là thứ yếu mà thôi.
Cũng chớ nhầm tưởng giữa việc cùng chí hướng sở thích, với việc cùng ghen ghét, đem chuyện nói xấu, tiết lộ bí mật của một người thứ ba ra làm cầu nối của tình bạn ấy. Tình bạn thật sự chỉ xuất phát từ chính những suy nghĩ, những niềm rung cảm đồng điệu từ tâm hồn, chứ chẳng phải là từ một câu chuyện bàn tán về một người không liên quan. Biết đâu được nay họ nói với ta, mai kia họ lại đi kể xấu ta với kẻ khác, người hay đưa chuyện mồm năm miệng mười như vậy cũng khó có thể làm bạn lâu dài. Ai có thể đủ tin tưởng tâm sự chuyện riêng tư cho một người như thế chứ? Vậy nên trước muốn có một tình bạn chân thành thì phải biết tu tâm dưỡng tính cho thật tốt, nếu ta đã tốt rồi thì ắt xuất hiện một người bạn chân thành đến với ta.
Một tình bạn gắn bó tri kỷ, thì chẳng khác nào tình thân ruột thịt cả, đó sẽ là người thay cha mẹ họ hàng, ở bên ta lúc ta khổ đau, bất hạnh, họ sẽ là người đầu tiên đến bên ta nếu như người thân của ta chưa tới kịp. Phải công nhận một điều rằng, bạn thân là một khái niệm rất mơ hồ và rất rộng, chúng ta sẵn sàng chia sẻ những thứ tình cảm sâu kín nhất của bản thân cho bạn của chúng ta, nhưng chưa chắc đã dám nói với cha mẹ, với người yêu. Có lẽ khi ở cùng bạn ta đã dẹp hết cái tự trọng, cái nỗi xấu hổ hoặc sợ hãi để tự lột trần bản thân chăng? Ở cùng bạn, ta sẵn sàng lộ ra những khuyết điểm xấu xí, những góc khuất trong tâm hồn, vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau chắc bạn thân ta sẽ là người biết đầu tiên. Mà một điều đặc biệt khiến ta có xu hướng muốn tâm sự và dựa dẫm vào bạn bè hơn là người thân là bởi bạn thường dễ thông cảm và ít áp đặt hơn, trên hết họ có cùng lứa tuổi, cùng suy nghĩ và cũng dễ dàng tha thứ hơn cả. Ở bên những người bạn tốt thật sự, con người sẽ ít hoặc không cảm thấy áp lực, tuy nhiên nói thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của gia đình, gia đình vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân.
Ông bà ta có câu "Học thầy không tày học bạn", đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, có thể thấy từ xa xưa con người ta đã ý thức về tình bạn một cách rất thâm thúy. Bạn vừa là bạn cũng lại vừa là thầy, bạn sẽ dạy cho ta những thứ mà thầy không thể dạy được, dạy ta chơi, dạy ta vui vẻ, dạy ta biết thế nào là sự tuyệt vời khi có bạn tốt ở bên, bạn nếu giỏi hơn ta bạn có thể chỉ dạy ta mà không nề hà khoảng cách, tôn ti. Thế đấy!
Nói đến đến chữ "tin", không chỉ riêng tình bạn, mà trong bất cứ mối quan hệ nào thì việc tin tưởng lẫn nhau là điều tối cần thiết, ta tin bạn, ngược lại bạn cũng tin ta, chính điều ấy đã xóa bỏ mọi sự phòng bị, khoảng cách, khiến chúng ta mở rộng lòng mình hơn. Chúng ta sẵn sàng dang rộng đôi tay giúp đỡ bạn mình khi nó gặp trắc trở khó khăn, thậm chí bạn ta bị cả thế giới chỉ trích thì ta vẫn không đổi dời mà một lòng che chở, tin tưởng bạn, bởi so ra thì chỉ có ta biết nhiều nhất, hiểu bạn nhiều nhất, những kẻ ưa đâm thọc thì chỉ giỏi làm người khác tổn thương bằng những lời nói vô tình mà thôi. Nếu những lúc như thế ta bỏ bạn mà đi thì chẳng khác nào phản bội, bất nghĩa, vô tình ta đã tự hạ thấp nhân cách của bản thân mà không hề biết. Chơi với nhau kỵ nhất là tính ghen tị, ích kỷ hẹp hòi, nếu có tính ấy sớm muộn gì tình bạn cũng phải tan vỡ. Nếu đã xác định đó là người ta tin tưởng và yêu thương như những người thân trong gia đình, thì niềm vui hay nỗi buồn của họ cũng chính là của ta, bằng không đó chẳng phải là tình bạn thật sự nữa, bởi mang tiếng bạn mà chẳng đoái hoài tới nhau thì là kiểu bạn gì đây, bạn qua đường, hay là bạn có phúc cùng hưởng nhưng có họa thì thân ai nấy giữ?
