K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2019

Chọn đáp án: D

[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang...
Đọc tiếp

[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.   

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Từ văn bản, viết đoạn văn rút ra những nhiệm vụ cần làm để bảo vệ hòa bình nhân loại.

0
Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt...
Đọc tiếp

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”

Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu…”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

1
8 tháng 1 2018

1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :

a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.

b. Giải thích

– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi ->Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy -> Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.

– Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân.

c. Bàn luận

– Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân để sống có ích, đem lại niềm vui cho nhiều người và chính bản thân mình.

– Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau.

– Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng”với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.

– Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc.

– Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn đồng nghĩa với đam mê.

– Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân. ( Những người lính hi sinh bản thân mình bản vệ đất nước; những bạn trẻ đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người…); bên cạnh đó không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không biết cống hiến.

d. Bài học

– Đừng sống ích kỉ, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc để mang lại hạnh phúc cho nhiều người.

– Đừng bao giờ như ngọn nến “bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm hành động, có thể bản thân phải chịu thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

43

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

c) Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?

1
3 tháng 2 2018

c, Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian… bằng ấy tuổi đầu…”

→ Độc thoại nội tâm

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

d) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?

1
4 tháng 10 2018

d, Các hình thức đối thoại tạo không khí cho văn bản, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu, giúp nhân vật bộc lộ nội tâm.

Hình thức độc thoại, đối thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Cuối buổi chiều Huế thường trở về trong vẻ yên tỉnh lạ lùng khiến cho lòng người khách lãng du cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tỉnh này. Mùa thu gió thổi mây về cửa sông mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẩm lại trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây...
Đọc tiếp

Cuối buổi chiều Huế thường trở về trong vẻ yên tỉnh lạ lùng khiến cho lòng người khách lãng du cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tỉnh này. Mùa thu gió thổi mây về cửa sông mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẩm lại trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rở của bầu trời buổi chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối xuống hẳn đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống người ta vẫn còn thấy những mảng sắc đỏ mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẫm của nó. Phố ít ngươi con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. Xa xa một vài cô gái hình như có thói quen chọn giờ ấy để đạp xe đi chơi loáng thoáng một vòng trên những cón đường phố chợt vắng.

   Phía bên sông xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn thủy ngân bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tỉnh của buổi chiều cũng chấm dứt. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

3
14 tháng 6 2018

không có câu hỏi?...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

16 tháng 6 2018

Tìm và xác định Chủ Ngữ trong mỗi câu và cho biết cấu trúc của mỗi câu?

                                                                                                Đề tựaCon người - một sinh vật sống có độ thông minh vào độ bậc nhất trên thế giới. Từ hàng trăm triệu măn về trước con người đã có mặt trên thế giới, sinh sôi, nảy nở, phát triển không ngừng. Con người được sinh ra do đâu? chẳng ai nói rõ được cả, ở một số...
Đọc tiếp

                                                                                                Đề tựa

Con người - một sinh vật sống có độ thông minh vào độ bậc nhất trên thế giới. Từ hàng trăm triệu măn về trước con người đã có mặt trên thế giới, sinh sôi, nảy nở, phát triển không ngừng. Con người được sinh ra do đâu? chẳng ai nói rõ được cả, ở một số nước người ta có nhiều thuyết về loài người như nữ Oa sinh ra vạn vật của trung quốc, adam và eva của Phương Tây hay gần với chúng ta nhất là Lạc Long Quân và Âu Cơ của Việt Nam. Mỗi chúng ta sinh ra đều có ý chí riêng, đều có khái niệm riêng. Nhưng hiện tại, chúng ta cũng chẳng cần suy nghĩ nhiều đến những thứ đó làm gì cả. Chúng ta vẫn sống, vẫn phát triển trong một thế hệ mới, thời đại công nghệ 4.0 mọi người đều vui vẻ lo toan cho cuộc sống sau này chứ chẳng mấy ai buồn nghĩ về việc quá khứ về lịch sử làm gì cả.

Dù chưa rõ về nguồn gốc của con người nhưng mỗi người chúng ta đều nhận được một sự quan tâm, chăm sóc người đó là ai? Không ai khác ngoài bố mẹ của chúng ta cả. Bố mẹ cũng được sinh ra như chúng ta, cũng có bố mẹ như chúng ta, cũng có những người để chúng ta kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc khi về già. Có người hết mực quan tâm cha mẹ ngày ngày bên cạnh chăm sóc. Nhưng cũng có người không bao giờ quan tâm để ý đến cha mẹ của mình mà chạy theo xu hướng ý để bắt kịp thời thế làm cho gia đình buồn khổ, bố mẹ cũng vậy có những người coi con như thiên thần vậy, nhưng cũng có những người mới sinh con ra đã vứt con hay đánh đập con mình 1 cách tàn nhẫn.Nhưng đấy cũng chỉ là 1 phần nhỏ trong cái xa hội văn minh hơn 6 tỉ người này. Tôi muốn kể về 1 câu truyện tình cảm gia đình, nói đúng hơn là kể về sự sinh ra, lớn lên và trưởng thành của đứa trẻ Nguyễn Phi Hoàng  đáng thương, ngây dại mà cũng rất tinh cảm và ngỗ nghịch.

LÀ 1 CÂU TRUYỆN MÌNH TỰ VIẾT PHẦN TIẾP THEO VẪN ĐANG VIẾT NẾU CÁC BẠN MUỐN ĐỌC TIẾP THÌ BÌNH LUẬN NHÉ

2

CHUOWNG1 ĐANG VIẾT ĐẾN TUẦN SAU SẼ CÓ NHA

Bài làm

~ Viết đi. ~
@ Vx có người đọc mà @
# Học tốt #

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.

1
21 tháng 9 2019

b, Câu “Hà, nắng gớm. về nào… “ không phải là đối thoại vì không ông tự nói với chính bản thân mình, không có ai tham gia vào lượt lời của ông

- Câu nói của người đàn bà tản cư: cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!... mỗi đứa một nhát! không hướng tới đối tượng nào, không có lượt lời đáp lại

→ Đây là độc thoại

Độc thoại được thể hiện thành tiếng, với hình thức có dấu gạch đầu dòng “chúng bay ăn miếng cơm hay… nhục nhã thế này!”

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: - Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để. - Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào: - Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:

- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.

- Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:

- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

(Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr165, 166)

Câu 1: Giải nghĩa các từ khuân, vác được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: Phân tích các thành phần ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 3: Viết bài văn nghị luận, không quá 300 chữ, phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn văn. Qua đó, nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

59

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.