K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2019

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.

b) Trong các câu ghép còn lại, nếu tách các vế câu thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đứng cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu.

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

1
12 tháng 11 2018

Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi "giãy nảy", "liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc", "u bán con thật đấy ư?"

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

1. Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?

1
4 tháng 6 2017

Câu in đậm "con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi" hàm ý: từ hôm sau con không được ăn ở nhà

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài

Vì phải bán đứa con đứt ruột đẻ ra nên chị Dậu không thể cất lời nói thẳng, chị nói hàm ý để giấu và tránh đi điều đau lòng đó.

18 tháng 12 2016

Ở bài Bếp lửa thì người cháu luôn nhớ về quá khứ, nhớ về những kỉ niệm về bà dù đã đi xa.

Còn ở bài Ánh trăng thì lại quên mất quá khứ đẹp đẽ thời xưa.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“...Ý  chí, nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Các con phải nghĩ rằng khó khăn cho ta kinh nghiệm, nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí, nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người dám đương...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“...Ý  chí, nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Các con phải nghĩ rằng khó khăn cho ta kinh nghiệm, nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí, nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn, gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn...”

(Trích bức thư của thầy Nguyễn Văn Đằng – Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn, Trực Ninh, Nam Địnhgửi  các học trò, giáo viên và phụ huynh khi ngôi trường vừa có 61 thầy cô và học sinh phải cách ly tập trung, toàn bộ hoạt động của nhà trường phải tạm dừng để triển khai biện pháp phòng dịch.)

Câu1:  Xác định phương thức biểu đạt chính.của đoạn trích? Vì sao?

Câu 2:Theo tác giả ý chí nghị lực là gì? Trong hoàn cảnh nào ý chí nghị lực càng được hình thành và phát triển?

Câu 3: Từ đoạn trích em thấy biểu hiện của người có ý chí nghị lực là gì?

Câu 4: Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài,em học được gì qua đoạn thư trên? Viết đoạn văn khoảng 7-8 câu trình bày theo cách tổng phân hợp. Trong đó có 1 câu gnhi vấn.

1

Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu “có chí thì nên” cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu “Tôi có ý chí” thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ?

Ký ức tuổi thơCuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập...
Đọc tiếp

Ký ức tuổi thơ

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

 

2
20 tháng 2 2022

hay đó mik, ủng hộ

15 tháng 8 2024

giống tôi =))) best friend . 

[That's one thing I'm bad at, crazy, ''hahaha, nothing, nothing, nothing and nothing ''=))))]

 

[Je pensais que c'était un accident, le "passé" était toujours au-dessus de ma tête]=))) chỉ là một quá khứ=)))
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới: Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới:

Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác thật khó tả.Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi.Hát Quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ,truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sàng bước vào trận đấu.

Khi đi học tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ.Bây giờ hát lại,trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt.Đó là niềm tự hào về tình yêu quê hương,đất nước.Xem xong trận bóng đá,con tôi lại hỏi:''Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba?Để con cùng ba mẹ hát Quốc ca''.

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2:Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát Quốc ca Việt Nam?

Câu 3:Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả hát theo khi Quốc ca Việt Nam vang lên.

Câu 4:Em có nhận xét gì về thực trạng hát Quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay?

1
20 tháng 11 2016

câu 4 viết thành 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu

 

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào? 2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy. 3.Người cha nói với con về những đức tính cao...
Đọc tiếp

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

3.Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của”người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

5.Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bừng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý:  Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài, hay các câu: “ Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương…)

1
23 tháng 1 2018

1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:

- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)

- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)

- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)

- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)

Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.

4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.