K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

− Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế − xã hội của nước ta.

− Phát huy những thế mạnh (về đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) và khắc phục những hạn chế vốn có (thiếu nước về mùa khô; diện tích đất phèn, đất mặn lớn…) của đồng bằng.

− Thực trạng suy thoái về môi trường và tài nguyên của vùng (Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, môi trường bị suy thoái do việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thủy sản cộng thêm với cháy rừng vào mùa khô; hiện tượng lở đất ven sông phổ biến; đất bị nhiễm phàn và mặn…).

28 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

− Diện tích lớn, bình quân đất đầu người 0,15 ha.

− Dải đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu thâm canh lúa, trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Nhờ thủy lợi và cải tạo đất, nên đã mở rộng diện tích đất canh tác, biến ruộng 1 vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Nhiều diện tích đất mới bồi ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển nuôi trồng tủy sản.

25 tháng 11 2018

Vì:

   - Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

   - Để phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn có của đồng bằng.

   - Môi trường và tài nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước sự suy thoái (Một trong những dẫn chứng là: việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thuỷ sản cộng thêm với cháy rừng vào mùa khô làm cho tài nguyên thiên nhiên suy giảm, môi trường bị suy thoái).

31 tháng 3 2017

+ Vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta
– Đây là vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta, góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước và cho xuất khẩu.
– Có sản lượng lương thực lên đến 18 triệu tấn (chiếm 1/2 cả nước), bình quân lương thực trên đầu người hơn 1000 kg (gấp 2,4 lần cả nước), sản lượng thủy sản đạt 1,44 triệu tấn (chiếm hơn 60% cả nước).
– Mỗi năm đóng góp trên 4 triệu tấn gạo và hàng vạn tấn thực phẩm tôm, cá, thịt lợn cho xuất khẩu. Đang dẫn đầu cả nước về chăn nuôi vịt, trồng mía và trồng cây ăn quả.
+ Lịch sử phát triển của vùng trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp quá sớm nên việc sử dụng, cải tạo tự nhiên của vùng là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực KT quan trọng của đất nước.
+ Nhằm phát huy những lợi thế về tự nhiên của vùng (Nội dung trên)
+ Nhằm khắc phục những lợi thế về tự nhiên của vùng (Nội dung trên)
+ Do chiến tranh và khai thác không hợp lí cho nên tài nguyên của vàng bị suy giảm nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm:
– Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, nguồn tôm cá, sinh vật lưỡng cư bị suy giảm đến mức báo động.
– Môi trường, nhất là môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
+ Sự mất cân đối giữa tiềm năng và hiện thực : Là vùng giàu tiềm năng nhưng kinh tế lại chậm phát triển, cơ sở vật chất còn nghèo, đời sông người dân còn khó khăn, thiên tai còn thường xuyên gây ra những tổn thất lớn cho đời sống và sản xuất.
=>Lịch sử phát triển trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp sớm như Đồng bằng sông Hồng. Việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.

31 tháng 3 2017

Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì các lí do chủ yếu sau đây:

- Vai trò đặc biệt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

- Để phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn có của đồng bằng.

- Môi trường và tài nguyên của vùng đang đứng trước sự suy thoái. Chẳng hạn, việc phá rừng ngập mặn để đất nuôi thủy sản (tôm, cá,...) đã làm môi trường vùng ven biển bị suy thoái.



13 tháng 1 2017

HƯỚNG DẪN

− Diện tích tự nhiên hơn 4 triệu ha, trong đó khoảng 3 triệu ha sử dụng vào mục đích nông nghiệp (chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước).

− Diện tích trồng lúa chiếm trên 50% diện tích trồng lúa của cả nước.

− Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa dọc sông Tiền, sông Hậu.

− Khí hậu có tính chất cận Xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

− Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệp trồng lúa, năng động.

− Bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật (hệ thống thủy lợi, cơ sở tạo giống, dịch vụ bảo vệ thực vật, công nghiệp xây xát…).

− Các nguyên nhân khác (chính sách khuyến nông, nhu cầu về gạo ở trong nước và xuất khẩu…).

18 tháng 2 2019

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Mật độ cao, phân bố không đều.