Thêm vào đó, ta chơi với bạn nên và chỉ nên là vì những mục đích trong sáng, tốt đẹp, vì một mối quan hệ gắn bó cùng san sẻ vui buồn. Chớ đừng vì chút lợi nhỏ, vì lợi dụng bạn bè, hay vụ lợi về cho bản thân mình mà nỡ lòng phá hủy một tình bạn vốn trong sáng, vô tư. Người ta thường hay nhắc nhở, càng thân thiết thì lại càng phải rạch ròi lợi ích, có thế tình bạn mới lâu bền, nhưng điều đó chỉ dành cho những đôi bạn chưa thực sự tin tưởng nhau mà thôi, còn đã tin tưởng nhau rồi thì người ta lại chẳng để ý đến vài chuyện cỏn con như vậy, bạn mới là quan trọng. Bởi chẳng dễ dàng gì mà ta tìm được một người bạn hợp tính, thân thiết.
Với bạn, ta phải biết bao dung, chia sẻ, giúp đỡ đó là điều đương nhiên, nhưng không phải vì thế mà ta mù quáng bao che cho bạn cả những việc làm xấu. Chơi với bạn nhưng không có nghĩa là trở thành đồng lõa, dung túng cho bạn mắc sai lầm, thậm chí là cổ vũ bạn. Chúng ta cần phải biết quan sát và khuyên ngăn bạn đúng lúc, đúng nơi. Nhưng cũng phải thật nhẹ nhàng khéo léo, chớ đừng nóng giận mất khôn, lớn tiếng chỉ trích, điều đó chỉ làm mối quan hệ giữa ta và bạn trở nên căng thẳng, đã không khuyên giả được bạn thì chớ lại còn khiến bạn thêm bối rối mệt mỏi, thì thật không nên.
Khi bạn chúng ta thành công hay làm tốt một việc gì đó thì lời khen, lời cổ vũ là không thể thiếu và ngược lại khi bạn thất bại nản chí thì phải tìm cách kéo tinh thần bạn lên. Hãy tìm cách chia sẻ, giảm bớt nỗi chán chường của bạn, hãy là một người bạn lắng nghe tuyệt vời nhất và cũng là người biết thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn của bạn nhất.
Tựu chung lại, tình bạn là một thứ tình cảm tuyệt vời, đưa dắt ta đi qua những năm tháng tuổi trẻ bồng bột, bầu bạn với ta lúc ta tuổi đã xế chiều, chân mỏi mắt mờ. Có một người bạn tri kỷ thì cuộc đời đã đủ mãn nguyện, đủ hạnh phúc. Tôi vẫn thường rất ngưỡng mộ tình bạn tri kỷ của Bá Nha và Tử Kỳ, họ chẳng phân biệt xuất thân, tầng lớp, thân thiết kính trọng nhau đều vì một tình yêu âm nhạc. Tử Kỳ mắc bệnh qua đời, Bá Nha đập đàn vào đá, vì nghĩ từ nay trở đi chẳng còn người tri kỷ hiểu tiếng đàn của ông nữa. Niềm xót thương và trân trọng ấy ở đời mấy người có được? Thế nên mỗi người trong chúng ta hãy có một người bạn tri kỷ, sống mà không có bạn bè thì đó là một cuộc sống nhàm chán và vô vị đến chừng nào, chẳng khác gì ở đồng bằng mà như ở nơi thâm sơn cùng cốc.
Đáp án B
Tiếng gọi nơi hoang dã