- Phân hoá:

+ Nội vùng: trung tâm dọc sông Tiền, Hậu với Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam.

+ Giữa các tỉnh và trong một tỉnh, giữa thành thị và nông thôn...

b) Giải thích: Chịu tác động của nhiều nhân tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội).

1 tháng 9 2023

Tham khảo

- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.

- Mật độ dân số cao nhất nước ta.

+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).

+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.

- Phân bố dân cư không đều.

+ Trong toàn vùng:

· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).

· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.

+ Giữa đô thị và nông thôn:

· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.

· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.

8 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

− Địa hình thấp (2 – 3m so với mực nước biển), ba mặt giáp biển, thủy triều xâm nhập sâu vào đồng bằng.

− Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; nguồn nước cung cấp chủ yếu ở sông Mê Công, là sông lớn có phần thượng lưu và phần lớn chiều dài trung lưu chảy qua nhiều nước ở trong khu vực.

− Đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy tạo điều kiện cho việc xảy ra các hiện tượng tự nhiên do biến đối khí hậu gây ra như: xâm nhập mặn, khô hạn, sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển…

− Kinh tế khu vực chủ yếu là nông nghiệp, nhất là lúa và thủy sản, có tính phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (đất, khí hậu, nguồn nước…) nên càng chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

5 tháng 11 2018

-Mật độ dân số trung bình là 407 người/ k m 2 (năm 2002), nhưng phân bố không đồng đều

-Ven sông Tiền và sông Hậu

+Là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình từ 501 - 1.000 người/ k m 2

+Vì có đất phù sa sông màu mỡ, được khai thác từ lâu và đã tiến hành thâm canh lúa,..

+Đây cũng là nơi tập trung nhiều thị xã, thị trấn, giao thông vận tải phát triển

-Phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/ k m 2 , vì có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên)

-Phần lớn bán đảo Cà Mau

+Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/ k m 2

+Do đầm lầy và đất mặn

-Phần còn lại

+Mật độ dân số từ 101 - 500 người/ k m 2

+Là khu vực có độ cao trung bình, đất phèn là chủ yếu.

28 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng về tự nhiên

− Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700km đường bờ biển.

− Có các ngư trường với trữ lượng cá lớn.

− Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng vùng bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

− Có 1500 km sông ngòi, kênh rạch chằng chịu có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

b) Thực trạng

− Sản lượng thủy sản dẫn đầu cả nước (hơn 1/2 sản lượng của cả nước).

− Là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta; trong những năm gần đây phát triển mạnh việc nuôi cá, tôm và tăng cường xuất khẩu.

− Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản là Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

− Diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng.

− Chú ý việc bảo vệ môi trường sinh thái.

31 tháng 3 2017

- Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Nếu thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Vì vậy, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để rửa phèn, rửa mặn trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Vì lũ lớn sẽ làm cho các vùng đất thấp trũng bị ngập nước trong thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Do đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông vượt lũ, quy hoạch lại các khu dân cư....



31 tháng 3 2017

+ Nước ngọt : Là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long vì dẫn đến thiếu nước, sản xuất và sinh hoạt khó khăn, làm tăng đất phèn, đất mặn, rừng dễ bị cháy …

Do đó cần phải :
– Khai thác nguồn nước ngầm.
– Khai thác nguồn nước ngọt trên sông Tiền và sông Hậu để thau chua rữa mặn cho vùng Đông Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bằng kênh Hồng Ngự và Vĩnh Tế.
– Chia ruộng thành các ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế để luân phiên rửa cho đất.
– Đưa các giống lúa chịu được phèn, được mặn vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.
+ Vấn đề rừng : Diện tích bị giảm do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp (trồng lúa, cây công nghiệp), phát triển nuôi tôm và cháy rừng. Do đó cần phải :
– Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
– Rừng phải được bảo vệ trong mọi dự án khai thác.
– Có thể khai thác một ít rừng ngập mặn ở Tây Nam để sản xuất.
– Thực hiện nông – lâm – ngư kết hợp.
+ Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người.
– Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao.
– Kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
+ Đối với vùng biển : Hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
+ Trong đời sống nhân dân: Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.